Vinastas từ chối tiết lộ nguồn kinh phí khảo sát nước mắm

Mặc dù từ chối tiết lộ nguồn kinh phí khảo sát, nhưng Vinastas khẳng định: Hội không nhận bất cứ nguồn tài trợ nào từ doanh nghiệp để tiến hành khảo sát này.

Chiều 18/10, trả lời báo chí, ông Vương Ngọc Tuấn, Phó Chủ tịch Hội tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas) đã từ chối tiết lộ danh tính nhà tài trợ nguồn kinh phí khảo sát thị trường nước mắm.

Một mặt, ông Tuấn tiết lộ có nguồn tài trợ, đồng thời ngay sau đó vị Phó Chủ tịch Vinastas khẳng định: Hội không nhận bất cứ nguồn tài trợ nào từ doanh nghiệp để tiến hành khảo sát này.

Trước câu hỏi của báo giới về nguyên nhân chỉ khảo sát hàm lượng arsen, trong khi bỏ qua nhiều loại kim loại nặng khác như chì, thủy ngân, cadmi..., ông Tuấn cho biết vì kinh phí hạn hẹp.

“101/150 mẫu nước mắm khảo sát hàm lượng arsen bao gồm cả arsen hữu cơ và arsen vô cơ. Trong đó không hề phát hiện arsen vô cơ, loại arsen gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng”.

Ông Tuấn khẳng định: "Kết quả khảo sát cho thấy nước mắm an toàn" (Nguồn: Tintm.com)

Đại diện Vinastas cho biết, khảo sát không phân biệt nước mắm công nghiệp hay truyền thống.

Theo ông Tuấn, cuộc khảo sát được Vinastas tiến hành trong hơn một tháng, người của Hội đã trực tiếp mua các sản phẩm nước mắm từ 88 nhãn hiệu khác nhau, tại các hệ thống phân phối và bán lẻ trên toàn quốc.

Theo nội dung ghi nhãn, các mẫu này được sản xuất từ các cơ sở có địa chỉ tại 19 tỉnh, thành phố từ Bắc vào Nam: Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình, Nghệ An, Kiên Giang…

Các mẫu nước mắm này được đưa đến kiểm tra đồng thời tại hai cơ sở: Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 (Quatest 3) và Viện Y tế công cộng TP HCM (đơn vị được Phòng NNPTNT và Bộ Y tế chỉ định kiểm tra chất lượng nước mắm).

"Vinastas muốn có một kết quả khảo sát độc lập về chất lượng nước mắm trên thị trường, cung cấp thông tin cho người tiêu dùng. Đồng thời, Hội sẽ gửi kết quả đến các cơ quan quản lý để xem xét, sửa đổi những quy định cần thiết", ông Tuấn cho biết.

 

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.