Vợ chồng hiếm muộn ở Hà Nội muốn nhận bé sơ sinh bị bỏ rơi làm con nuôi cần những thủ tục gì?

Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt làm con nuôi.

Sáng 22/12, một bé trai sơ sinh nặng khoảng 3,2kg chưa được cắt dây rốn bị bỏ rơi trước cửa nhà bà Phan Thị H., ở thôn Trung, xã Thái Hòa, huyện Ba Vì, TP Hà Nội.

Thời điểm phát hiện cháu bé trên người chỉ có một chiếc khăn xô và mặc chiếc áo rất mỏng. Ngay sau đó bà H. cùng người thân đã đưa cháu bé vào nhà tránh gió lạnh đồng thời thông báo cho chính quyền địa phương.

Liên quan đến vụ việc này, ông Chu Ngọc Bình, Trưởng Công an xã Thái Hòa cho biết, ngay sau khi nhận được tin báo, chính quyền xã đã xuống hiện trường và lập biên bản. Đồng thời đưa cháu bé đến trạm y tế xã để kiểm tra sức khỏe.

“Qua kiểm tra, sức khỏe của cháu bé bị bỏ rơi hoàn toàn ổn định, cháu khỏe mạnh. Có một hộ gia đình trong xã hiếm muộn, anh chị ấy đã đề nghị xin được nuôi cháu. Tuy nhiên xã vừa mới tạm thời làm biên bản bàn giao, và vẫn chưa thấy có người thân cháu đến nhận lại”, ông Bình nói.

vo chong hiem muon o ha noi muon nhan be so sinh bi bo roi lam con nuoi can nhung thu tuc gi
Bé sơ sinh được người dân chăm sóc. (Ảnh: CTV).

Trong trường hợp trên, người muốn nhận trẻ bị bỏ rơi làm con cần làm thủ tục nào để nhận nuôi và khai sinh cho trẻ một cách hợp pháp?

Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt làm con nuôi. Nhưng luật quy định rõ, những người có nhân thân xấu không được nhận nuôi con nuôi để tránh trường hợp trẻ bị xâm hại hay phải sống trong môi trường không tốt, ảnh hưởng đến việc phát triển nhân cách và tâm hồn của trẻ.

Mới đây, Chính phủ vừa công bố Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một vài nội dung về vấn đề nuôi con nuôi của Nghị định 19/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Nuôi con nuôi.

Theo quy định trong Dự thảo, Nhà nước tăng cường việc tìm gia đình nhận nuôi các trẻ em bị bỏ rơi bằng cách kêu gọi các cá nhân, tổ chức nhận con nuôi.

Dự thảo lần này Nhà nước ưu tiên sự chọn lựa cho trẻ em tìm gia đình thay thế khác khi trẻ em có nhu cầu và không muốn sống chung với cá nhân, gia đình hiện tại bằng cách:

  • Thực hiện tìm gia đình thay thế cho trẻ em theo quy định hoặc;

  • Đưa vào cơ sở nuôi dưỡng sau đó tìm gia đình thay thế cho các em.

Điều kiện nhận nuôi con nuôi

Theo điều 14 Luật nuôi con nuôi 2010, để nhận con nuôi thì người nhận con nuôi phải đáp ứng các điều kiện theo quy định sau: Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên; Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi; Có tư cách đạo đức tốt.

Những người sau đây không được nhận con nuôi: Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên; Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; Đang chấp hành hình phạt tù; Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thanh niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

Sự việc trẻ bị bỏ rơi phải được UBND xã xác nhận và thông báo tìm thân nhân của trẻ theo quy định về đăng ký và quản lý hộ tịch.

Khi hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày đăng thông báo mà cha mẹ đẻ của đứa trẻ bị bỏ rơi không đến nhận lại thì vợ chồng bạn có thể nộp hồ sơ đăng ký nuôi con nuôi tại UBND cấp xã nơi lập biên bản xác nhận trẻ em bị bỏ rơi.

Thủ tục nhận nuôi con nuôi

Đối với trường hợp có đủ điều kiện trên thì sẽ làm thủ tục nhận nuôi con nuôi như sau: Phải nộp hồ sơ của mình và hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi tại UBND cấp xã nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú hoặc nơi người nhận nuôi thường trú.

* Hồ sơ nhận nuôi con nuôi:

- Hồ sơ của người xin nhận con nuôi:

+ Đơn xin nhận nuôi con nuôi (Theo mẫu);

+ Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế (Bản sao chứng thực);

+ Phiếu lý lịch tư pháp (bản sao chứng thực hoặc bản photo);

+ Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân (bản sao chứng thực hoặc bản photo);

+ Giấy khám sức khỏe do Cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp (không quá 6 tháng);

+ Văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế (UBND cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp) trừ trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi.

- Hồ sơ của người được nhận làm con nuôi:

+ Giấy khai sinh (bản sao chứng thực);

+ Giấy khám sức khỏe (cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp không quá 6 tháng);

+ Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng, chụp không quá 06 tháng;

+ Giấy thỏa thuận về việc đồng ý cho trẻ em làm con nuôi (trường hợp nhận nuôi trẻ tại gia đình);

+ Biên bản xác nhận của UBND hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập (đối với xin con nuôi là trẻ bị bỏ rơi);

Lệ phí nhận nuôi con nuôi trong nước là 400 nghìn đồng/trường hợp (theo quy định tại khoản 1 Điều 40 Nghị định 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi).

Khai sinh cho trẻ

Theo quy định tại khoản 2 điều 10 nghị định số 19/2011/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật nuôi con nuôi như sau: “Trường hợp con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi mà phần khai về cha mẹ trong giáy khai sinh và sổ đăng ký khai sinh đang lưu giữ tại Ủy ban nhân dân cấp xã còn để trống thì căn cứ vào giấy chứng nhận nuôi con nuôi, công chức tư pháp - hộ tịch ghi bổ sung các thông tin của cha mẹ nuôi vào phần khai về cha mẹ trong giấy khai sinh và sổ đăng ký khai sinh của con nuôi, tại cột ghi chú trong sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ là cha mẹ nuôi”.

Như vậy, người nhận nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật thì không được đứng khai là cha mẹ đẻ trong giấy khai sinh của con nuôi mà chỉ được ghi là cha mẹ nuôi.

vo chong hiem muon o ha noi muon nhan be so sinh bi bo roi lam con nuoi can nhung thu tuc gi Chế độ thai sản cho người nhận con nuôi 2018

Nếu đã đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) từ đủ 6 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi nhận nuôi con nuôi thì lao ...

vo chong hiem muon o ha noi muon nhan be so sinh bi bo roi lam con nuoi can nhung thu tuc gi Ông bà nhận cháu làm con nuôi được không?

Con gái tôi quen một người, 2 đứa định đi đến hôn nhân. Con gái tôi vẫn giấu bạn trai việc có con. Tôi muốn ...

chọn
Toàn cảnh vị trí dự kiến xây cầu vượt sông Luộc nối Hải Dương - Thái Bình
Một cầu vượt sông Luộc dự kiến được xây dựng kết nối huyện Thanh Miện, Hải Dương và huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình.