Việt Nam sẽ xây thêm 3.000 km đường cao tốc trong vòng 10 năm tới

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng khẳng định nhiệm vụ phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải trong 5 năm tới là rất nặng nề. Trong giai đoạn 2025, Việt Nam cần phát triển thêm 3.000 km đường cao tốc để đến năm 2030 có được 5.000km đường cao tốc.

Sáng 24/12, Bộ GTVT tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2020, giai đoạn 2016-2020 và triển khai kế hoạch năm 2021, giải pháp chủ yếu giai đoạn 2021-2025 của Bộ GTVT.

Về nhiệm vụ năm 2021, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng lưu ý, Bộ GTVT cần xác định rõ những thời cơ, thách thức trong năm 2021 và những năm tiếp theo. Trong đó, nhiệm vụ phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải trong 5 năm tới là rất nặng nề.

Trong 10 năm, Việt Nam sẽ xây thêm 3.000 km đường cao tốc - Ảnh 1.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ đạo tại Hội nghị. (Ảnh: Bộ GTVT).

Phó Thủ tướng yêu cầu tập trung cải tạo, nâng cấp hạ tầng hàng không, cảng biển, đường thuỷ nội địa, đường sắt quốc gia chuẩn bị cho các đoạn đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam…kết nối đồng bộ hạ tầng giao thông liên kết vùng.

Phó thủ tướng cho biết theo chiến lược đã đề ra, từ 2021 đến 2030, nước ta phải xây thêm 3.000 km đường cao tốc để đảm bảo đến 2030 có 5.000 km.

Năm 2021 cũng là năm đầu thực hiện nhiệm kỳ 2021-2025 và năm đầu thực hiện kế hoạch 10 năm. “Nếu năm 2021 không chuẩn bị xong các dự án để triển khai thì đến năm 2025 cũng không thể xong được”, Phó Thủ tướng chỉ rõ.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT nhanh chóng triển khai chương trình hành động, Nghị quyết 01, trong đó tập trung hoàn thiện thể chế, liên quan đến phát triển GTVT toàn diện; khẩn trương rà soát hoàn thành quy hoạch giao thông đảm bảo chất lượng; tập trung xây dựng kế hoạch thực hiện quy hoạch; phối hợp với Bộ KHĐT xây dựng hoàn thiện kế hoạch đầu tư xây dựng trung hạn cũng như tiến độ giải ngân các dự án đã có nguồn cụ thể; đẩy mạnh tái cơ cấu vận tải, nâng cao tính kết nối, phát triển dịch vụ logicstics; đảm bảo TTATGT, cứu hộ cứu nạn…

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu lãnh đạo các địa phương đồng hành, hỗ trợ cùng Ngành GTVT tiếp tục xử lý triệt để vướng mắc về mặt bằng cũng như các vấn đề liên quan để Ngành GTVT triển khai các dự án thuận lợi, kịp tiến độ…

Trong 10 năm, Việt Nam sẽ xây thêm 3.000 km đường cao tốc - Ảnh 2.

Toàn cảnh hội nghị. (Ảnh: Bộ GTVT).

Báo cáo tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ cho biết, về đầu tư phát triển, Bộ đặt mục tiêu hoàn thành kế hoạch đầu tư công năm 2021 với số vốn dự kiến giải ngân khoảng 46.005 tỷ đồng. Để hiện thực hóa, Bộ GTVT sẽ tập trung thúc đẩy tiến độ xây dựng các dự án giao thông như: dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông; cao tốc Bến Lức - Long Thành; dự án tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên; dự án kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc; các dự án đường bộ, đường sắt quan trọng, cấp bách; các dự án ODA chuyển tiếp,…

Đồng thời, Bộ sẽ đẩy nhanh thủ tục triển khai các dự án ODA mới bổ sung, các dự án sử dụng nguồn tăng thu ngân sách nhà nước, các dự án sử dụng vốn dự phòng trung hạn giai đoạn 2016-2020.

Ngoài ra, Bộ Giao thông Vận tải sẽ tập trung hoàn thành và đưa vào khai thác các tuyến đường sắt đô thị đang triển khai tại TP Hà Nội và TP HCM. Đồng thời, triển khai các dự án: Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1, cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ giai đoạn 1, nâng cấp kênh Chợ Gạo giai đoạn 2, luồng cho tàu tải trọng lớn vào sông Hậu giai đoạn 2; đầu tư nâng cấp, mở rộng Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng…


chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.