Ước mơ mang kiến thức LGBT về phố núi của chàng 10x đồng tính: 'Người ta cứ nghĩ đồng tính là khác người' |
Kể từ năm 2015 đến nay, sự hiện diện của người LGBT đã được nhiều văn bản pháp luật quy định đề cập tới. Điều này thể hiện tính nhân văn của nhà nước, đồng thời là hành động cụ thể hoá sự thừa nhận vị trí của người đồng tính, chuyển giới trong xã hội.
Dưới đây là một số văn bản pháp luật đã đề cập tới quyền của người LGBT.
1. Bộ luật Dân sự
Ngày 24/11/2015, Quốc hội đã biểu quyết thông qua toàn bộ dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi với đa số phiếu tán thành. Điểm đáng chú ý nhất Bộ luật Dân sự sửa đổi là chính thức thừa nhận quyền chuyển đổi giới tính. Đây là một bước ngoặt với cộng đồng LGBT khi lần đầu tiên luật pháp đã hợp pháp hóa việc chuyển đổi giới tính và thay đổi giấy tờ thân nhân của người chuyển giới.
Tây Hà, (chuyển giới nữ), thành viên tích cực trong quá trình vận động quyền cho người chuyển giới. |
Theo đó, Điều 37 của Bộ luật dân sự sửa đổi quy định: "Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan”.
Đến ngày 1/1/2017, Bộ luật Dân sự sửa đổi chính thức có hiệu lực thi hành.
Trước đó, quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 và Nghị định 88/2008/NĐ-CP ngày 05/08/2008 về xác định lại giới tính chỉ cho phép cá nhân xác định lại giới tính trong trường hợp “giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ".
Ngoài trường hợp trên, cá nhân không có quyền yêu cầu xác định lại giới tính. Bởi giới tính sẽ được xác định rõ ràng từ khi người đó sinh ra.
Xây dựng Luật Chuyển đổi giới tính là bước tiến quan trọng | |
10 điều bạn cần biết về việc hợp pháp hóa chuyển giới tại Việt Nam sau ngày 1/1/2017 |
Nhưng đến Bộ luật Dân sự sửa đổi, người chuyển đổi giới tính được phép xác nhận lại giới tính của mình. Quy định này đã giải quyết được một phần nhu cầu của nhóm đối tượng chuyển giới trong cộng đồng LGBT. Khi đã giới tính đã được thay đổi thì cá nhân đó có quyền và nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch và có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi.
Cũng trong năm 2017, thông qua các buổi tham vấn, hội thảo, Bộ Y tế đã giới thiệu Dự thảo luật chuyển đổi giới tính với mục đích khảo sát lấy ý kiến của xã hội đặc biệt cộng đồng người chuyển giới. Điều này sẽ giúp các nhà làm luật xây dựng các quy định sát với thực tế của người chuyển giới đồng thời đảm bảo tính hiệu quả và nhân văn của Luật chuyển đổi giới tính.
Luật chuyển đổi giới tính nếu được thông qua sẽ tạo ra khuôn khổ pháp lý thống nhất, đồng bộ, minh bạch để hỗ trợ người chuyển giới có được cuộc sống như những người dị tính khác về chăm sóc y tế, thay đổi hộ tịch và hòa nhập với gia đình, xã hội.
2. Luật hôn nhân và gia đình
Năm 2000, Luật Hôn nhân và gia đình của Việt Nam đã quy định 5 trường hợp bị cấm kết hôn trong đó có kết hôn giữa những người cùng giới tính.
Đến năm 2014, quy định cấm kết hôn cùng giới tính đã bị loại bỏ trong Luật Hôn nhân và gia đình. Việc thay đổi này đã thể hiện sự bước tiến lớn trong quan niệm, nhận thức của xã hội nói chung đặc biệt là những nhà làm luật về quyền kết hôn, bình đẳng của người LGBT.
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định rất rõ: “Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính” (Điều 8).
Một cặp đồng tính nam ở Quảng Nam tổ chức đám cưới. (Ảnh: NVCC). |
Tuy nhiên, “không thừa nhận” ở đây cần được hiểu là Nhà nước không thực hiện việc đăng ký kết hôn cho các cặp đôi cùng giới, do đó, giữa họ không phát sinh quan hệ về quyền và nghĩa vụ nếu chung sống với nhau như vợ chồng.
Quá trình sửa đổi của Luật hôn nhân và gia đình đã mang đến cho người LGBT một cuộc sống mới. Nếu như trước năm 2014, các cặp đôi đồng tính bị phạt vì tổ chức đám cưới thì đến nay thực tế đó đã không còn xảy ra.
3. Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam
Theo quy định tại điều 18 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam có hiệu từ ngày 1/7/2015, người đồng tính, người chuyển giới được tạm giữ, tạm giam ở buồng riêng.
Trong điều 18, khoản 14 ghi rõ:
“Người bị tạm giữ, người bị tạm giam sau đây có thể được bố trí giam giữ ở buồng riêng:
a) Người đồng tính, người chuyển giới;”
Hotgirl chuyển giới Trâm Anh đã từng gây xôn xao dư luận khi bị bắt giam vào tù. (Ảnh: NVCC). |
Đây cũng là lần đầu tiên lĩnh vực tạm giữ, tạm giam chính thức thừa nhận người chuyển giới và đồng tính, đồng thời đảm bảo quyền lợi của những đối tượng này. Theo quy đình này, mọi công dân trên đất nước Việt Nam đều nhận được sự đối xử bình bẳng trước pháp luật. Điều đặc biệt của Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam là sự hiện diện của người đồng tính. Đây là một tín hiệu mừng với cộng đồng người LGBT.
Tuy nhiên, có thể thấy rằng, người đồng tính chưa có sự thừa nhận rõ ràng trong các văn bản pháp quy như người chuyển giới. Mặc dù Luật Hôn nhân và gia đình 2014 đã có thừa nhận sự tồn tại của người đồng tính nhưng nhà nước vẫn chưa công nhận địa vị pháp lý của đối tượng này.
Luật Lao động Liên quan đến Dự thảo luật Lao động sửa đổi đang được lấy ý kiến để hoàn thiện và trình Quốc hội thảo luận tại kỳ họp thứ IV và V khóa 14 tới đây, cộng đồng LGBT đang có cuộc vận động chính sách nhằm đưa quy định chống phân biệt đối xử đối với người LGBT trong môi trường lao động vào trong luật để hướng đến việc tôn trọng và công nhận họ như một thành tố bình đẳng trong xã hội. |