Từ ý tưởng mua đồ chơi chữa tăng động, nam sinh kiếm gần 8 tỷ trong 6 tháng

Phát hiện một sản phẩm đồ chơi đang được sản xuất và bán ở quy mô nhỏ, chàng trai 17 tuổi nảy ra ý tưởng nhanh chóng và kiếm dễ dàng 350.000 USD (gần 8 tỷ đồng) cùng bạn học.

Mới đây, đồ chơi Fidget Spinner (con quay xả stress) đã tạo nên một cơn sốt ở Mỹ và lan ra nhiều nước khác. Có người thích, có người ghét nhưng hai cậu học sinh trung học 17 tuổi Allan Maman và Cooper Weiss thực sự đã tạo nên một "cơn bão".

Từ đi mua đồ chơi chữa tăng động

Mới 17 tuổi nhưng 2 học sinh này đã lập nên công ty Fidget360 kiếm tiền 350.000 USD (gần 8 tỷ) trong 6 tháng nhờ bán món đồ chơi nhỏ nhắn này.

Mọi chuyện bắt đầu từ mùa thu năm 2016, khi Allan Maman đang tìm kiếm một đồ chơi giúp cậu thoát khỏi tình trạng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD). Allan Maman đã đặt mua sản phẩm của Kickstarter nhưng không muốn chờ đợi cả tháng trời mới có hàng.

Sau đó, chàng trai này tìm thấy một sản phẩm tương tự trên Etsy gọi là "Fidget Spinner". Khi được biết những người bán lẻ spinners đang sản xuất ở quy mô nhỏ trên máy in 3D, Allan Maman đã nảy ra ý tưởng lập một công ty tự sản xuất và bán những chiếc Spinner quy mô lớn.

tu y tuong mua do choi chua tang dong nam sinh kiem gan 8 ty trong 6 thang
Maman, cùng bạn và thầy giáo dạy vật lý ở trường

Biết trường học của mình có máy in 3D cùng với kinh nghiệm kinh doanh vài thứ khác trước đó, Allan Maman quyết định sản xuất hàng loạt sản phẩm này. Nam sinh 17 tuổi đã nhờ giáo viên vật lý ở trường dạy về máy in 3D tìm những bản thiết kế và kết hợp cùng bạn Copper Weiss để thực hiện công việc kinh doanh. Nhờ máy in của trường, Allan Maman cùng bạn đã tạo ra hàng trăm chiếc Spinners.

Mặc dù chúng được bán với giá 25,99 USD nhưng ban giám hiệu của trường lại tỏ ra không hài lòng. "Lãnh đạo trường không thích việc chúng tôi kiếm được lợi nhuận từ máy in 3D của trường", Copper Weiss nói.

Quyết chí làm ra sản phẩm nhiều hơn, Allan Maman cùng bạn đã dùng tiền bán sản phẩm mua máy in 3D của riêng họ. Từ máy in 3D đầu tiên cả hai mua thêm 7 máy in khác phục vụ nhu cầu sản xuất tăng lên. Khi nhiều người mua hơn, Allan Maman và bạn đã quyết định mở cửa hàng trong tầng hầm của nhà Weiss và tiếp tục sản xuất, tăng cường tiếp thị qua mạng xã hội.

Để tăng công suất sản xuất, số lượng sản phẩm, cả 2 đã quyết định sản xuất Spinner ở một nhà máy tại Brooklyn (Newyork) và thuê thêm bạn học ở trường đảm nhận phần đóng gói sản phẩm.

Vì số sản phẩm sản xuất ra nhiều hơn nên giá Spinner từ chỗ đắt đỏ giảm giá chỉ còn 4,99 USD. Với sức hút khắp nhiều trường học, Spinner đã được các nhà bán lẻ như Wal-Mart, Tagert và Amazon để ý tới và bán tới tay người mua.

Quyết chí làm giàu

Dù bận rộn với công việc kinh doanh và việc học nhưng Copper Weiss và Allan Maman đã cố gắng cân bằng. Allan Maman cho hay, khi Copper Weiss và cậu thành lập công ty Fidget360 luôn phải làm việc tới nửa đêm mới nghỉ, bận rộn suốt ngày.

Theo Allan Maman, điều đó đòi hỏi bản thân phải chấp nhận hi sinh một phần của cuộc sống cũng như điểm ơ trường. Thậm chí có khi đi gặp cả nhà đầu tư quan trọng còn bị giáo viên phạt. Tuy nhiên, sự hi sinh đó đã đưa lại kết quả.

tu y tuong mua do choi chua tang dong nam sinh kiem gan 8 ty trong 6 thang

Nói về kế hoạch trong tương lai, Weiss và Maman cho biết sẽ bắt đầu mọi thứ từ năm nhất đại học với làm ra các chương trình, ứng dụng... để bán cho khách hàng.

Spinner là đồ chơi nhỏ gọn có thể đặt trong lòng bàn tay và giúp giải tỏa căng thẳng. Cấu tạo đơn giản chỉ gồm trục quay với ổ bi và 2-3 cánh. Cánh giúp cho spinner quay đều.

Spinner lần đầu được Hettinger sáng chế ra và sau đó nhận bằng sáng chế. Nhưng 2017 là thời điểm đánh dấu 20 năm thời hạn của bằng sáng chế hết hạn nên đồ chơi này ngay lập tức được sản xuất ồ ạt do không vướng phải yêu cầu về bản quyền. Nhiều mẫu spinner đã được tạo ra theo ý tưởng của nhiều người.

Một chủ cửa hàng ở Ohio (Mỹ) cho hay, ông đã bán đươc 20.000 chiếc spinner chỉ riêng trong tháng 4. Để đáp ứng nhu cầu của khách, ông phải đặt thêm từ đối tác sản xuất tại Trung Quốc.

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.