Vận động dừng liên tục nhưng có cặp cứ 'đẻ sòn sòn', 8 năm 8 đứa vẫn muốn đẻ tiếp

Quá trình đỡ đẻ cho sản phụ, các 'cô đỡ thôn bản' nhiều lần gặp cảnh "dở khóc dở cười" do sự thiếu hiểu biết, những hủ tục của người dân vùng cao, có khi còn lâm vào cảnh 'làm phúc phải tội'...
van dong dung lien tuc nhung co cap cu de son son 8 nam 8 dua van muon de tiep 66 'Cô đỡ thôn bản' được biểu dương trong Hội nghị của Bộ Y tế tại Hà Nội
van dong dung lien tuc nhung co cap cu de son son 8 nam 8 dua van muon de tiep 'Thông điệp 368 chữ' trong thư Bác Hồ gửi cán bộ ngành Y tế cách đây 63 năm
van dong dung lien tuc nhung co cap cu de son son 8 nam 8 dua van muon de tiep Hai bệnh nhân đã được ghép thành công giác mạc của bé Hải An
van dong dung lien tuc nhung co cap cu de son son 8 nam 8 dua van muon de tiep Từ việc bé gái 7 tuổi hiến giác mạc: Khó khăn gì nếu sửa luật để trẻ dưới 18 tuổi được hiến tạng?

'Đẻ sòn sòn' vì quan niệm lạc hậu

Là một trong 66 gương mặt "Cô đỡ thôn bản" tiêu biểu được vinh danh tại Hà Nội mới đây, chị Giàng Thị Gánh (SN 1986, thôn The Ván, xã Pà Vầy Xủ, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang) đã gắn bó với công việc tư vấn và đỡ đẻ cho các sản phụ ở quê hương đến nay đã bước sang năm thứ 7.

van dong dung lien tuc nhung co cap cu de son son 8 nam 8 dua van muon de tiep
"Cô đỡ" Giàng Thị Gánh. Ảnh: Đình Tuệ.

"Cô đỡ" Gánh tâm sự: "Thôn tôi thuộc địa bàn khó khăn nhất của huyện Xín Mần, đa phần bà con là đồng bào dân tộc H'Mông, trình độ dân trí còn hạn chế.

Từ khi được học lớp 'Cô đỡ thôn bản' do Nhà nước tổ chức, về thôn tôi có tuyên truyền và vận động chị em phụ nữ đi khám thai định kì, tiêm phòng uốn ván. Do không biết tiếng phổ thông nên một số việc rất nhỏ các chị em phụ nữ cũng đến tận nhà tôi để nhờ làm".

Có nhiều trường hợp sản phụ muốn đẻ tại nhà mà "ngại" không muốn lên trạm y tế, họ còn tổ chức cúng bái nên cũng gây khó khăn cho mình khi đỡ đẻ. Sau khi học xong lớp cô đỡ từ năm 2011, đi làm được khoảng hai năm thì chị em phụ nữ trong thôn mới dần tin tưởng vào "tay nghề" của chị Gánh.

Tính riêng trong năm 2017, chính tay chị Gánh đã đỡ đẻ cho 7 sản phụ tại nhà. Còn các ca khác cần được can thiệp của bác sĩ thì đều được chuyển lên tuyến trên.

Cô đỡ Giàng Thị Gánh nhớ lại vào năm 2016, một sản phụ mới 19 tuổi có biểu hiện đau bụng và chuyển dạ sắp sinh nhưng kéo dài đến nửa ngày. Dù hỗ trợ hướng dẫn sản phụ đó bằng nhiều cách nhưng tử cung chỉ mở được khoảng 3cm.

Sau đó, chị đã yêu cầu người nhà đưa sản phụ này lên tuyến trên ngay để được can thiệp kịp thời, ca đẻ sau đó đã thành công tốt đẹp. Các bác sĩ cho biết, nếu chậm chút nữa sẽ nguy hiểm cho cả mẹ và con.

Không chỉ có vậy, chị Giàng cũng cho biết ở địa phương vẫn còn một số cặp vợ chồng do sinh con một bề nên vẫn đẻ sòn sòn mỗi năm một cháu. Giờ đã là 8 con gái và họ vẫn đang có ý định đẻ tiếp, dù được chị Giàng vận động dừng đẻ thường xuyên.

"Do tâm lý xấu hổ, ngại không muốn nói chuyện với nhân viên y tế về các biện pháp tránh thai như đặt vòng, uống thuốc, cách dùng bao cao su... nên nhiều cặp vợ chồng không dám đến trạm y tế xã mà cứ đến nhà tôi để hỏi. Chị em gần gũi cùng thôn với nhau khi tâm sự thấy tin tưởng thì họ mới làm theo", cô đỡ Giàng Thị Gánh kể.

Nhiều ca khiến cô đỡ 'toát mồ hôi hột'

Đó là tâm sự của "Cô đỡ" Lò Thị Ánh (SN 1992, dân tộc Thái, ở huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên) để nói về cậu con trai của mình mỗi khi mình chuẩn bị đi đỡ đẻ cho sản phụ trong đêm.

van dong dung lien tuc nhung co cap cu de son son 8 nam 8 dua van muon de tiep
"Cô đỡ" Lò Thị Ánh ở Điện Biên. Ảnh: Đình Tuệ.

Chị Lò Thị Ánh nhớ lại, đó là ca đẻ của một sản phụ người Khơ Mú (SN 1994) nhưng sinh khó đến mức, khi con ra ngoài rồi mà nhau thai vẫn chưa ra. Đợi đến khoảng 25 phút sau, nhau mới ra và người mẹ bị sót nhau.

Dù đang là nửa đêm nhưng cả cô đỡ và người nhà phải đưa sản phụ này lên bệnh viện huyện bằng xe máy, dù đường rừng núi cách xa hơn 20km. Rất may tới nơi vẫn kịp thời gian để các bác sĩ can thiệp sớm để "mẹ tròn con vuông".

"Buồn nhất là khi về nhà, người nhà của sản phụ này còn trách móc rồi đổ lỗi cho cô đỡ không biết làm nhưng thực tế không hề như vậy. Mấy hôm sau, mình giải thích mãi họ mới hiểu. Đôi khi 'làm phúc lại phải tội' nhưng mình vẫn làm vì yêu công việc này rồi và làm vì cái tâm, không lấy của ai một đồng nào.

Trong đầu năm 2018 đã có hai ca sản phụ sinh tại nhà và tôi đỡ đẻ thành công. Điều mình cảm thấy hơi chạnh lòng ở chỗ, dù con trai mình vẫn đang bị sốt cao và khóc suốt đêm nhưng khi có sản phụ nhờ tới đỡ đẻ trong đêm, mình đành phải để con lại ở nhà cho chồng chăm sóc, dỗ dành và mình thì lao tới nhà sản phụ đỡ đẻ.

Nhiều người dành cho mình câu cảm ơn cũng đã thấy ấm lòng rồi, chứ không mong nhận được gì vật chất", cô đỡ Ánh tâm sự.

Được biết, dù hoàn cảnh gia đình của cô đỡ Lò Thị Ánh cũng khá khó khăn nhưng bố mẹ và chồng rất ủng hộ. Nhớ lại thời gian mới đi học lớp "Cô đỡ thôn bản", khi đó con trai lớn mới được gần 3 tuổi. Học được hai tháng thì chị có ý định bỏ dở vì thương con nhỏ, nhưng được bố mẹ chồng động viên nên chị vẫn tiếp tục cố gắng để hoàn thành khóa học.

Chị xúc động kể: "Ngày đi học nhiều khi thấy nhớ con và buồn lắm. Nhất là lúc về thăm nhà, nghe tiếng con nói rằng 'con nhớ mẹ", thấy con khóc khiến tôi trực trào nước mắt.

Các chị em cũng động viên mình kìm nén cảm xúc để tạm rời xa con một thời gian cho kịp hoàn thành khóa học về còn giúp bà con thôn bản. Giờ đây khi đã thành thạo, giúp dân bản tôi cảm thấy vui lắm, bõ những ngày vất vả khi xưa".

Một kỉ niệm khác mà chị Ánh không quên được, đó là vào một đêm muộn tháng 11/2014, một sản phụ trẻ người dân tộc Thái có biểu hiện trở dạ và nhờ chị tới nhà đỡ đẻ.

"Sản phụ đó không biết rặn và mình dặn dò như thế nào cũng không hiểu mà cứ kêu, cứ hét. Người Thái thường cúi xuống và đỡ chứ không phải có bàn đẻ để sản phụ nằm như người Kinh dưới xuôi.

Người chồng và người nhà đỡ đằng sau nhưng hơi ngửa đi, lúc sản phụ rặn mạnh khiến nước ối bắn lên toàn bộ người của mình. Về nhà phải đi tắm mà nước phích lại hết sạch, mình phải đi tắm bằng nước lạnh.

Hơn nữa, cũng chính trong lúc chờ sản phụ này đau đẻ, người nhà còn hoang mang cho rằng mình không có kinh nghiệm mà nhờ một bà đỡ cao tuổi hơn.

Tuy nhiên sau đó, họ còn bảo mình phải cắt tầng sinh môn của sản phụ ra cho dễ đẻ. Mình phải giải thích và ngăn ngay việc này lại vì rất nguy hiểm.

Đi học thì mình được dạy không được cắt tầng sinh môn khi đẻ. Dần dần thì sản phụ cũng đẻ thành công làm mình cũng toát mồ hôi hột", cô đỡ Ánh chia sẻ.

van dong dung lien tuc nhung co cap cu de son son 8 nam 8 dua van muon de tiep 66 'Cô đỡ thôn bản' được biểu dương trong Hội nghị của Bộ Y tế tại Hà Nội

Chiều ngày 28/02/2018, Hội nghị Biểu dương cô đỡ thôn bản tiêu biểu của Bộ Y Tế đã diễn ra tại Hà Nội với sự ...

chọn
Nơi quy hoạch tổ hợp nhà ở của HanoiHouse tại ngã tư Nguyễn Phong Sắc - Tô Hiệu
Tại góc ngã tư Nguyễn Phong Sắc - Tô Hiệu có một khu đất hơn 0,2 ha, được quy hoạch cho dự án nhà ở thấp tầng và cao tầng. Chủ cũ của dự án này trước đây là Indeco, sau nhiều năm chậm triển khai đã chuyển giao cho chủ mới là HanoiHouse.