Trung Quốc quét được cả từ khóa ẩn trong ảnh để kiểm duyệt

Hệ thống kiểm duyệt rộng lớn của Trung Quốc đang sử dụng một kỹ thuật mới để loại bỏ các từ ngữ bị cấm trên internet, các chuyên gia nói với hãng tin CNN.

Theo một báo cáo mới từ SANS Internet Storm Center, một tổ chức giám sát quốc tế, hiện nay nhân viên kiểm duyệt đang quét các hình ảnh được chia sẻ trên nền tảng WeChat phổ biến tại Trung Quốc và "kéo" chúng đi nếu những chia sẻ này chứa một số từ hoặc cụm từ nhạy cảm.

trung quoc quet duoc ca tu khoa an trong anh de kiem duyet

Một số người dùng phương tiện truyền thông xã hội Trung Quốc đã bắt đầu sử dụng hình ảnh chứa các từ nhạy cảm vì những hình ảnh chứa văn bản này có thể "lách" được phần mềm kiểm duyệt ngôn ngữ. Hình ảnh khó bị lọc hơn nhiều so với văn bản vì hình ảnh thường yêu cầu người thật nhìn vào từng ảnh.

Hiện tại các nhà chức trách Trung Quốc đã tìm ra cách sử dụng máy tính để thực hiện một số công việc trên. Ông Johannes Ullrich, giám đốc của trung tâm SANS Internet Storm Center cho biết, cách tiếp cận mới sử dụng công nghệ nhận dạng ký tự quang học là "rất tinh vi" và đòi hỏi rất nhiều tài nguyên máy tính. Ullrich cho biết ông và các đồng nghiệp đã bắt đầu xem xét kỹ thuật mới trong tuần này.

Lần đầu tiên họ chú ý khi hệ thống kiểm duyệt đã cấm bức ảnh về một công thức nấu ăn sáng, phần lớn là để giải trí cho người dùng internet Trung Quốc. Hình ảnh bị cấm bởi vì trong công thức này có chứa từ "kết thúc". Trong tiếng Trung, từ "kết thúc" được phát âm giống như những từ "hoàng đế" hoặc "ngai vàng".

Những từ ngữ này trở nên nhạy cảm trong tuần này vì chúng đã từng được sử dụng để chỉ trích Chủ tịch Tập Cận Bình. Mới đây Trung Quốc đề nghị sửa đổi hiến pháp để cho phép Chủ tịch Tập Cận Bình nắm giữ quyền lực vô thời hạn, khiến các nhà bất đồng chính kiến ​​và các nhà phê bình gọi ông là "Hoàng đế Tập".

Các hình ảnh khác có những từ nhạy cảm liên quan đến ông Tập cũng bị "kéo" ra khỏi WeChat, mạng xã hội sở hữu bởi công ty công nghệ Tencent (TCEHY) của Trung Quốc.

SANS Internet Storm Center đã thử nghiệm bộ lọc mới của Trung Quốc vào đầu tuần này với danh sách 25 từ và cụm từ nhạy cảm, chẳng hạn như "sống lâu", "bất tử", "không giới hạn", v.v ... Các hình ảnh có vấn đề đã bị kiểm duyệt trên WeChat trong quá trình chúng di chuyển giữa người gửi đến người nhận. Những hình ảnh này đã không đến được với người nhận. Việc ứng dụng kỹ thuật mới này cho thấy sự hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan kiểm duyệt của chính phủ Trung Quốc và tập đoàn Tencent.

Tencent và Cục quản lý Không gian ảo của Trung Quốc đã không bình luận gì về sự việc.

Để hoạt động kinh doanh internet có lợi nhuận cao, các công ty công nghệ cao của Trung Quốc phải tuân theo các quy định của chính phủ. Các phương tiện truyền thông xã hội Mỹ như Facebook và Twitter bị chặn tại Trung Quốc.

Việc kiểm duyệt hình ảnh mới trên WeChat cũng có vẻ chỉ được tiến hành ở trong nước. SANS Internet Storm Center đã thử nghiệm nó trong một nhóm WeChat với một vài chục người dùng. Theo đó, những người dùng ở Mỹ đã nhận được và nhìn thấy hình ảnh có chứa những từ bị cấm, trong khi những người ở Trung Quốc thì không.

Tuy nhiên, chưa rõ là chính quyền Trung Quốc triển khai công nghệ này ở mức độ nào. Tại Bắc Kinh và Hồng Kông, các nhân viên CNN đã từng có thể chia sẻ hình ảnh cùng những từ nhạy cảm với nhau trên WeChat.

Dẫu vậy, bằng cách sử dụng phần mềm để quét một phần hình ảnh được gửi qua WeChat, đã thể hiện xu hướng kiểm duyệt tự động ngày càng tăng của chính phủ Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay.

Ông Ullrich nhận định: "Đây là cách sử dụng những kỹ thuật và công nghệ mới thay vì dùng sức lao động con người mà họ đã thực hiện trong quá khứ".

Sự thay đổi này là phù hợp với mục tiêu của Trung Quốc muốn trở thành một nhà lãnh đạo toàn cầu về trí tuệ nhân tạo.

Trí tuệ nhân tạo đã được một số người ca ngợi là một bước nhảy vọt trong cuộc sống của con người. Ông Ullrich cho biết ở Trung Quốc, sự phát triển của công nghệ này có thể được phục vụ cho nhiều mục đích.

chọn
Dồn dập khu công nghiệp mới
Từ đầu quý IV đến nay, hàng loạt khu công nghiệp của Viglacera, Capella Land, WHA... đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư với tổng diện tích khoảng 2.155 ha, tổng vốn gần 18.718 tỷ đồng.