Dân tộc Torajan sinh sống tại đảo Sulawesi, Indonesia. Người dân nơi đây có phong tục thể hiện lòng kính trọng với người đã khuất bằng cách đào xác của tổ tiên lên, sau đó vệ sinh cơ thể và khoác lên những bộ quần áo mới thơm tho. Họ cũng không quên chụp những bức ảnh gia đình với những bộ xác này. Lễ Ma’nene, hay Ngày tắm rửa cho xác chết, được thực hiện ba năm một lần. |
Người Torajan bản địa coi đám tang là một trong những buổi lễ quan trọng nhất. Hầu hết mọi người đều tích góp tiền cả đời chỉ để tổ chức những đám tang hoàng tráng cho mình và thành viên trong gia đình. Một số đám tang kéo dài đến vài tuần hoặc vài năm để người sống có thời gian kiếm thêm tiền chi trả phí tổ chức. |
Tuy nhiên, đám tang không phải là dịp cuối cùng con cháu được nhìn thấy người đã khuất. Khi một người già trong làng mất đi, cơ thể họ sẽ được quấn trong 7 lớp vải để ngăn thối rữa. Xác chết sau đó sẽ được đào lên 3 năm một lần và diện những bộ quần áo mới khác nhau. |
Một chi tiết quan trọng khác trong lễ Ma’nene là thay thế và sửa chữa quan tài để thi thể người đã khuất không bị thối rữa. |
Dân làng tin rằng cái chết không phải kết thúc, mà một phần của cuộc sống tâm linh vẫn đang diễn ra. Đám tang được coi là dấu mốc quan trọng trong quá trình này. |
Người Torajan cho rằng linh hồn người chết sẽ luôn quay trở về ngôi làng nơi họ sinh ra. Niềm tin đã khiến nhiều người không dám rời khỏi làng vì sợ cơ thể sẽ không thể trở về làng, trong trường hợp họ không may gặp nạn. Nếu điều đó xảy ra, những người còn lại trong gia đình sẽ đến tận nơi đưa xác họ về. |
Người Torajan thường sinh sống ở những vùng núi cao hẻo lánh. Các khu vực này được các nhà truyền giáo người Hà Lan phát hiện vào những năm 1970. |