Tự đẻ tại nhà, nguy hiểm cho mẹ và con thế nào?

Mang thai và sinh đẻ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ nên ông bà ta mới có câu “chửa là cửa mả”. Để đảm bảo an toàn cho mẹ và con, trong quá trình mang thai và sinh nở, chị em nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám, chăm sóc và theo dõi.

Mới đây, một bà mẹ ở Hưng Yên chia sẻ trên mạng xã hội là tự sinh con tại nhà mà không cần bà đỡ. Theo đó, người mẹ này cho biết đã ăn chay trong suốt thai kỳ. Đến khi chuyển dạ, mẹ tự sinh con tại nhà mà không có sự hỗ trợ của bác sĩ hay bà đỡ, da

Mới đây, một bà mẹ ở Hưng Yên chia sẻ trên mạng xã hội là tự sinh con tại nhà mà không cần bà đỡ. Theo đó, người mẹ này cho biết đã ăn chay trong suốt thai kỳ. Đến khi chuyển dạ, mẹ tự sinh con tại nhà mà không có sự hỗ trợ của bác sĩ hay bà đỡ, da kề da với bé trong suốt 4 giờ sau sinh. Em bé không chích ngừa sau sinh. Đặc biệt, mẹ không cắt dây rốn cho con ngay mà để nhau thai gắn với cơ thể bé cho đến khi dây rốn tự rụng. 6 ngày sau, dây rốn của bé đã tự rụng. Sau khi thông tin một bà mẹ chia sẻ phương pháp tự đẻ tại nhà, Bộ Y tế và nhiều chuyên gia đã lên tiếng. Cũng bởi, phương pháp này tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy hiểm cho cả mẹ và con. TS Nguyễn Duy Ánh, Giám đốc BV Phụ sản Hà Nội cho biết, mang thai, sinh nở là thiên chức đặc biệt của người phụ nữ. Tuy nhiên, quá trình này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ. Vì thế, ông bà ta mới có câu “chửa là cửa mả”.

tu de tai nha nguy hiem cho me va con the nao

Khi sinh chị em nên đến cơ sở y tế để được chăm sóc tốt nhất.

Khi "vượt cạn", người mẹ phải gắng sức nhiều, có những cơn co tử cung. Tuy nhiên, những cơn co tử cung có lúc yếu, dẫn đến cuộc đẻ dài, nguy cơ nhiễm trùng cao, hoặc nếu co quá mạnh, vỡ cả tử cung. Trong quá trình này rất cần sự hỗ trợ của nhân viên y tế.

Điều mong chờ nhất của gia đình là “mẹ tròn, con vuông”. Tuy nhiên, trong quá trình đẻ, các vấn đề về nước ối, dây nhau… cũng có thể có diễn biến bất thường. Ối có thể vỡ sau khi cạn, có thể bóp chặt em bé, bé sẽ không thở được, tuần hoàn không còn, có thể suy hô hấp.

Sau sinh, sản phụ có thể bị băng huyết, máu chảy xối xả. Nếu không cấp cứu kịp thời thì có thể tử vong chỉ sau vài phút. Ngoài ra, sau cuộc đẻ còn liên quan nhiễm trùng sau đẻ, nếu không có sự hỗ trợ của thầy thuốc, y tế, người mẹ sau này có thể sa sinh dục…

Còn theo PGS.TS Vũ Bá Quyết, Giám đốc BV Phụ sản TƯ, việc sinh đẻ luôn có những tình huống xảy ra bất ngờ. Ví dụ như mất tim thai, sa dây rốn tự nhiên, tắc mạch ối, môi trường kém vệ sinh, bệnh nhân không được theo dõi thai kỳ cẩn thận sẽ càng nguy hiểm dẫn đến suy tim cấp, tiền sản giật, mất nhiều máu, băng huyết.

Nếu chẳng may xảy ra những tai biến ấy, chỉ có ở tại cơ sở y tế mới có thể cấp cứu kịp thời, xử trí nhanh chóng và có các trang bị thiết bị hỗ trợ cứu cả mẹ và con. Còn nếu đẻ tại nhà, các trang thiết bị không có, không có nữ hộ sinh hỗ trợ thì khi xảy ra những tai biến như vậy sẽ không xử lý kịp, nếu đưa đến BV cũng không kịp. Lúc đó, có hối hận cũng đã muộn.

“Trong quá trình mang thai, chị em nên đi khám định kỳ theo hướng dẫn của thầy thuốc. Khi sinh, chị em nên đến các cơ sở y tế để được chăm sóc tốt nhất và nếu chẳng may có biến chứng, các bác sĩ sẽ xử lý kịp thời, đảm bảo mẹ tròn con vuông”, bác sĩ Quyết nói.

Bạo hành y tế, ai thiệt thòi nhất?

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.