Vì sao 'thu hồi tài sản tham nhũng thấp hơn nhiều so với bị chiếm đoạt'?

Thanh tra Chính phủ thừa nhận tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng tuy hằng năm đều tăng nhưng vẫn còn thấp hơn nhiều so với số tài sản bị chiếm đoạt. 
vi sao thu hoi tai san tham nhung thap hon nhieu so voi bi chiem doat
(Ảnh minh họa: VOV)

Trong kiến nghị gửi lên kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV, cử tri tỉnh Hải Dương, Nghệ An đề nghị cần có chính sách và quản lý chặt chẽ hơn nữa về công tác thu hồi tài sản sau khi xử lý tham nhũng để tránh thất thoát tài sản của Nhà nước.

Đáng chú ý là cử tri 2 tỉnh này cũng cho rằng việc thu hồi tài sản sau kiểm tra, thanh tra hiệu quả không cao, công tác xử lý sau thanh tra, kiểm tra còn chậm và lúng túng.

Trả lời cử tri, Thanh tra Chính phủ cho biết trong những năm gần đây, tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng tuy hằng năm đều tăng nhưng vẫn còn thấp hơn nhiều so với số tài sản bị chiếm đoạt.

Tài sản tham nhũng trong một số vụ án bị tẩu tán, không kiểm soát và thu hồi được. Theo đơn vị này, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó khăn, vướng mắc trong việc thu hồi tài sản tham nhũng.

Cụ thể là quy định của pháp luật về thu hồi tài sản tham nhũng và chế tài xử lý đối với những người tẩu tán tài sản tham nhũng còn thiếu (các quy định của pháp luật về thu hồi tài sản tham nhũng phần lớn mang tính nguyên tắc, quy định trách nhiệm của từng cơ quan và quan hệ phối hợp giữa các cơ quan chưa rõ ràng.

Việc nội luật hóa các quy định về thu hồi tài sản theo Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng còn chậm).

Bên cạnh đó, tội phạm tham nhũng luôn có xu hướng che dấu, tẩu tán, hợp pháp hóa những tài sản do tham nhũng mà có, dẫn đến khó khăn cho việc truy tìm, thu hồi tài sản.

"Việc thu hồi tài sản tham nhũng luôn phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành.

Do đó, để thu hồi triệt để tài sản tham nhũng, làm triệt tiêu động cơ kinh tế của tội phạm tham nhũng, qua đó ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng tham nhũng thì việc hoàn thiện chính sách pháp luật theo hướng tăng cường, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thu hồi tài sản là yêu cầu cấp thiết", Thanh tra Chính phủ cho biết.

Cũng theo Thanh tra Chính phủ, những năm gần đây, công tác đôn đốc, xử lý sau thanh tra được chú trọng, tỷ lệ thu hồi tài sản sau thanh tra, kiểm tra có nhiều chuyển biến tích cực.

Tuy nhiên, đơn vị này cũng thừa nhận việc công tác đôn đốc, xử lý sau thanh tra vẫn còn những hạn chế, bất cập như việc thu hồi tài sản sau kiểm tra, thanh tra hiệu quả chưa cao, công tác xử lý sau thanh tra, kiểm tra ở một số địa phương, bộ, ngành đôi lúc còn chậm và lúng túng. Tình trạng này do một số nguyên nhân cơ bản sau:

Thứ nhất, các quy định pháp luật về đôn đốc, xử lý sau thanh tra còn có hạn chế: chưa có những quy định cụ thể về cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc tổ chức thực hiện kết luận thanh tra, thiếu các biện pháp chế tài đủ mạnh để xử lý cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra mà không thực hiện, thực hiện không đúng….

Thứ hai, năng lực, trình độ của cán bộ làm công tác thanh tra còn hạn chế dẫn đến một số kết luận thanh tra chất lượng chưa đạt yêu cầu; kết luận thiếu tính khả thi.

Thứ ba, cấp ủy, lãnh đạo tại một số Bộ, ngành, địa phương thiếu quyết liệt, chưa quan tâm đến công tác đôn đốc, xử lý sau thanh tra; đối tượng thanh tra thiếu ý thức trong việc thực hiện, cố tình chây ỳ, không chấp hành….

Để khắc phục những hạn chế, bất cập nêu trên, trong thời gian tới ngành thanh tra sẽ tiếp tục kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật về công tác đôn đốc, xử lý sau thanh tra; tiếp tục nâng cao chất lượng các kết luận thanh tra; kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền để chỉ đạo người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương quan tâm đến công tác đôn đốc, xử lý sau thanh tra.

Năm 2015: Toàn ngành Thanh tra đã thực hiện việc đôn đốc, kiểm tra 3.249 kết luận thanh tra, đã xử lý về kinh tế 16.002,4/23.652,4 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 68% (trong đó đã thu hồi về kinh tế là 2.824/4.838 tỷ đồng) và 124.807 USD/124.807 USD; thu hồi 7.141,3/10.038 ha đất, đạt tỷ lệ 71%;

Năm 2016: Toàn ngành Thanh tra đã thực hiện việc đôn đốc, kiểm tra 2.968 kết luận thanh tra, đã xử lý về kinh tế 9.918,76/13.778,84 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 72,9% và 25.646.778USD/47.250.994USD; thu hồi 460/468 ha đất, đạt tỷ lệ 98%;;

Năm 2017: Toàn ngành Thanh tra đã thực hiện việc đôn đốc, kiểm tra 3.443 Kết luận thanh tra, thu hồi 842,617/1.339,684 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 62,9%; thu hồi 4.125,7/4.178,6 ha đất, đạt tỷ lệ 98,7%.

vi sao thu hoi tai san tham nhung thap hon nhieu so voi bi chiem doat Cựu tổng thống Philippines đối diện điều tra tham nhũng

Cơ quan chống tham nhũng Philippines ngày 20/6 đề nghị điều tra tham nhũng đối với cựu tổng thống Benigno Aquino.

chọn
Một doanh nghiệp dự chi gần 18.000 tỷ xây loạt cao ốc 25-40 tầng ven biển Bình Sơn - Ninh Chữ
Khu đô thị biển Bình Sơn - Ninh Chữ (khu K2) do Hacom Holdings làm chủ đầu tư vừa qua đã được điều chỉnh tổng vốn thành 17.779 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ quý III/2024 - quý I/2029.