Việt Nam có thêm hơn 1.200 GS, PGS không liên quan việc 'trượt' xếp hạng 350 đại học châu Á?

PGS.TS Lưu Văn An - Phó Giám đốc Học viện Báo chí & Tuyên truyền cho rằng, Việt Nam không có trường đại học nào lọt tốp 350 châu Á không liên quan tới việc có thêm hơn 1.200 giáo sư, phó giáo sư. 
viet nam truot xep hang 350 dai hoc chau a khong lien quan toi viec co them hon 1200 gs pgs GS Nguyễn Đăng Mạnh từ trần: 'Một ngôi sao sáng vừa lặn'
viet nam truot xep hang 350 dai hoc chau a khong lien quan toi viec co them hon 1200 gs pgs Cô giáo lì xì cho học trò phiên bản 'đừng để tiền rơi' gây 'bão mạng'
viet nam truot xep hang 350 dai hoc chau a khong lien quan toi viec co them hon 1200 gs pgs Cười nghiêng ngả với trò chơi 'bịt mắt bắt vịt' của học sinh
viet nam truot xep hang 350 dai hoc chau a khong lien quan toi viec co them hon 1200 gs pgs Học sinh mua phong bao lì xì từ thiện ủng hộ trẻ em nghèo tại chợ Tết 2018

Mới đây, tổ chức Times Higher Education (THE) vừa công bố Bảng xếp hạng 350 trường đại học hàng đầu châu Á năm 2018. Tuy nhiên, Việt Nam không hề có đại diện nào góp mặt trong danh sách này khiến nhiều người đặt câu hỏi, việc chúng ta vừa có thêm hơn 1.200 GS, PGS trong năm 2017 gần như không có ý nghĩa gì cho việc thúc đẩy thứ hạng các trường đại học (ĐH) lên một tầm cao mới?

viet nam truot xep hang 350 dai hoc chau a khong lien quan toi viec co them hon 1200 gs pgs
PGS.TS Lưu Văn An - Phó Giám đốc Học viện Báo chí & Tuyên truyền. Ảnh: Đình Tuệ.

Trao đổi về điều này với chúng tôi, PGS.TS Lưu Văn An - Phó Giám đốc Học viện Báo chí & Tuyên truyền cho rằng, việc Việt Nam không lọt tốp 350 trường ĐH hàng đầu Châu Á năm 2018 cũng cần xem xét một cách khách quan.

Ông cho biết, việc đánh giá các tiêu chí để xếp hạng các trường ĐH tiên tiến trên thế giới chủ yếu dựa vào một số tiêu chí như: Số lượng các bài báo khoa học được đăng trên các tạp chí danh tiếng; tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp ra trường có việc làm đúng chuyên ngành phải cao. Vị thế, uy tín của nhà trường phụ thuộc vào vị thế của sinh viên tốt nghiệp...

Ở Việt Nam, các chương trình đào tạo vẫn theo mô hình cũ và giảng rất kĩ thiên về lý thuyết và ít thực hành hơn. Do đó, sinh viên sau khi ra trường ban đầu làm việc chưa quen với thực tiễn mà phải sau một thời gian mới bắt kịp được công việc. Còn khá nhiều trường còn áp dụng mô hình giảng dạy kiểu này. Tại các nước phương Tây, sinh viên ra trường thường là làm được việc ngay vì trong trường đã được thực hành nhiều rồi.

"Việc tổ chức THE công bố danh sách 350 trường ĐH hàng đầu Châu Á mà không có trường nào của Việt Nam, có thể họ dựa vào tiêu chí của các nước phương Tây. Còn Việt Nam, tỉ lệ các nhà khoa học ở các trường ĐH có bài đăng ở các tạp chí quốc tế uy tín thì chưa nhiều. Đó là một yếu tố để họ không xếp hạng cao chúng ta.

Thứ hai, tỉ lệ sinh viên có việc làm đúng với chuyên ngành được đào tạo là họ lấy số liệu đó ở đâu, như thế nào. Ở nước ta, nhiều trường cũng chưa làm một cách quyết liệt vấn đề này nên số liệu chưa thật chính xác. Rất khó có thể đo đếm được bao nhiêu phần trăm các em ra trường có việc làm.

Thứ ba, có thể chăng chúng ta công bố hoạt động của các nhà trường, hoạt động khoa học hay tỉ lệ sinh viên có việc làm chưa nhiều nên tổ chức xếp hạng họ không cập nhật được thông tin. Có thể chúng ta làm được rất nhiều nhưng không công bố một cách kịp thời. Chúng ta cần công khai hóa, minh bạch hóa các thông tin để có cơ sở để người ta đánh giá", ông Lưu Văn An cho hay.

viet nam truot xep hang 350 dai hoc chau a khong lien quan toi viec co them hon 1200 gs pgs
Danh sách 350 trường ĐH hàng đầu Châu Á do tổ chức Times Higher Education (THE) công bố không có đại diện nào của Việt Nam. Ảnh: THE.

Theo dẫn chứng của vị PGS, ở khối các trường khoa học xã hội và nhân văn, do đặc thù về hệ tư tưởng chính trị nên không phải bài báo khoa học nào dù tốt (nhất là về khoa học chính trị) cũng có thể đăng được ở các tạp chí khoa học của thế giới. Đây là một yếu tố làm giảm số lượng các bài báo quốc tế của chúng ta.

Nói về mối liên hệ giữa việc tăng đột biến số lượng GS, PGS mà thứ hạng đại học của Việt Nam "tụt xuống", PGS.TS Lưu Văn An cho rằng hai điều này chưa hẳn liên quan tới nhau.

Theo ông An, chất lượng GS, PGS năm nay không khác gì so với mọi năm vì vẫn cùng một tiêu chí ấy, vẫn cùng một hội đồng ấy và phương thức đánh giá khá khắt khe.

Nhưng cũng phải thừa nhận là thời gian chuẩn bị nhiều hơn 6 tháng so với các năm trước. Thế hệ nhà nghiên cứu trẻ đã có chí hướng phấn đấu để làm GS, PGS nên chuẩn bị các điều kiện liên quan từ nhiều năm trước để khi tới thời điểm này họ hoàn thành.

"Nếu cần thiết, ở các năm tiếp theo hội đồng chức danh Giáo sư nhà nước sẽ đưa ra các tiêu chí cao hơn để xét duyệt chức danh GS, PGS đối với các ứng viên tham dự xét duyệt như về ngoại ngữ, bài báo quốc tế...", ông Lưu Văn An chia sẻ thêm.

viet nam truot xep hang 350 dai hoc chau a khong lien quan toi viec co them hon 1200 gs pgs GS Nguyễn Đăng Mạnh từ trần: 'Một ngôi sao sáng vừa lặn'

PGS.TS Đỗ Ngọc Thống đã có những chia sẻ đầy xúc động về con người và sự nghiệp của GS Nguyễn Đăng Mạnh - một ...

chọn
Khu đô thị Bắc Châu Giang của Mặt Trời Thanh Hoá: Giáp cao tốc và Vành đai 5, sẽ chuyển đổi 108 ha đất lúa
Khu đô thị sinh thái Bắc Châu Giang tại TP Phủ Lý, Hà Nam do liên danh Mặt Trời Thanh Hoá - Đầu tư Tây Bắc làm chủ đầu tư có quy mô 176 ha, tổng vốn gần 9.000 tỷ đồng. Tại đây sẽ xây dựng khoảng 4.735 căn nhà ở liền kề, biệt thự và chung cư hỗn hợp.