Vì sao Toyota xin mở rộng nhà máy thêm 9,1 héc ta?

Trên cơ sở đánh giá và nhận định về sự phát triển của thị trường ô tô Việt Nam, TMV luôn mong muốn phát triển sản xuất ô tô tại Việt Nam. Chính vì thế, TMV đã quyết định xin mở rộng thêm diện tích đất để nâng cấp, mở rộng dây chuyền tăng công suất nhà máy lên hơn 90.000 xe/năm.
vi sao toyota xin mo rong nha may them 91 hec ta
Toyota Việt Nam xin mở rộng thêm 9,1 héc ta

2 năm hoạt động, đóng góp 8 tỷ USD

Ngày 12/6 vừa qua, Tại Văn phòng Chính phủ đã diễn ra cuộc họp bàn về việc mở rộng Nhà máy Toyota ở Phúc Yên (tỉnh Vĩnh Phúc). Trước đó, UBND tỉnh Vĩnh Phúc có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ báo cáo về việc giải quyết vướng mắc trong việc thuê đất mở rộng dự án của Công ty Ô tô Toyota Việt Nam (TMV).

Theo UBND tỉnh Vĩnh Phúc, TMV luôn nỗ lực không ngừng đóng góp tích cực cho sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, ngành công nghiệp phụ trợ, cũng như an sinh xã hội với nhiều hoạt động đóng góp xã hội thiết thực và bềng vững.

Hàng năm, TMV đóng góp cho ngân sách nhà nước ước khoảng 1 tỷ USD (tương đương 23.000 tỷ đồng), đưa tổng số tiền đóng thuế trong 22 năm hoạt động lên xấp xỉ 8 tỷ USD.

Trong 03 năm gần đây (2015, 2016, 2017), doanh thu sau thuế của TMV lần lượt đạt hơn 1,255 tỷ USD – hơn 1,484 tỷ USD – hơn 1,587 tỷ USD và số tiền thuế TMV nộp vào ngân sách nhà nước qua các năm lần lượt là 946 triệu USD – 1,5 tỷ USD- 1 tỷ USD.

Cùng đó, với sự phát triển của công ty, TMV đang cung cấp công ăn việc làm ổn định cho trên 1.900 nhân viên tại TMV và gần 34.000 lao động tại hệ thống đại lý và các nhà cung cấp. Đây chính là thành quả cho những nỗ lực của TMV trong suốt 22 năm qua.

Trên cơ sở đánh giá và nhận định về sự phát triển của thị trường ô tô Việt Nam, TMV luôn mong muốn phát triển sản xuất ô tô tại Việt Nam. Do vậy, TMV đã quyết định xin mở rộng thêm diện tích đất để đáp ứng yêu cầu về đường thử theo quy định tại Nghị định 116/2017/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam, đồng thời nâng cấp, mở rộng dây chuyền sản xuất để tăng công suất nhà máy lên 90.000 xe/năm (dự kiến năm 2023).

Với phương án mở rộng và nâng công suất như trên, theo tính toán trong hồ sơ đề xuất của TMV, sau khi nâng sản lượng sản xuất, số tiền thuế TMV nộp cho ngân sách nhà nước hàng năm sẽ ngày càng tăng lên.

Theo tình hình thực tế, việc nâng công suất dự án của TMV hoàn toàn phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế và văn hóa – xã hội trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội TP. Phúc Yên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đã được phê duyệt. Dự án đầu tư phát triển sản xuất của TMV là một trong những dự án lớn nhất về phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đã được Chính phủ phê duyệt.

Việc mở rộng dự án sản xuất của TMV hoàn toàn nằm trong quy hoạch và định hướng chiến lược phát triển ngành ô tô trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Dự án mở rộng nâng công suất sản xuất của TMV sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển nền công nghiệp Vĩnh Phúc nói riêng và phát triển công nghiệp ô tô và các ngành công nghiệp phụ trợ khác của Việt Nam nói chung, qua đó tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động được đào tạo kỹ thuật áp dụng công nghệ cao, góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương cũng như ngân sách quốc gia.

Xin mở rộng diện tích khoảng 9,1 héc ta

Để đạt được công suất như dự kiến, TMV xin được thuê đất để mở rộng dự án với diện tích khoảng 9,1 héc ta đất thuộc phường Phúc Thắng và Hùng Vương TP. Phúc Yên (Vĩnh Phúc), tiếp giáp phía Nam khu dất dự án của TMV đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 00002/QSDĐ/LDNN ngày 20/10/1995 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc (cũ) nay thuộc địa bàn phường Phúc Thắng, TP. Vĩnh Yên (tỉnh Vĩnh Phúc).

Theo UBND tỉnh Vĩnh Phúc, nguồn gốc khu đất mở rộng dự án chủ yếu là đất nông nghiệp giao cho hộ gia đình, cá nhân. Theo đó, vị trí khu đất xin mở rộng dự án nằm trong những vùng trọng điểm phát triển công nghiệp của tỉnh nếu chỉ tính riêng diện tích đất đã giao cho TMV và Công ty Honda Việt Nam thuê thực hiện dự án hơn 40ha đất bằng diện tích đất của một cụm công nghiệp có quy mô lớn.

Theo quy hoạch xây dựng thì đây là khu vực phát triển công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc, phù hợp với quy hoạch chung xây dựng đo thị Vĩnh Phúc đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng phê duyệt, đồng thời phù hợp với các quy hoạch xây dựng của tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt.

Theo quy hoạch sử dụng đất phù hợp với phương án điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) tỉnh Vĩnh Phúc đã được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 49 năm 2018.

Đối mặt với khó khăn gì?

Theo UBND tỉnh Vĩnh Phúc, để TMV mở rộng diện tích nhà máy, hiện tỉnh này đang gặp khó khăn vướng mắc trong việc thực hiện các thủ tục về đất đai đối với diện tích xin mở rộng nhà máy theo quy định của Luật Đất đai năm 2013.

Cụ thể, theo quy định của Luật Đất đai thì doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện các dự án thương mại, dịch vụ, sản xuất ngoài các khu công nghiệp, cụm công nghiệp không thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất (Điều 62 Luật Đất đai năm 2013) và cũng không thuộc trường hợp được phép thỏa thuận nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất do bị hạn chế bởi Điều 191 và Điều 16 Luật Đất đai 2013.

Tại Nghị định 116 năm 2017 của Chính phủ về đường thử xe phải hoàn thành trước tháng 4/2019, trong khi đó việc tiến hành thi công đường thử của TMV dự kiến sẽ mất khoảng 6 tháng. Do vậy để đạt được tiến độ theo yêu cầu của Nghị định thì UBND tỉnh Vĩnh Phúc phải có mặt bằng giao đất cho TMV thuê đất thực hiện dự án mở rộng muộn nhất là vào tháng 10/2018.

Để giải quyết vấn đề vướng mắc nêu trên, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã báo cáo và xin ý kiến của Thủ tướng cho phép UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức thu hồi đất theo quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt để phát triển công nghiệp và giao đất cho nhà đầu tư thuê đất mở rộng dự án không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất.

Để giúp TMV có mặt bằng, UBND tỉnh Vĩnh Phúc sẽ phối hợp với nhà đầu tư để tổ chức bồi thường giải phóng mặt bằng và có chính sách hỗ trợ phù hợp để người dân có đất bị thu hồi đồng thuận, sớm giao lại đất để UBND tỉnh Vĩnh Phúc giao đất cho nhà đầu tư triển khai dự án.

vi sao toyota xin mo rong nha may them 91 hec ta Đại gia chơi trội chi hơn 100 triệu/tuần thuê ô tô sang đi chơi mùa lễ hội

Nhiều đại gia giàu có Malaysia sẵn sàng chi ra hơn 100 triệu đồng để thuê những chiếc ô tô hạng sang đi chơi mùa ...

vi sao toyota xin mo rong nha may them 91 hec ta Toyota đầu tư 1 tỉ USD cho Grab dựa vào niềm tin

Ngày 13/6, Grab cho biết Toyota đã đầu tư 1 tỉ USD vào ứng dụng gọi xe này và trở thành nhà đầu tư chính ...

vi sao toyota xin mo rong nha may them 91 hec ta Camry 2010 nhập Mỹ giá ngang xe mới sau 7 năm lăn bánh

Chiếc Camry LE đời 2010 nhập Mỹ được rao bán 920 triệu, gần bằng giá phiên bản thấp nhất của dòng xe này đời 2018 ...

vi sao toyota xin mo rong nha may them 91 hec ta Chiếc Toyota Camry rách nát gây sốt mạng xã hội Mỹ

Chiếc Camry 2018 bị đâm bởi một chiếc xe bán tải từ phía sau. Nó bẹp phần đuôi nhưng người lái vẫn an toàn.

vi sao toyota xin mo rong nha may them 91 hec ta Toyota Yaris vẫn nằm trong danh sách các mẫu xe 'ế ẩm' tháng 4/2018

Trong danh sách các mẫu xe bán “ế ẩm” nhất tháng 4/2018 là những cái tên quen thuộc: Toyota Fortuner, Toyota Yaris, Honda Odyssey...

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.