Gần đây, người dùng phản ảnh việc đơn hàng nhập khẩu của họ trên các nền tảng thương mại điện tử bị hoãn rất lâu. Lí do được các sàn thương mại điện tử đưa ra là vì dịch corona đang bùng phát tại Trung Quốc.
Hiện các các đơn hàng từ shop Trung Quốc trên Lazada được người bán hẹn 1-2 tuần sẽ về đến Việt Nam. Tuy vậy, sau hơn một tuần đặt mua, gói hàng vẫn trong tình trạng chờ xử lý, chưa được vận chuyển.
Trên nền tảng Shopee, các shop bán hàng Trung Quốc cam kết muộn nhất là ngày 24/2, gói hàng sẽ đến tay người dùng. Theo một shop kinh doanh mặt hàng thời trang thì đến 14/2, phía đơn vị vận chuyển của họ mới bắt đầu lấy hàng.
Trong khi đó, nền tảng Tiki không cho phép người dùng đặt các sản phẩm từ nhà bán hàng Trung Quốc. Những sản phẩm này sẽ hiển thị dưới dạng hết hàng hoặc hàng sắp về.
Trả lời Zing.vn, đại diện Shopee cho biết trước sự bùng nổ của corona virus, Trung Quốc đang kéo dài kì nghỉ Tết Nguyên Đán.
"Do đó, những đơn hàng có thể chuyển phát chậm hơn kế hoạch vì các nhà bán hàng cần nhiều thời gian hơn để xử lí đơn hàng. Bên cạnh việc theo dõi chặt chẽ tình hình, chúng tôi cũng đang làm việc với những nhà bán hàng xuyên biên giới để hoàn thành đơn hàng càng sớm càng tốt", người đại diện Shopee cho biết.
Về phía Lazada, công ty này cho biết những đơn hàng sau ngày 20/1 sẽ bị vận chuyển chậm do ảnh hưởng của dịch corona.
"Khách hàng sẽ có quyền quyết định hủy đơn hàng sau khi liên hệ với các nhà bán hàng", đại diện Lazada cho biết.
Trong khi đó, phía Tiki cho biết việc nhập khẩu hàng hóa nước ngoài trên nền tảng này có thể mở lại vào ngày 10/2.
Không chỉ các gian hàng nhập khẩu từ Trung Quốc chịu ảnh hưởng, rất nhiều cửa hàng online tại Việt Nam cũng đang chịu cảnh trì trệ sản xuất bởi nguồn nguyên liệu dự trữ đang cạn dần.
“Hồ Bắc, Trung Quốc, nơi bùng phát dịch corona là tỉnh có nhiều nguồn sản xuất nguyên liệu sản xuất. Với ngành may mặc thì đa phần vải đều lấy từ đây. Nếu việc giao thương tiếp tục trì trệ thêm 1-2 tháng nữa sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các shop thời trang tại Việt Nam. Hàng hóa sẽ tăng giá khá mạnh”, Anh Dũng, thương lái tại cửa khẩu Bằng Tường, Trung Quốc chia sẻ.
Ngoài ra, các cửa hàng nhập sỉ những sản phẩm Trung Quốc về bán lại trên sàn thương mại điện tử (dropship) cũng chịu cảnh thiếu hụt nguồn hàng. Nguyên nhân đến từ việc nhà phân phối đã sẵn sàng nhưng các đơn vị vận chuyển vẫn chưa được phép hoạt động.
"Bên bán hàng đã làm việc trở lại nhưng không có bất kì đơn vị vận chuyển nào hoạt động. Việc hàng có về hay không phụ thuộc nhiều vào tình hình dịch bên Trung Quốc", Maygiatls, một cửa hàng bán phụ kiện chơi game trên Shopee nói với Zing.vn về việc họ buộc phải hủy đơn vì không thể chuyển hàng từ Trung Quốc về.
Tiêu dùng 11:18 | 15/06/2020
Tiêu dùng 16:54 | 14/06/2020
Tiêu dùng 09:30 | 14/06/2020
Kinh doanh 06:37 | 14/06/2020
Kinh doanh 15:51 | 13/06/2020
Kinh doanh 06:35 | 13/06/2020
Kinh doanh 16:27 | 11/06/2020
Tiêu dùng 17:00 | 10/06/2020