Vì sao Qatar không nao núng khi bị thế giới Arab cô lập?

Dù bị 9 quốc gia Arab cô lập ngoại giao, Qatar vẫn nắm trong tay quân bài chi phối sự ổn định của cả khu vực. Đó là hoạt động xuất khẩu khí thiên nhiên hóa lỏng lớn nhất thế giới.

9 quốc gia Arab hồi đầu tuần này tuyên bố cắt quan hệ ngoại giao với Qatar với cáo buộc Doha ủng hộ các tổ chức cực đoan gây bất ổn khu vực. Đây được coi là cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất ở Trung Đông suốt nhiều năm qua và hiện chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Gia tăng sức ép

Những nước Arab áp dụng các biện pháp mạnh hơn nhằm cô lập Qatar từ ngày 8/6 khi Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) cấm tất cả các chuyến bay quốc tế của Qatar di chuyển qua không phận nước này.

Động thái đã mở rộng lệnh trừng phạt ban đầu áp dụng đối với các chuyến bay trực tiếp giữa hai nước và UAE cũng ra lệnh hạn chế đi lại với những người mang hộ chiếu Qatar và công dân các nước được chính phủ Qatar cấp giấy phép cư trú.

vi sao qatar khong nao nung khi bi the gioi arab co lap
Qatar hiện bị 9 nước vùng Vịnh cô lập. Ảnh: Fayez Nureldine

Một quan chức cấp cao của UAE ngày 7/6 cho biết, liên minh đã sẵn sàng áp đặt nhiều đòn trừng phạt hơn trừ khi Qatar thay đổi chính sách. Ngân hàng trung ương Saudi Arabia đã lệnh cho các đơn vị cho vay trong nước không tiếp bất cứ khách hàng nào tới từ Qatar.

Các ngân hàng được cấp phép trong nước cũng được khuyến cáo không xử lý mọi giao dịch thanh toán bằng đồng Riyal Qatar.

Những biện pháp trừng phạt bổ sung có thể gồm giới hạn về dòng vốn, điều này sẽ tác động tiêu cực tới tính thanh khoản và quỹ tài chính của các ngân hàng Qata, theo báo cáo của hãng xếp hạng tín nhiệm Moody's Investors Service.

“Với kịch bản niềm tin của các nhà đầu tư quốc tế sụt giảm nhanh chóng và những khách hàng gửi tiền từ các nước GCC (Hội đồng hợp tác Vùng Vịnh), chính phủ có thể phải can thiệp hỗ trợ các ngân hàng trong nước”, trích báo cáo của Moody's Investors Service.

Tổ chức xếp hạng S&P tuần này đã hạ mức xếp hạng tín nhiệm dài hạn của Qatar xuống AA - mức xếp hạng cao thứ 4, và cảnh báo khủng hoảng ngoại giao có thể làm suy yếu ngành tài chính của nước này.

'Không đầu hàng'

vi sao qatar khong nao nung khi bi the gioi arab co lap
Ngoại trưởng Qatar Mohammed Al Thani. Ảnh: AFP

Trước sức ép từ các quốc gia Arab, Ngoại trưởng Qatar Mohammed Al Thani hôm 7/6 tuyên bố, nước này đủ sức chống đỡ áp lực kinh tế từ sự cấm vận của liên minh do Saudi Arabia dẫn đầu.

“Chúng ta có thể sống mãi mãi trong tình trạng hiện nay”, ông Al Thani nói với các phóng viên tại Doha.

Theo ngoại trưởng Qatar, chỉ 16% nguồn hàng nhập khẩu của nước này thông qua biên giới đã đóng cửa với Saudi Arabia.

"Không ai có quyền can thiệp. Chúng tôi là một quốc gia độc lập có chủ quyền và từ chối mọi sự áp đặt lên Qatar. Không ai có quyền can thiệp vào chính sách đối ngoại của chúng tôi. Chúng tôi không đầu hàng”, ông Al Thani khẳng định.

Cũng theo ngoại trường Qatar, Saudi Arabia, UAE và Bahrain vẫn chưa đưa ra “những đề nghị rõ ràng” để giải quyết khủng hoảng hiện nay khi 3 nước này cùng với Ai Cập cắt đứt quan hệ ngoại giao cũng như hoạt động giao vận tải trên bộ, trên biển và trên không với Qatar.

Tự tin khi nắm quân bài quan trọng

Qatar là một trong những nhà sản xuất dầu nhỏ nhất trong Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa OPEC, với sản lượng 618.000 thùng/ngày. Nhưng sản lượng dầu nhẹ và khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) - các sản phẩm phụ từ mỏ North Field - đạt tới 1,3 triệu thùng/ngày. Qatar hiện là nhà xuất khẩu LNG lớn nhất thế giới.

Theo Bloomberg, hoạt động xuất khẩu dầu mỏ và LNG của Qatar sẽ không bị tác động dù Saudi Arabia và UAE cấm tàu Qatar đi qua vùng nước của họ.

Các tàu chở dầu của Qatar vẫn dễ dàng đi qua vùng biển của Iran, sau đó đi qua eo biển Hormuz bằng tuyến hàng hải qua lãnh thổ Oman hoặc hoặc ở lại trong "địa bàn" của Iran trong trường hợp Oman cũng gia nhập nhóm "tẩy chay" Doha.

Mọi ý định nhằm phong tỏa tuyến đường xuất khẩu của Qatar sẽ khơi mào một cuộc khủng hoảng trên toàn châu Á, kéo theo phản ứng nghiêm trọng từ các khách hàng nhập khẩu LNG hàng đầu của Doha gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Ấn Độ.

Qatar hiện vẫn duy trì bình thường kết nối với kênh đào Suez, tuyến đường vận chuyển LNG đến châu Âu. Nhưng các tàu đến và đi Qatar lúc này không còn được phép cập cảng Fujairah của UAE. Fujairah là cảng tiếp liệu then chốt của khu vực.

vi sao qatar khong nao nung khi bi the gioi arab co lap
Đường ống dẫn khí Dolphin qua nhiều nước. Ảnh: Gulfbusiness.com

Nếu căng thẳng ngoại giao tiếp tục leo thang, phương án trả đũa nghiêm trọng nhất mà Doha có thể thực hiện là ngừng xuất khẩu khí tự nhiên sang UAE qua đường ống Dolphin.

Trong khi đó, UAE có khá ít lựa chọn ngay lập tức để thay thế đường ống dẫn khí Dolphin. Họ có cảng nhập LNG ở Dubai và thành phố Ruwais, phía Tây Abu Dhabi.

Trong bối cảnh hiện nay khi nhiệt độ ở các quốc gia vùng Vịnh lên tới hơn 40 độ C và năng lượng tiêu thụ để chạy điều hòa cũng đang trên đường đạt đỉnh, việc nguồn khí đốt bị đình trệ có lẽ sẽ khiến UAE "đau đầu" chứ không phải Qatar.

Cũng theo Bloomberg, Saudi Arabia cũng chịu thiệt khi đối đầu với Qatar ngay cả khi Saudi chiếm thế thượng phong.

Theo Theodore Karasik, cố vấn cao cấp hãng phân tích Gulf State Analytics, nếu Qatar muốn đáp trả các nước đang "vây" họ, nước này có thể doạ rút khỏi GCC. Quyết định này sẽ uy hiếp nỗ lực của Saudi Arabia khi đang tìm kiếm sự kết hợp chặt chẽ hơn trong tổ chức.

"Qatar có thể bắt đầu quá trình rời nhóm. Đây sẽ là một thông điệp mạnh mẽ cho tất cả các bên có chung lợi ích", ông Karasik cho hay. Doha sau đó vẫn hoàn toàn tự tin khi có thể sẽ giành sự hậu thuẫn từ Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và cả Nga.

Chia sẻ mỏ North Field (Iran gọi là South Pars) lớn nhất thế giới với Iran cùng nhiều cơ sở vật chất quan trọng ở ngoài khơi gần biên giới hai nước, Doha không có lựa chọn nào khác ngoài duy trì quan hệ đúng mực với Tehran.

Trong khi đó, Doha có thể tìm tới sự hỗ trợ của Thổ Nhĩ Kỳ hay Nga, đặc biệt sau thương vụ công ty kinh doanh nhiên liệu Glencore và quỹ thịnh vượng chủ quyền của Qatar cùng chung vốn mua 19,5% cổ phần của công ty dầu khí lớn nhất Nga Rosneft hồi tháng 12/2016.

vi sao qatar khong nao nung khi bi the gioi arab co lap Ông Trump nặng lời với Qatar giữa lúc căng thẳng

Tổng thống Mỹ Donald Trump cáo buộc Qatar tài trợ cho khủng bố ở cấp độ cao, sau khi một loạt quốc gia tuyên bố ...

vi sao qatar khong nao nung khi bi the gioi arab co lap Khủng hoảng Qatar: Dân vét sạch đồ trong siêu thị

Sau khi các nước Arab tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao, người dân ở Qatar đang đổ xô đến cửa hàng, siêu thị để tích ...

vi sao qatar khong nao nung khi bi the gioi arab co lap 9 nước 'tẩy chay' Qatar: Khi người giàu cô đơn

Qatar đang rơi vào thế khó khi 9 quốc gia Arab tuyên bố cắt quan hệ ngoại giao trong cuộc khủng hoảng chính trị lớn ...

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.