Vỡ mộng khởi nghiệp, 9x trẻ kiếm nghìn đô nhờ đánh hàng Trung Quốc “Đánh hàng” - nghe qua thì tưởng đó là công việc lái xe tải hay bốc dỡ hàng đơn thuần, nhưng kì thực, công việc này là tìm khách ở Việt Nam có nhu cầu mua hàng Trung Quốc, sau đó vận chuyển về và thu phí.
Công việc này đang rất sôi động ở Việt Nam. Thậm chí, sau khi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung nổ ra chỉ 1 - 2 tháng gần đây, lượng hàng mà công ty Dũng đang làm vận chuyển về Việt Nam đã tăng gấp gần 2 lần so với các tháng trước.
Do áp lực về giá cả, chất lượng từ hàng Trung Quốc đang khiến nhiều DN sản xuất trong nước nản chí. Nhiều DN không muốn nhập hàng Trung Quốc nhưng không thể nào cạnh tranh nổi. |
Làm trong ngành thời trang vài năm cũng đủ cho Dũng có một vốn kiến thức kha khá về ngành này, nhất là nguồn hàng và các đầu mối nhập hàng. Nhận thấy nhu cầu nhập hàng, đánh hàng từ Trung Quốc về hiện nay còn dễ kiếm tiền hơn là “hùng hục” vào sản xuất, nên đã Dũng đã chuyển hướng.
Cậu bạn trẻ Lương Việt Dũng (Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ: “Chuyển sang công việc mới, không phải toan tính lo nghĩ nhiều như trước nhưng cũng khá bận rộn. Mỗi ngày tôi và đội bán hàng phải gọi điện cho hàng nghìn khách hàng để chào mời về giá cước vận chuyển, chính sách hậu mãi, tiện ích dịch vụ...”
“Để có được thông tin, dữ liệu của khách hàng, công ty phải mua từ các công ty quản lý bán hàng, để có thông tin chủ các shop lớn. Ngoài ra, tôi cũng tìm kiếm nguồn khách qua Facebook, các trang thương mại điện tử hoặc xin dữ liệu các đơn vị vận chuyển như Viettel post, giao hàng nhanh, giao hàng tiết kiệm,…”, Dũng cho biết thêm.
Tưởng như việc gọi điện sẽ làm phiền đến khách hàng, nhưng Dũng cho biết: “Phải gọi đến mới biết, nhu cầu của khách hiện cũng rất cao. Chỉ cần báo giá tốt, chính sách tốt, giới thiệu tiện ích thì khách hàng sẵn sàng gặp và trao đổi trực tiếp dù là số điện thoại lạ gọi đến.”
“Nhiều nơi đang chào giá dịch vụ khá cao, thậm chí có thể lên tới 30.000 đồng/kg hàng chưa kể phí tính theo % giá trị đơn hàng. Vì thế, đợt cao điểm vừa này, công ty nào chào giá thấp, từ 13.500 - 15.000 đồng và 2 - 4% giá trị đơn hàng thì cực hút khách”, Dũng nói.
Phương thức vận chuyển của Dũng đang làm hiện nay là vận chuyển tiểu ngạch. Tất cả các mặt hàng đều có thể vận chuyển, trừ hàng cấm, mỹ phẩm,…bằng ô tô về Việt Nam.
Cách thức mua hàng này với nhiều tiểu thương ở Việt Nam hiện nay đang được ưu tiên vì giá rẻ, mọi chi phí đều thấp. Hàng theo xe 2 - 3 ngày là đã về tới Việt Nam.
Tuy nhiên, rủi ro của phương thức vận chuyển này thường là tắc biên hoặc thu giữ do không có hóa đơn mua bán. Nếu không may xảy ra hỏa hoạn có thể cháy toàn bộ hàng.
Làm một thời gian mới thấm nhiều và hiểu biết, Dũng chia sẻ: “Quá nhiều hàng Trung Quốc được nhập về Việt Nam tiêu thụ. Số lượng lớn nhất vẫn là quần áo, giày dép, túi xách, đồng hồ, bút bi, thậm chí cả đồ gốm hay muôn vàn thứ khác.”
“Làm trong nghề mới biết, rất nhiều shop ở Hà Nội bán hàng Trung Quốc thay hàng hiệu. Có những chiếc bút bi tưởng như là hàng Việt Nam mà xưa nay mọi người vẫn dùng, vẫn ủng hộ nhưng hóa ra lại nhập từ Trung Quốc về”, Dũng nói.
Ngoài ra, 9x trẻ chia sẻ: “Khách nhập hàng qua tôi trước cũng tự sản xuất nhiều. Nhưng sau chuyển qua nhập hẳn, có tháng 1 khách nhập tới 2 tỷ đồng tiền hàng, còn các đơn 1 - 1,3 tỷ đồng nhiều như muỗi sau mưa.”
“Các đơn giá trị lớn thường mua máy cắt CNC, máy may và đặc biệt là đồ gia dụng. Nhiều nhất là đồ gia dụng, nhập hàng Trung Quốc về rồi thay thành hàng nhập khẩu nước ngoài như Thái Lan, Hàn Quốc,…”, Dũng cho biết thêm.
Chia sẻ về thu nhập ở vị trí bán hàng so với việc tự khởi nghiệp, Dũng nhẩm tính: “Mỗi đơn hàng, công ty sẽ thu 2 - 4% giá trị đơn hàng cộng với 13.500 - 15.000 đồng/kg nhân với khối lượng hàng.
Nhân viên bán hàng sẽ được 25% trong đó. Sau 3 tháng, khách hàng trở thành khách cũ thì giảm xuống còn 10%. Tuy nhiên, khách đã quen rồi thì giá trị đơn hàng sẽ cao hơn nhiều lần.”
“Làm nghề nào “ăn” nghề đấy, khách xem giá trên các web của Trung Quốc và chốt đơn hàng xong, các nhân viên bán hàng vẫn có thể “cá kiếm” thêm một chút bằng cách mặc cả giá hàng và giá vận chuyển với các shop bên Trung Quốc. Nhân viên bán hàng lại được thêm 25% với mỗi lần “ngã giá” như vậy”, Dũng nói.
Theo xu hướng mọi năm, tháng 11, 12 là thời điểm các shop bên Trung Quốc giảm giá cực mạnh, nên sẽ có thêm rất nhiều đơn hàng giúp thu nhập của nhân viên bán hàng như Dũng tăng vượt trội.
Ngay cả công ty Dũng đang làm cũng đặt chỉ tiêu 6 tháng cuối năm doanh thu gấp đôi năm ngoái. Sự tăng trưởng vượt bậc này tưởng là khó, nhưng trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bùng nổ, thì doanh thu gấp đôi là hoàn toàn có thể.
Công ty của Dũng phải liên tục tuyển người làm |
Thậm chí, công ty còn đang tuyển dụng thêm 20 nhân viên bán hàng nữa phục vụ đủ nhu cầu mua bán của khách. Mà tiêu chỉ tuyển dụng rất nhẹ nhàng, đó là chỉ cần có laptop.
Vì lợi nhuận cao, cộng với áp lực từ hàng hoá Trung Quốc khiến nhiều doanh nghiệp trong nước bỏ sản xuất để nhập hàng về bán. Cũng vì thế mà nghề đánh hàng như của Dũng có nhiều cơ hội để phát triển.
Tuy nhiên, các DN trong nước cần có cái nhìn đúng đắn và duy trì việc sản xuất trong nước để tránh lệ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc.
Giả hàng Hàn Quốc, Mumuso Việt Nam chỉ bị phạt 100 triệu đồng
Vi phạm trong lĩnh vực cạnh tranh của Mumuso Việt Nam sẽ bị xử phạt khoảng 100 triệu đồng, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ ... |
Việt Nam chi hơn 30 tỉ USD mua hàng từ Trung Quốc trong nửa năm
Thông tin trên vừa được Tổng cục Hải quan đưa ra trong Báo cáo tình hình xuất, nhập khẩu hàng hóa tháng 6 và 6 ... |
Bán hàng Trung Quốc đội lốt: Khaisilk ồn ào rồi thôi, Mumuso chỉ phải nộp phạt?
Khaisilk từng gây ồn ào dư luận sau khi "lộ" thông tin bán khăn lụa nhập từ Trung Quốc nhưng đến nay vẫn chưa có ... |