Sáng sớm 17/7, lãnh đạo Bộ GD&ĐT đã chính thức xác nhận có sai phạm trong quá trình chấm thi THPT 2018 tại Hà Giang sau khi vào cuộc rà soát. Vậy kế sách nào để hạn chế tiêu cực khi giao việc chấm thi cho các địa phương? Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Lưu Văn An - Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
PGS.TS Lưu Văn An - Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Ảnh: Đình Tuệ. |
- Đoàn công tác của Bộ GD&ĐT đang có mặt tại Hà Giang đã chính thức xác nhận có sai phạm trong quá trình chấm thi THPT quốc gia 2018 tại địa phương này, ông đánh giá ra sao về câu chuyện được cho là chấn động dư luận này?
PGS.TS Lưu Văn An: Theo thống kê ban đầu, năm nay tỉnh Hà Giang có số lượng thí sinh đạt điểm thi THPT quốc gia cao đột biến so với mặt bằng chung của cả nước.
Bộ GD&ĐT cũng đã và đang cùng với các đơn vị chức năng khác vào cuộc làm rõ những nghi vấn liên quan đến điểm thi tại địa phương này. Đánh giá ban đầu là có sai phạm khiến cho tôi cảm thấy rất buồn và bất ngờ.
Cả nước có 63 tỉnh thành thì chỉ có Hà Giang đã phát hiện ra sai phạm, phần nào làm bị ảnh hưởng chung tới cả nước.
Đợt thi THPT 2018 vừa qua, Học viện Báo chí và Tuyên truyền có cử khoảng 200 cán bộ phối hợp coi thi ở tỉnh Lạng Sơn. Tại đây, quá trình coi thi rất nghiêm túc theo đúng quy chế. Việc cử giảng viên đại học phối hợp với địa phương coi thi nhằm đảm bảo tính khách quan, tạo ra nề nếp có thể tin tưởng được.
Nếu địa phương nào để vi phạm trong giai đoạn chấm thi thì rất nguy hiểm, ảnh hưởng tới uy tín ngành giáo dục và toàn xã hội. Điều này sẽ tạo ra một tiền lệ xấu, ví như "con sâu làm rầu nồi canh".
- Rõ ràng, để đảm bảo công bằng thì coi thi nghiêm túc thôi chưa đủ mà còn ở khâu chấm thi. Vậy ông có kế sách gì để hạn chế tình trạng tiêu cực phát sinh trong quá trình chấm thi THPT quốc gia?
Về mặt quy trình, kỳ thi vừa qua có thể thấy khâu coi thi được đánh giá là nghiêm túc. Tuy nhiên, câu chuyện của Hà Giang phát hiện có sai phạm ở khâu chấm thi nên cũng đặt ra nhiều vấn đề chúng ta cần nghiên cứu, cân nhắc.
Tôi thấy có một số phương án như, các tỉnh sau khi nhận bài thi của thí sinh và làm theo đúng các thủ tục theo quy định của Bộ GD&ĐT có thể hoán đổi, chấm chéo cho nhau. Ví dụ, tỉnh này có thể chấm cho tỉnh kia để hạn chế tiêu cực.
Ngoài ra, có thể áp dụng hình thức chấm tập trung. Tức đưa hết bài thi của thí sinh tới một khu vực chấm thi của một vài tỉnh thành, các môn chấm máy sẽ ít bị ảnh hưởng. Một cụm chấm thi cũng có thể thành lập để hạn chế tiêu cực, đảm bảo tính khách quan.
Thứ ba, có thể cử thanh tra của Bộ GD&ĐT hoặc cán bộ của các trường đại học về thanh tra quá trình về chấm thi ở các Sở Giáo dục các tỉnh. Tuy nhiên, những người được cử đi phải là người thực sự có chuyên môn, bản lĩnh và nghiêm túc. Nếu không sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi tư duy nể nang nhau.
Khi đó, cán bộ của Bộ GD&ĐT hay của trường đại học về thì phải cách ly với địa phương, chỉ tham gia quá trình chấm thi thôi. Chế độ thù lao như thế nào phải là của Bộ chứ tuyệt đối không phải của địa phương chi trả. Tránh câu chuyện về địa phương lại 'nể mặt vị này vị kia' mà làm sai lệch kết quả thi của thí sinh.
Hiện tại, lãnh đạo Bộ GD&ĐT và các đơn vị chức năng của Hà Giang vẫn đang tiếp tục điều tra, làm rõ những cá nhân sai phạm trong quá trình chấm thi THPT 2018 tại địa phương này. Ảnh: Phi Hùng. |
- Với câu chuyện của Hà Giang, đã có một số bài thi của thí sinh bị phát hiện có vấn đề trong khâu chấm dẫn tới sai lệch điểm thi. Theo ông nên xử trí những bài thi này như thế nào?
PGS.TS Lưu Văn An: Đối với các bài thi của một số thí sinh như vậy chắc chắn sẽ không thể giữ nguyên kết quả thi đó được. Bằng mọi cách phải lấy lại được điểm ban đầu đúng với đáp án của thí sinh, trả lại sự công bằng cho các thí sinh.
Phương án cho tập hợp các em có bài làm phát hiện sai phạm về điểm thi sẽ thi lại là điều tôi nghĩ không nên. Không nên chỉ vì một vài cá nhân sai phạm mà làm ảnh hưởng chung cho các thí sinh khác ở Hà Giang.
Giả sử, các bài thi có sai phạm về chấm thi dẫn đến sai lệch điểm thi mà không bị phát hiện, các em này đỗ vào đại học thì sẽ rất nguy hiểm. Nó sẽ tạo sự bức xúc trong xã hội. Có em thi thử được điểm thấp nhưng thi thật lại đạt điểm gần như tuyệt đối, dư luận hoàn toàn có quyền đặt nghi vấn.
Tôi cũng đánh giá cao sự vào cuộc kịp thời của lãnh đạo Bộ GD&ĐT khi nhận được phản ánh về sự bất thường trong điểm thi THPT ở Hà Giang lần này. Bộ cần phải tiếp tục làm rõ những sai phạm này ở Hà Giang để trả lại công bằng cho thí sinh.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Nếu kết luận có tiêu cực về điểm thi THPT 2018 ở Hà Giang, học sinh có phải thi lại?
Câu chuyện điểm thi THPT quốc gia 2018 tại Hà Giang cao bất thường đang là câu chuyện đang được nhiều người quan tâm và ... |
13 điểm vẫn có cơ hội đỗ Học viện Nông nghiệp, thực tập nước ngoài lương 250 triệu đồng/năm
Theo đại diện Học viện Nông nghiệp Việt Nam, sinh viên học tại trường nếu đủ điều kiện có thể được đi thực tập ở ... |
Thí sinh Hà Giang suy sụp trước điểm thi bất thường
Sau khi điểm thi THPT quốc gia được công bố, không ít thí sinh cảm thấy buồn bã, thất vọng. Có em suy sụp khi ... |
Thí sinh đạt 20,5 điểm khối A nhưng nhà nghèo thì nên học đại học hay học nghề để có thu nhập?
Có thí sinh đặt câu hỏi, do hoàn cảnh khó khăn nên dù được 20,5 điểm khối A nhưng vẫn băn khoăn giữa học đại ... |
Lời khuyên của Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH cho thí sinh thay đổi nguyện vọng để có khả năng trúng tuyển
Sáng 15/7, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học Nguyễn Thị Kim Phụng đã có những lời khuyên dành cho các em thí sinh trước ... |
Gần 100 trường đại học, cao đẳng tư vấn xét tuyển năm 2018 tại ĐH Bách khoa Hà Nội
Sáng nay (15/7), Ngày hội tư vấn xét tuyển năm 2018 đang được diễn ra tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội với sự ... |
Điểm chuẩn dự kiến các ngành của Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2018 từ 18 - 26 điểm
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội vừa công bố ngưỡng điểm nhận hồ sơ xét tuyển, điểm chuẩn dự kiến các ngành của trường ... |
Học viện được Bộ điều động lên coi thi cùng Hà Giang nói gì về nghi vấn 'điểm cao bất thường'?
Lãnh đạo Học viện Ngân hàng vừa chia sẻ quan điểm trước nghi vấn điểm thi THPT 2018 tại Hà Giang cao bất thường. |
Phổ điểm môn Ngữ văn THPT quốc gia 2018 không cân đối, gây khó khăn cho công tác tuyển sinh?
Theo các giáo viên tổ Ngữ văn của Hệ thống giáo dục Học mãi, biểu đồ phổ điểm môn Ngữ văn thi THPT 2018 có ... |
Sở Giáo dục Hà Giang nói gì về nghi vấn điểm thi THPT 2018 cao 'bất thường'?
Sau khi phổ điểm thi THPT quốc gia 2018 được Bộ GD&ĐT công bố ngày 11/7, nhiều người đặt nghi vấn khi một số em ... |
Giáo dục 23:21 | 11/08/2018
Thời sự 01:13 | 06/08/2018
Thời sự 00:32 | 05/08/2018
Thời sự 14:01 | 24/07/2018
Thời sự 00:54 | 24/07/2018
Giáo dục 23:11 | 22/07/2018
Giáo dục 17:11 | 20/07/2018
Pháp luật 14:37 | 20/07/2018