Viễn thông tăng cường giải pháp phục vụ họp trực tuyến của Quốc hội

Kì họp trực tuyến thứ 10 Quốc hội khóa XIV đã được tăng cường hơn nữa về chất lượng với hạ tầng mạnh từ các giải pháp viễn thông.

Cùng với giải pháp Hội nghị truyền hình đảm bảo có dự phòng 1 + 1, hệ thống WiFi có giám sát tập trung kết nối từ 63 văn phòng Đoàn đại điểu Quốc hội các Tỉnh/Thành phố về Toà nhà Quốc hội (Ba Đình – Hà Nội), giải pháp họp trực tuyến giúp cung cấp chất lượng tốt cho các điểm cầu để tăng chất lượng cuộc họp.

Theo VNPT, việc xây dựng, triển khai các phương án kỹ thuật, an toàn bảo mật và phương án dự phòng đã được lên kế hoạch từ rất sớm cho tầm quan trọng của kì họp trực tuyến này. Chỉ trong thời gian ngắn, VNPT đã triển khai thử nghiệm kỹ thuật, tổng duyệt để sẵn sàng phục vụ kì họp.

Viễn thông tăng cường giải pháp phục vụ họp trực tuyến của Quốc hội - Ảnh 1.

VNPT đảm bảo thông suốt kì họp trực tuyến Quốc hội khóa XIV. (Ảnh: Cao Hưng).

Đặc biệt, tại các điểm cầu các tỉnh Miền Trung như Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, cùng với nhiệm vụ giữ vững mạng lưới thông tin liên lạc trên địa bàn trong tình hình mưa lũ và ngập lụt rất nghiêm trọng, đội ngũ kỹ sư của VNPT đã nỗ lực triển khai kết nối hạ tầng Hội nghị truyền hình và triển khai hệ thống công nghệ thông tin phục vụ kỳ họp Quốc hội lần này.

Trước đó, tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV, VNPT cũng là đơn vị triển khai thành công hệ thống Hội nghị truyền hình đến Đoàn Đại biểu Quốc hội tại 63 tỉnh thành trên cả nước và triển khai các giải pháp Công nghệ thông tin phục vụ kỳ họp.

Giải pháp đã được các đại biểu Quốc hội đánh giá cao về an toàn, an ninh, sự tiện dụng và tiết kiệm chi phí, góp phần từng bước triển khai Quốc hội điện tử tại Việt Nam.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.