Từ việc đề nghị xem xét tội danh của ca sĩ Châu Việt Cường: 'Vô ý làm chết người' và 'giết người' khác nhau điểm gì?

Việc cơ quan điều tra xác định và khởi tố điều tra Châu Việt Cường về tội danh gì (hiện nay là tội "vô ý làm chết người") là thuộc thẩm quyền và theo nhận thức, đánh giá tại thời điểm khởi tố, căn cứ vào những thông tin, kết quả xác minh bước đầu.

Ngày 12/10, Công an quận Ba Đình (Hà Nội) cho biết đã chuyển hồ sơ sang VKS quận này đề nghị truy tố Nguyễn Việt Cường (tức ca sĩ Châu Việt Cường) về tội Vô ý làm chết người, theo điều 128 Bộ Luật hình sự 2015 và Phạm Đức Thế về tội Tàng trữ trái phép chất ma túy, theo điều 249.

Tuy nhiên, VKSND quận Ba Đình sau khi nghiên cứu đã trả lại hồ sơ vì cho rằng hành vi của Cường có dấu hiệu của giết người.

Vụ án hiện được Công an quận điều tra bổ sung.

Ngáo đá làm chết người: tội "vô ý làm chết người" hay tội "giết người"?

tu viec de nghi xem xe t la i to i danh cua ca si chau viet cuong vo y lam chet nguoi va giet nguoi khac nhau diem gi
Hiện cơ quan công an đã ra quyết định hởi tố bị can đối với ca sĩ Châu Việt Cường.

Việc cơ quan điều tra xác định và khởi tố điều tra Châu Việt Cường về tội danh gì (hiện nay là tội "vô ý làm chết người") là thuộc thẩm quyền và theo nhận thức, đánh giá tại thời điểm khởi tố, căn cứ vào những thông tin, kết quả xác minh bước đầu.

Trong quá trình điều tra, truy tố hay có thể là ở giai đoạn xét xử (là các giai đoạn tố tụng của một vụ án hình sự), có thể sẽ có sự thay đổi, chẳng hạn từ tội danh "vô ý làm chết người" thành tội danh "giết người". Đây là điều bình thường, phù hợp với quy định của pháp luật. Vấn đề quan trọng nhất cần phải giải quyết là: phải truy tố và kết tội bị can về tội danh đúng với bản chất, sự thật khách quan của sự việc. Không làm tăng nặng, nhưng cũng không "bỏ lọt" tính chất nguy hiểm của hành vi.

Trên thực tế, đã có rất nhiều vụ án có sự thay đổi về tội danh. Điều này phụ thuộc vào kết quả điều tra cuối cùng, việc đánh giá chứng cứ và cả quan điểm, nhận thức chủ quan của những người tiến hành tố tụng (điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán xét xử).

Cho tới thời điểm hiện tại, chúng ta đã xác định được:

- Khách thể: là tính mạng của chị H. đã bị xâm hại. Đây là dấu hiệu của các tội về xâm phạm tính mạng con người - quy định trong Bộ luật hình sự. Trong đó có 2 tội danh "vô ý làm chết người" và "giết người" bước đầu xác định là phù hợp nhất.

- Về mặt khách quan: là những dấu hiệu của hành vi phạm tội. Ở đây chính là việc bị can Châu Việt Cường nhét tỏi vào miệng chị H., là nguyên nhân trực tiếp gây ra cái chết. Bản thân Châu Việt Cường cũng đã thừa nhận (kể lại) và phù hợp với lời khai của các nhân chứng.

- Về mặt chủ thể: là người thực hiện hành vi phạm tội. Trong vụ án này, hiện nay Châu Việt Cường đã thừa nhận là mình. Lời khai của các nhân chứng cũng vậy.

Cả 3 yếu tố trên đều có thể là những yếu tố/dấu hiệu cấu thành của tội "giết người" hoặc "vô ý làm chết người". Do vậy, yếu tố cuối cùng và cũng là quan trọng nhất: mặt chủ quan.

Trong trường hợp phạm tội giết người, người thực hiện hành vi có lỗi cố ý đối với hậu quả chết người. Nghĩa là họ nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra và mong muốn hậu quả đó xảy ra hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc hậu quả đó xảy ra.

Sự hình thành ý thức của người có hành vi giết người có thể được biểu hiện theo một trong ba dạng sau:

+) Trước khi thực hiện hành vi nguy hiểm đến tính mạng người khác, người phạm tội thấy trước được hậu quả chết người tất yếu xảy ra và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra. Biểu hiện ý thức này ra bên ngoài thường được biểu hiện bằng những hành vi như: chuẩn bị hung khí (phương tiện), điều tra theo dõi mọi hoạt động của người định giết, chuẩn bị những điều kiện, thủ đoạn để che giấu tội phạm...

+) Trước khi có hành vi nguy hiểm đến tính mạng người khác, người phạm tội chỉ nhận thức được hậu quả chết người có thể xảy ra chứ không chắc chắn nhất định xảy ra vì người phạm tội chưa tin vào hành vi của mình nhất định sẽ gây ra hậu quả chết người. Bản thân người phạm tội cũng rất mong muốn cho hậu quả xảy ra, nhưng họ lại không tin một cách chắc chắn rằng hậu quả ắt xảy ra.

+) Trước khi thực hiện hành vi nguy hiểm đến tính mạng của người khác, người phạm tội cũng chỉ thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra tuy không mong muốn hậu quả chết người xảy ra, nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra, hậu quả xảy ra người phạm tội cũng chấp nhận.

Vô ý làm chết người là trường hợp người phạm tội tuy thấy hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được hoặc người phạm tội không thấy hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó và hậu quả là làm người chết. Hành vi có thể được thực hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động.

Những hành vi hành động có thể kể đến như việc trêu chọc một người quá mức dẫn đến hậu quả chết người xảy ra, do cẩu thả trong việc thực hiện công việc khiến cho người khác tử nạn ví dụ như cưa hoặc chặt cây khiến cây đổ vào người khác… Hành vi vô ý làm chết người cũng có thể diễn ra dưới dạng không hành động, tức là không làm việc mà bản thân cần làm để giúp đỡ một người khiến cho họ bị chết.

Về ý thức chủ quan của người phạm tội và đây cũng là dấu hiệu đặc trưng để phân biệt giữa tội vô ý làm chết người với tội giết người. Đó là lỗi của người phạm tội, người phạm tội vô ý làm chết người thực hiện hành vi của mình dưới hình thức lỗi do vô ý bao gồm cả vô ý vì cẩu thả và vô ý vì quá tự tin.

Trong khoa học pháp lý hình sự, có hai hình thức lỗi cơ bản nêu trên được xác định trong các trường hợp phạm tội vô ý. Đối với tội vô ý làm chết người cũng tương tự, sẽ có 2 hình thức lỗi :

Vô ý vì cẩu thả là trường hợp do cẩu thả mà người phạm tội không thấy trước khả năng gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước hoặc có thể thấy trước. Tiêu chuẩn để xác định một người phải thấy trước và có thể thấy trước được hậu quả nguy hiểm cho xã hội là căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể lúc xảy ra sự việc, một người bình thường cũng có thể thấy trước; ngoài ra còn phải căn cứ vào độ tuổi, trình độ nhận thức, trình độ văn hoá, tay nghề.v.v…

Vô ý vì quá tự tin là trường hợp người phạm tội thấy trước được hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội, nhưng tin rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được, nhưng hậu quả đó vẫn xảy ra.

tu viec de nghi xem xe t la i to i danh cua ca si chau viet cuong vo y lam chet nguoi va giet nguoi khac nhau diem gi Viện kiểm sát xin ý kiến các ban ngành chuyên môn thống nhất về tội danh của ca sĩ Châu Việt Cường

Một đại diện Công an quận Ba Đình (Hà Nội) cho biết, sau khi nghiên cứu hồ sơ, VKSND quận Ba Đình đã phải xin ...

tu viec de nghi xem xe t la i to i danh cua ca si chau viet cuong vo y lam chet nguoi va giet nguoi khac nhau diem gi Sau vụ án Châu Việt Cường, Vượng Râu 'vén màn' sự thật giới showbiz

Khi dư luận chưa hết hoang mang vì ca sĩ Châu Việt Cường sử dụng ma túy đá và khiến một cô gái trẻ tử ...

tu viec de nghi xem xe t la i to i danh cua ca si chau viet cuong vo y lam chet nguoi va giet nguoi khac nhau diem gi Khởi tố bị can với ca sĩ Châu Việt Cường về tội 'Vô ý làm chết người'

Hiện cơ quan công an quận Ba Đình (Hà Nội) đã ra quyết định khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam đối ...

Độc giả có vướng mắc về pháp lý xin gửi yêu cầu hoặc đề nghị tư vấn qua Email: thuandx@vietnammoi.vn

Ngoài ra độc giả tham khảo kiến thức luật tại đây!

Lưu ý: Những tư vấn theo đề nghị của người gửi câu hỏi qua Email, nội dung trả lời có giá trị tham khảo, phổ biến kiến thức, không dùng làm tài liệu tố tụng.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.