Theo quan niệm dân gian, cứ đến ngày Rằm tháng 7 âm lịch hàng năm, các linh hồn được tự do đi theo bốn hướng, thường là trở về tìm gặp bạn bè, gia đình mong được giúp đỡ để sớm siêu thoát.
Và đến sau 12h đêm của ngày 15/7 thì các linh hồn, ma quỷ phải quay trở về địa ngục. Vì thế vào ngày Rằm tháng 7 âm lịch người Việt thường sắm cỗ cúng “cô hồn” để các hồn ma không quấy phá.
Theo nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Sinh, đây chỉ là tập tục được truyền miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác và nên coi như đây là dịp cúng bái tưởng nhớ đến tổ tiên.
Mâm cúng chúng sinh (Ảnh minh hoạ) |
Cũng theo ông Trịnh Sinh, vào dịp này, các gia đình tích cực làm việc thiện chứ không nên sa đà, hoang phí đốt vàng mã, mâm cao cỗ đầy.
Theo nhà nghiên cứu này, mâm cỗ cúng cô hồn thường có: 1 đĩa muối, gạo, cháo trắng loãng, giấy áo, giấy tiền, mía, bánh kẹo tiền mặt (tiền thật), trái cây 5 màu, khoai lang lục, 3 ly nước, 3 cây nhang và 2 ngọn nến.
Một lưu ý quan trọng của lễ cúng cô hồn là không cúng xôi, gà, lợn.
Theo quan niệm dân gian, chỉ cúng chúng sinh bằng các món ăn chay, không cúng đồ mặn vì nếu cúng đồ mặn sẽ khơi dậy tham, sân, si.
Ngoài ra, khi cúng chúng sinh phải đặt lễ cúng trước cửa nhà (hay nơi đang buôn bán). Khi rải tiền vàng ra mâm cúng phải để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3-5-7 cây hương.
Bày lễ và cúng ngoài trời hoặc trước cửa chính ngôi nhà. Kết thúc lễ cô hồn, gạo, muối được vãi ra sân, đường, sau đó là đốt vàng mã. Ở một số nơi, người ta cho phép trẻ con cướp cỗ cô hồn (giật cô hồn) khi việc cúng đã xong.
Hiện nay người cướp cỗ có thể là bất kỳ ai chứ không chỉ có trẻ con.
Người ta tin rằng, nếu người sống giành giật càng đông là họ đã mua chuộc được cô hồn không đến quấy phá gia đình.
Trước khi dọn đồ ra cúng, nếu gia chủ chưa kịp thắp hương khấn vái, mà có những người tranh nhau giật đồ cúng từ trên tay, thì ngay lập tức nên buông thả đồ cúng ra khỏi tay.
Bởi theo dân gian, nếu giật lại, hậu quả nhận được là điều tệ hại. Nếu khi chưa làm lễ cúng mà đã có người chầu chực giật có nghĩa là tín hiệu tốt.
Mâm cơm cúng Lễ Vu Lan khác mâm cơm cúng ngày Xá tội vong nhân như thế nào? Có sự khác nhau khá lớn giữa ngày Lễ Vu Lan và ngày Xá tội vong nhân, dẫn đến mâm cơm cúng của hai ngày ... |
Lối sống 11:03 | 23/08/2018
Lối sống 04:42 | 13/08/2018
Lối sống 07:29 | 26/07/2018
Lối sống 23:12 | 25/07/2018
Lối sống 04:35 | 25/06/2018
Lối sống 13:00 | 19/06/2018
Lối sống 13:00 | 03/04/2018
Lối sống 23:30 | 01/03/2018