Bị cáo Y Tuyến Ksơr tại phiên tòa. (Ảnh: Trang Anh). |
Chiều 30/8, TAND tỉnh Đắk Lắk tiếp tục phiên tòa hình sự xét xử bị cáo Y Tuyến Ksơr, nguyên thượng tá, nguyên Phó trưởng Phòng Cảnh sát quản lý hành chính, Công an tỉnh Đắk Lắk về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Trong phần tranh luận, vị đại diện VKS cho rằng, trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra đã sử dụng tất cả các biện pháp nghiệp vụ để thanh tra tài sản của bị cáo.
Đại diện VKS cũng tranh luận, về vấn đề bị cáo yêu cầu trả lại hồ sơ để điều tra những người liên quan và những người trong và ngoài ngành công an đã nhận tiền của bị cáo. Tuy nhiên, theo đại diện VKS do bị cáo không có giấy tờ chứng minh hay bằng chứng gì nên không có cơ sở để trả hồ sơ.
VKS cũng giữ nguyên quan điểm đề nghị tù chung thân đối với bị cáo do hành vi của bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng, vi phạm nhiều lần, không có khả năng khắc phục cho các bị hại.
Nhiều người dân có mặt tại phiên tòa mong muốn lấy lại được tiền đã đưa cho Y Tuyến. (Ảnh: Trang Anh). |
Cũng tại phiên tòa, vị đại diện luật sư của bị cáo cho rằng mức án mà VKS đưa ra là quá cao, bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ như thành khẩn khai báo, gia đình có công với cách mạng, bản thân bị cáo là thương binh, được trao tặng huân huy chương và là người có thành tích xuất sắc trong quá trình công tác.
Do đó, vị luật sư mong HĐXX xem xét, giảm nhẹ hình phạt để bị cáo nhận mức hình phạt có thời hạn. Sau khi chấp hành xong hình phạt, bị cáo có thể chi trả, bồi thường lại số tiền đã chiếm đoạt của các bị hại.
Tại phiên tòa, bị cáo cũng gửi lời xin lỗi đến các bị hại do đã làm việc thất đức và hy vọng HĐXX xem xét để bị cáo nhận mức án có thời hạn.
Cũng tại phiên tòa, bị cáo cho rằng bản thân đã đưa “tiền quà” cho rất nhiều người. Do đó, bị cáo mong muốn HĐXX chuyển hồ sơ vụ án lên Bộ công an để tránh bỏ lọt tội phạm.
Sau các ý kiến tranh luận, HĐXX quyết định kết thúc phần tranh luận, chuyển qua phần nghị án.
Bà Sáng trao đổi trong khi HĐXX tiến hành nghị án. (Ảnh: Trang Anh). |
Trong thời gian HĐXX nghị án, nhiều bị hại có mặt tại tòa mong muốn HĐXX trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung làm rõ hành vi của những người liên quan.
Ông Phan Tế (SN 1955, Thị trấn Quảng Phú, huyện Cư Mgar, tỉnh Đắk Lắk) cho biết, thông qua một người tự giới thiệu là công an mật nên biết đến Y Tuyến Ksơr có thể xin học tập và làm việc trong ngành công an.
Sau đó, ông đã thế chấp sổ đỏ vào ngân hàng vay 550 triệu đồng.
Theo ông Tế, số tiền trên ông đưa cho một người 50 triệu đồng “tiền nước”, còn lại đưa cho Y Tuyến 500 triệu đồng với hy vọng xin cho con vào làm trong ngành công an.
Tuy nhiên, sau nhiều ngày hứa hẹn vẫn chưa thấy con được đi làm nên ông Tế có đòi lại tiền, nhưng Y Tuyến không trả mà cứ hứa hẹn hết lần này đến lần khác. Sau đó, ông đã làm đơn tố cáo gửi cơ quan công an.
“Gia đình chúng tôi không có tiền trả nên vừa qua ngân hàng đã phát mãi tài sản. Giờ đây cả nhà tôi phải ra ngoài sống nên rất chật vật và khó khăn. Chúng tôi cũng mong muốn HĐXX trả hồ sơ vụ án để điều tra, làm rõ những người liên quan, tránh bỏ lọt tội phạm”, ông Tế nói.
Chủ tọa phiên tòa tuyên án. (Ảnh: Trang Anh). |
Tương tự, bà Trần Thị Sáng (tỉnh Đắk Nông) cho hay, bản thân bà cũng thông qua một người công tác trong ngành công an để đưa 380 triệu đồng cho Y Tuyến với hy vọng con được vào làm tại trường Văn Hóa 3 (tỉnh Đắk Lắk).
Theo bà Sáng, sau khi thỏa thuận bà được người giới thiệu dẫn lên phòng làm việc của Y Tuyến để đưa tiền. Tại đây bà được ông Y Tuyến viết giấy nhận tiền và thỏa thuận 4 tháng sau con bà sẽ được nhận vào làm. Sau đó, do biết mình bị lừa nên bà đã làm đơn tố cáo gửi cơ quan công an.
“Chúng tôi mong muốn cơ quan chức năng tiến hành thanh tra, kiểm tra lại tài sản của Y Tuyến chứ với tài sản vài chục triệu còn lại của bị cáo, không thấm vào đâu so với số tiền bị cáo chiếm đoạt.
Đồng thời chúng tôi cũng mong muốn HĐXX xem xét chuyển hồ sơ lên Bộ công an để điều tra, làm rõ những người liên quan. Bởi chúng tôi là dân thường nên không thể biết đến Y Tuyến mà đều được những người khác giới thiệu”, bà Sáng nói.
Kết thúc 2 ngày xét xử (29-30/8), HĐXX tuyên phạt bị cáo Y Tuyến Ksơr tù chung thân về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, đồng thời buộc bị cáo phải bồi thường khoản tiền gần 24 tỉ đồng cho 61 bị hại mà bị cáo đã chiếm đoạt.
Theo cáo trạng, trong khoảng thời gian từ tháng 5/2012 đến tháng 4/2014, Y Tuyến Ksơr giữ chức vụ Phó trưởng Phòng Kỹ thuật nghiệp vụ (PA71) và từ tháng 5/2014 đến tháng 8/2016 giữ chức vụ Phó trưởng Phòng Cảnh sát quản lý hành chính (PC64) thuộc Công an tỉnh Đắk Lắk. Tuy nhiên, trong khi giữ những chức vụ này Y Tuyến Ksơr đã đưa ra thông tin rằng có quen biết ở Bộ Công an và giới thiệu mình mang cấp hàm thượng tá có khả năng xin vào học tại các trường của ngành công an, vào công tác trong ngành công an và xin chuyển công tác từ đơn vị này đến đơn vị khác. Sau đó, Y Tuyến Ksơr đã chiếm đoạt tổng số tiền hơn 24 tỉ đồng của 62 người ở nhiều tỉnh thành khác nhau trên cả nước. Số tiền chiếm đoạt Y Tuyến Ksơr dùng một phần trả cho những người đã nhận trước đó và tiêu xài cá nhân. Còn những hồ sơ liên quan đến xin việc, xin học Y Tuyến Ksơr mang đi tiêu hủy. |
Nguyên thượng tá nhận hơn 24 tỉ đồng chạy việc: 'Bị cáo xin khai tên những người đã nhận tiền'
Tại phiên tòa, bị cáo Y Tuyến Ksơr xin HĐXX giảm nhẹ hình phạt và đề nghị được khai tên, chức vụ từng người đã ... |
Nguyên thượng tá công an lừa 24 tỉ đồng kiến nghị di lý hồ sơ vụ án lên Bộ công an
Trước toà, vị nguyên thượng tá công an cho rằng sau khi nhận tiền của bị hại, bị cáo đã “tặng quà” cho một số ... |