Nếu chỉ đơn giản là được ngắm bể thủy sinh với những chú cá nhiều màu sắc, nhiều kích cỡ cùng tiểu cảnh tự tạo, sẽ nhiều người bất ngờ khi biết rằng sản phẩm mang tính nghệ thuật, làm đẹp nhà này lại được vợ chồng chị Thùy Linh và anh Minh Đức (Hà Nội) làm từ thùng xốp.
Anh Minh Đức và chị Thùy Linh cùng nhau tự tay làm bể cá trang trí nhà. |
Xuất phát từ sở thích tự tay làm đẹp tổ ấm, vợ chồng chị Thùy Linh và anh Minh Đức đã dành khoảng 1 tuần để tìm nguyên vật liệu và bắt tay vào hoàn thiện bể cá đẹp sinh động trang trí ngôi nhà của mình.
Bể cá sau khi hoàn hiên vô cùng sinh động. |
Để chuẩn bị làm bể cá, anh Minh Đức khuyên mọi người nên chọn mua 2 thùng xốp có cùng kiểu dáng, kích cỡ và quan trọng là phải sạch sẽ. Thùng xốp có thể mua ở phố Hàng Mã, Hàng Lược hoặc các cửa hàng mua bán hoa quả ở chợ… Anh Đức chị Linh chọn mua 2 thùng có kích cỡ 30x40x50cm với giá 30.000đ/ 2 cái.
Thùng xốp. |
Cần chuẩn bị thêm:
Thước, bút : Để kẻ đường khoét giữa 2 thùng.
Dao dọc giấy: Khoét, tỉa, gọt. Nên dùng bản dao to để lưỡi dao không bị cong khi khoét.
Súng silicon: Để gắn 2 thùng lại với nhau. Nên mua loại tốt vì giá loại silicon thường và tốt chênh nhau không nhiều.
Băng dính: Để dán và cố định bể sau khi silicon đã khô mặt.
Bay: Trát xi măng trong lòng bể.
Xi măng: 4kg. Có thể mua nhiều hơn nếu muốn thiết kế mái hiên cho cá và khu vực trồng cây thủy sinh.
Cát: để trộn với xi măng. Nếu chỉ có trát xi măng thì bể sẽ bị khô và dễ nứt bể.
Xô hoặc chậu hoặc bạt to... để trộn xi măng cát.
Đồ trang trí: sỏi, đá, tượng hoặc bất cứ thứ gì mà các bạn muốn cho vào bể.
Cần chuẩn bị một số dụng cụ. |
Bước 1:
- Lau lại 1 lượt cho sạch sẽ cả 2 thùng để đảm bảo silicon và băng dính sẽ bám chặt lấy mặt thùng.
- Đo và kẻ vị trí muốn khoét sao cho khớp.
- Sau khi khoét xong, dùng súng bắn silicon trát 2 mặt tiếp xúc giữa 2 thùng. trát nhiều 1 chút tránh trường hợp bị toác dẫn đến việc gỉ nước hoặc vỡ thùng, vì lượng nước khi đổ đầy sẽ lên khoảng hơn 100 lít nước.
- Đợi silicon khô mặt, lấy băng dính dán kín bề mặt (kể cả phần đáy). Việc này ngoài cố định được 2 thùng còn giúp việc vệ sinh sau này được dễ dàng hơn.
Khoét thùng xốp để chuẩn bị ghép đôi. |
Ghép thùng. |
Bước 2:
- Sau khi silicon khô và cố định bể bằng băng dính, chị Linh cắt nắp thùng xốp để làm những chi tiết bên trong bể, anh Đức thì đi xách xô vác xi đi trộn. Anh Đức trộn xi măng cát với tỉ lệ 1/4 (4 bay xi măng với 1 bay cát). Tiếp đó, đổ nước từ từ để không bị vón cục hoặc quá loãng.
- Trước khi bắt tay vào việc trát thì chị Linh đã có bản thiết kế đầy đủ nên làm rất nhanh. Anh Đức chỉ hỗ trợ các việc lặt vặt.
- Đầu tiên phải trát xi măng kín lòng bể trước, rồi đến thành bể, rồi các chi tiết cần xây và lượng xi măng còn lại sẽ dồn hết vào đoạn nối giữa 2 bể (Đắp càng dày càng tốt, vì đoạn nối này là quan trọng nhất, nên đắp dày 3cm).
Trát xi măng và làm tiểu cảnh bên trong. |
Anh Đức và chị Linh lên bản vẽ thiết kế bể cá trước khi làm. |
Vì thế công đoạn đục khoét khá nhanh. |
Lưu ý:
Do xi măng rất ăn tay và làm ở diện tích nhỏ nên cần sử dụng găng tay nilon, y tế hoặc găng tay cao su...
- Khi việc trát hoàn thành, đặt bể tại nơi có nắng để bể khô nhanh hơn nhưng cũng không nên đặt bể chỗ có nắng quá nhiều sẽ làm xi măng bị khô và nứt. Để nguyên bể tại vị trí đó khoảng 1 ngày 1 đêm.
- Khi thấy bể đã khô, xả nước dần dần vào bể. Lần đầu nên xả khoảng 1/3 bể để kiểm tra bể có bị nứt hay bị gỉ nước hay không. Sau 1 ngày không có hiện tượng bất thường thì tiếp tục xả nước lên 2/3 bể rồi tiếp tục chờ thêm 1 ngày. Nếu vẫn không nứt thì xả đầy bể và chờ thêm 2 - 3 ngày nữa. Ngâm đầy bể nước từ 2 - 3 ngày ngoài việc giúp chúng ta biết chắc chắn mình đã thành công, thì cũng là thời gian để những chất độc của xi măng được đào thải ra ngoài.
- Ngâm bể xong thì lượng nước đó nên đổ hết. Sau đó dùng nước sạch tráng và cọ lại lần cuối.
Bước 3: Hoàn thiện
- Do là bể ngoài trời và không dùng máy lọc nước nên anh Đức chị Linh chủ yếu trồng các loại cây thủy sinh có tác dụng lọc nước và có tán rộng để che nắng cho cá như lưỡi mèo, lưỡi mác, rong đuôi chó, rong la hán, thủy trúc, sen tròn...
Nếu các bạn thích cây phát triển mạnh hơn trong bể thì có thể dải 1 lớp đất nền (đất vi sinh) rồi trồng cây. Nếu không thì dải đất bình thường nhưng cần có thời gian thì đất mới lắng xuống đáy và trong veo (thường từ 7 - 10 ngày). Nếu không thích đất có thể thả luôn cây vào bể vì cây ngoài chợ người ta bán là kèm luôn cái lọ con con rồi, về chỉ việc thả vào thôi.
- Dải 1 lớp sỏi nhỏ để chất thải của cá lắng xuống giúp nước luôn được trong.
- Thêm vào bể 2 cục xỉ than để hỗ trợ lọc nước. Xỉ than nên ngâm bên ngoài từ 2 - 3 ngày trước khi thả vào bể.
- Có thể thả ít vỏ ốc, ếch, rùa vào bể để tăng phần sinh động.
Bể cá trang trí thêm cây cối. |
Đổ đầy nước và bỏ cá mua sẵn vào trong. |
Bể cá trang trí với cây cỏ, vỏ ốc... |
Bể thủy sinh là nơi con trai anh Minh Đức và chị Thùy Linh yêu thích được vui chơi và ngắm cá bơi lội tung tăng. |
XEM THÊM
Cô gái 8X giảm 5kg chỉ sau 7 ngày nhờ uống nước detox tự làm Chị Thúy An áp dụng chế độ không ăn đồ ăn, chỉ uống 6 loại nước detox 1 ngày và kéo dài trong 1 tuần. |
Cách làm trà sữa trân châu cực kì đơn giản Trà sữa trân châu là đồ uống được nhiều người yêu thích, cách làm rất đơn giản và không mất nhiều thời gian. |
Công thức làm trà sữa thạch thủy tinh giải khát ngày nắng nóng Công thức làm trà sữa thạch thủy tinh ngon hơn nhờ thêm sốt caramel vừa thơm vừa ngậy, thêm thạch dai giòn và bắt mắt ... |
Dạy trẻ màu sắc và hình khối qua những hoạt động đơn giản Với học liệu đơn giản, dễ kiếm, bố mẹ có thể dạy trẻ nhận biết màu sắc và hình khối dễ dàng. Các hoạt động ... |
Bố mẹ tự làm nhà đẹp như cổ tích dành tặng con ai nhìn cũng mê mẩn Những vật liệu khá dễ tìm, dễ mua và có chi phí hợp lý đủ để các bố mẹ có thể dành thời gian tự tay ... |
Kinh nghiệm tự làm phân bón cho hoa hồng của bà mẹ Hải Dương Sở hữu 60 gốc hồng, chị Kim Liên đã tìm hiểu rồi tự làm phân bón để chăm hoa, hạn chế hiện tượng chai đất, ... |