Câu chuyện về sự tự lập và an toàn của trẻ em Nhật | |
Bạn thuộc típ nào: Mẹ thông thái hay mẹ ấu trĩ? |
TS Văn học Diêu Lan Phương hiện đang là Giảng viên giảng dạy bộ môn Lý luận văn học tại Trường Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội. Không chỉ chuyên tâm vào công việc giảng dạy Đại học, cô còn là chủ nhiệm của CLB Ngôn Ngữ và EQ, nơi luyện tập cho các bé cấp 1 có thể sử dụng thành thạo ngôn ngữ tiếng Việt, biết cách làm văn, làm thơ, biết cách thể hiện tình cảm, cảm xúc và vốn hiểu biết của mình bằng ngôn ngữ mẹ đẻ.
Cùng trò chuyện với TS. Diêu Lan Phương để có thể có thêm lời khuyên hữu ích trong việc giáo dục con, chuẩn bị hành trang tốt nhất cho con vào lớp 1.
- Chào cô, theo cô, tiếng mẹ đẻ đóng vai trò như thế nào trong việc hình thành tư duy và phát triển nhận thức ở trẻ?
- Tiếng mẹ đẻ là đầu tiên, quan trọng. Như Mark nói “Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư duy”. Con chúng ta sinh ra ở Việt Nam, những âm thanh đầu tiên tiếp xúc sẽ là tiếng Việt. Tiếng Việt là những định hình đầu tiên về tiếng nói, tư duy, tình cảm và văn hóa của đứa trẻ. Nếu không sử dụng tốt ngôn ngữ này con sẽ bị hạn chế về các phương diện giao tiếp, tiếp thu kiến thức và phát triển tư duy trong giai đoạn đầu đời.
Cho nên, các mẹ lựa chọn thời điểm cho con bắt đầu ngôn ngữ thứ 2 lúc nào là nên căn cứ vào đứa trẻ. Cũng có thể bắt đầu từ rất sớm nếu con tiếp nhận được. Tuy nhiên, có một điều là vì mình là cô giáo dạy văn, có CLB cho các bạn nhỏ, thì nhận định chung của mình là tiếng Việt của các con đang ngày càng kém, cả viết và nói, đó là một thực tế khi chúng ta đang ngày càng bận rộn ít dành thời gian cho con, môn Tiếng Việt ở trường học thì có vẻ thiếu thực tế và hiệu quả đang… rất thấp.
TS. Diêu Lan Phương là mẹ của hai cô con gái xinh xắn. (Ảnh NVCC) |
- Trước khi vào lớp 1, các bé nên học tiếng Việt như thế nào ạ?
- Trước khi bước vào lớp 1, về tiếng Việt, chúng ta nên chuẩn bị để con sử dụng thành thục. Thực ra trước 3 tuổi càng tốt, vì chúng ta sống trong môi trường Việt ngữ điều này rất dễ dàng. Thành thục là: 1 là có đủ vốn từ đủ để giao tiếp cơ bản; 2 là diễn đạt được bằng câu; 3 là hoàn thiện về ngữ âm (không nói lắp, không ngọng…). Nếu con đã nói tốt tiếng Việt thì các mẹ sẽ yên tâm là con không mấy khi sai chính tả khi vào lớp 1 và con diễn đạt cũng sẽ tốt hơn. Yên tâm để đi lo vấn đề khác.
- Theo cô, các bậc phụ huynh cần bồi dưỡng tiếng Việt cho con như thế nào?
- Bồi dưỡng tiếng Việt cho con như thế nào. Điều này đương nhiên dễ dàng hơn tiếng Anh nhiều.
Không chỉ dạy học, cô còn truyền tình yêu tiếng Việt cho các con. (Ảnh NVCC) |
Hai cô con gái của TS. Diêu Lan Phương khi còn nhỏ. (Ảnh NVCC) |
- Theo cô, việc chọn sách cho con cần chú ý những gì?
- Về sách đọc tiếng Việt, bây giờ ra hiệu sách chắc chắn nhiều lúc chúng ta lúng túng. Với kinh nghiệm của giáo viên dạy văn (và mình đã cho sinh viên làm khá nhiều đề tài khảo sát văn học thiếu nhi, các vấn đề xuất bản, chuyển thể…), cộng thêm có 2 bạn bé 8 tuổi và 4 tuổi, mình thấy thế này: Thứ nhất, chúng ta không nên mua những cuốn chuyển thể từ truyện chữ (nhiều chữ) sang truyện tranh (ít chữ) như các tập truyện tranh Thần thoại Hy lạp, truyện cổ tích thế giới…
Đặc biệt cẩn thận với truyện cổ tích dịch vì ngôn ngữ dịch rất khó kiểm soát. Trẻ mầm non chưa nên đọc cổ tích Andecxen vì truyển cổ tích của ông chủ yếu là bi kịch và có tầm triết lý cao, nên để đến cấp 1. Sẽ có rất nhiều truyện được chuyển thể kiểu “Chú lính chì dũng cảm” nhưng nội dung, kết thúc không giống với tác phẩm của ông. Chúng ta chỉ cho con đọc nội dung chuẩn.
Góc đọc sách được cô Phương trang trí đẹp mắt. (Ảnh NVCC) |
Các đầu sách được phân loại rõ ràng. (Ảnh NVCC) |
Từng lĩnh vực được đặt ở khu vực riêng. (Ảnh NVCC) |
Tủ sách văn học. (Ảnh NVCC) |
Và đây là danh sách truyện của bạn bé và bạn lớn để các mẹ tham khảo. Vì nhà nhiều sách tiếng Việt nên con thích đọc tiếng Việt hơn, bây giờ đang khuyến khích tiếng Anh, bạn lớn mới bắt đầu đọc đến các dạng như Cinderella, Little Red Riding Hood…
• Bạn bé (3,5 tuổi):
- Bộ truyện tranh Những câu chuyện ở trang trại, Heather Amery, Stephen Cartwright, NXB Phụ nữ.
- Bộ Hành trình biến đổi (Sợi bông thích rong chơi, Nếp gạo tranh tài….), Nhiều tác giả, NXB Kim Đồng
- Bộ truyện Pauli (gồm 8 cuốn như: Paulli có em gái, Paulli bị mất đồ chơi…), Bạch Thành Công, NXB Giáo dục Việt Nam
- Đồ chơi cho Bi – nô, Vera de Bakker - Marcel van Driel, NXB Kim Đồng
- Bộ truyện Gấu trắng nhỏ (Hans de Beer), Aloha Higa, NXB Kim Đồng
- Bộ truyện về nhân vật Bu bu (như Bu bu vẽ tranh…), Tú Quỳnh, NXB Trẻ
- Bộ truyện “Ngày tôi gặp” (như Quả trứng này là của ai…), Linh Vương, NXB Kim Đồng
- Bộ “Vừa học vừa chơi” – Rèn nếp sống hay, Iginio Straffi, NXB Văn học
- Bộ “Lễ tết quê hương”, Tuệ An - Lý Minh Phúc, NXB Kim Đồng
- Bộ Gà con lon ton, Cam Vy, NXB Thanh Niên
- Bộ Rèn luyện kỹ năng (kiểu: Cún con dạo phố, Vòi nước biết khóc), Nhiều tác giả, Công ty phát hành Minh Long
- Bộ Làm quen ngôn ngữ (kiểu: Chú hươu dũng cảm, Nhà của bé….), Kato Kumiko, NXB Văn học
- Bộ truyện “Người bạn đầu tiên của tôi”, Đặng Ngọc Minh Trang, NXB Kim Đồng
- Bộ Ehon Nhật Bản 3 cuốn (Chiến công đầu tiên của bé Mi, ….), Hayashi Akiko, NXB Văn học
- Bộ Bách khoa toàn thư cho bé, NXB Kim Đồng
- Bộ “Đôi chuột nhỏ dễ thương”, Masho Midori, NXB Kim Đồng
- Bộ Chuột típ, NXB Kim Đồng
- Bộ về nhân vật thỏ Let tit, Stepanie Blake, NXB Nhã Nam
- Cái Tết của mèo con, Nhiều tác giả, NXB Văn học
- Thơ dành cho trẻ mầm non, Nhiều tác giả, NXB Hồng Bàng.
Tiếng Anh thì bạn ấy đang học Monkey Junior của Việt Nam (bạn ấy rất thích).
• Bạn lớn (8 tuổi): Bạn này thích đọc hơn bạn bé. Hiện giờ bạn ấy có thể "ngốn" 1 cuốn 200 – 300 trang/ 1 buổi. Ngoài các loại truyện tranh như bạn em lúc nhỏ, thì mấy năm nay bạn ấy đọc:
- Hết các loại cổ tích: thế giới, Việt Nam, Andecxen, Các nàng công chúa…
- Ngụ ngôn Aesop, Aesop, NXB Nhã Nam
- Thần thoại Hy lạp (bản nhiều chữ), Nguyễn Văn Khỏa biên dịch, NXB Văn học
- Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, Nguyễn Ngọc Thuần, NXB Trẻ
- Một thiên nằm mộng, Nguyễn Ngọc Thuần, NXB Trẻ
- Những giấc mơ của thỏ Bi li, Thân Phương Thu, NXB Trẻ
- Những truyện ngắn hay viết cho thiếu nhi của Nguyên Hồng, Võ Quảng, Trần Hoài Dương, Nguyễn Kiên….
- Các tập truyện của Vũ Hùng (Con cu li của tôi, Ngụa hoang đồng cỏ), NXB Kim Đồng
- Chuyện hoa chuyện quả của Phạm Hổ, NXB Kim Đồng
- Dế mèn phiêu lưu ký, Tô Hoài, NXB Văn học
- Thơ Trần Đăng Khoa, Trần Đăng Khoa, NXB Văn học
- Thơ Xuân Quỳnh, Xuân Quỳnh, NXB Văn học
- Voi Cà chua và chim sẻ Susu, Phương Hoa - Hoài Thu, NXB Trẻ
- Mít đặc và các bạn, Ni co lai Nô Xốp, NXB Văn học
- Bác sĩ Aibolit, NXB Văn hoá Thông tin
- Rất nhiều truyện của Roald Dahd (như Hươu cao cổ chim bồ nông và tôi, Sáclie và nhà máy Sôcola…)
- Kít kít bùm bùm, Ian Fleming, NXB Kim Đồng
- Bộ Chuyện xóm gà, Christian Heinrick, NXB Mỹ Thuật
- Bộ Khỉ zozo hiếu kỳ, H.A.Rey, NXB Mỹ Thuật
- Bốn mùa của mẹ cây, Nhiều tác giả, NXB Kim Đồng
- Vũ điệu của mưa, Nhiều tác giả, NXB Kim Đồng
- Tôt tô chan cô bé bên cửa sổ, Kuroyanagi Tetsuco, NXB Văn học
- Cả bộ sách của nhà anh Đỗ Nhật Nam
- Chuyện đi học ở xứ Kang gu ru, Như Mai - Quỳnh Như, NXB Kim Đồng
- Pipi tất dài, Astrid Lindgren, NXB Kim Đồng
- Chuyện con mèo dạy hải âu bay, Luis Sepulveda, NXB Hội Nhà văn...
10 nguyên tắc dạy con của bố mẹ thông thái
Bố mẹ thông thái không so sánh con với trẻ con, không dọa dẫm con, cho con được tự do nhưng là tự do trong ... |
‘Bí kíp’ của mẹ 4 con nuôi con nhàn tênh mà không hề nheo nhóc
Khi biết chị Nga sắp đón bé thứ 4 chào đời, nhiều người nhìn chị e ngại và hỏi 'không sợ nheo nhóc, tội con ... |
Lối sống 07:57 | 15/03/2019
Lối sống 09:53 | 10/08/2018
Lối sống 07:18 | 10/08/2018
Lối sống 22:00 | 09/08/2018
Lối sống 03:12 | 09/08/2018
Lối sống 22:00 | 08/08/2018
Lối sống 11:00 | 08/08/2018
Lối sống 23:00 | 29/07/2018