Vụ bảo mẫu trường tư thục hành hạ trẻ: 'Tôi thấy bảo mẫu dùng cả... dao để hành hạ trẻ là man rợ'

"Tôi thực sự cảm thấy sốc vô cùng trước sự việc kinh hoàng này. Dù là người đã từng trải với 20 năm làm trong lĩnh vực điều tra phá án các vụ án hình sự và không ít lần đối mặt với cái ác, tôi đã không đủ dũng cảm để xem hết cả đoạn clip đó".
vu bao mau truong tu thuc hanh ha tre toi thay bao mau dung ca dao de hanh ha tre la man ro Đề xuất cải tiến chữ 'Giáo dục' thành 'Záo Zụk': 'Ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ của chính tả tiếng Việt'
vu bao mau truong tu thuc hanh ha tre toi thay bao mau dung ca dao de hanh ha tre la man ro Toàn văn đề xuất phương án cải tiến 'Giáo dục' thành 'Záo zụk' của PGS.TS Bùi Hiền
vu bao mau truong tu thuc hanh ha tre toi thay bao mau dung ca dao de hanh ha tre la man ro Tác giả đề xuất cải cách Tiếng Việt: 'Phản ứng của nhiều người nói tôi bị điên cũng là đúng thôi'
vu bao mau truong tu thuc hanh ha tre toi thay bao mau dung ca dao de hanh ha tre la man ro Chuyên gia dạy sinh viên cách xử trí khi đối mặt với tội phạm

Liên quan đến sự việc gây rúng động dư luận những giờ qua về việc, ba bảo mẫu ở Lớp mẫu giáo Mầm Xanh (Phường Hiệp Thành, Quận 12, TP HCM) có hành vi hành hạ, đánh đập nhiều trẻ học tại đây, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn Trung tá, Nghiên cứu sinh Đào Trung Hiếu - Chuyên gia Tội phạm học (Bộ Công an) để tìm hiểu một số giải pháp nhằm đẩy lùi tệ nạn bạo hành trẻ em, nhất là ở các cơ sở mầm non tư thục.

vu bao mau truong tu thuc hanh ha tre toi thay bao mau dung ca dao de hanh ha tre la man ro
Trung tá, Nghiên cứu sinh Đào Trung Hiếu - Chuyên gia Tội phạm học (Bộ Công an). Ảnh tư liệu.

Thưa Trung tá, là một người cha cũng từng có con học mầm non khi xem xong đoạn clip được cơ quan báo chí quay lại về vụ việc, cảm xúc của ông ra sao trước hành vi này?

Trung tá Đào Trung Hiếu: Ngay ngày hôm qua (26/11), khi biết được thông tin này và tôi thực sự cảm thấy sốc vô cùng trước sự việc kinh hoàng này. Dù là người đã từng trải với 20 năm làm trong lĩnh vực điều tra phá án các vụ án hình sự và không ít lần đối mặt với cái ác, tôi đã không đủ dũng cảm để xem hết cả đoạn clip đó. Dù là người có lý trí để kiểm soát hành động của mình, nhưng nếu là con mình bị như vậy thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra.

Tôi nhận định tính chất của hành vi này là rất man rợ. Cô giáo mầm non mà dám dùng cả dao để hù dọa trẻ thể hiện sự rùng rợn và vô nhân tính. Tất cả các hành vi xâm hại thân thể, tinh thần của trẻ em đều chạm vào "Dây thần kinh yếu nhất của xã hội". Trẻ em là đối tượng cần được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt, vậy nhưng những gì chúng ra đã thấy ở cơ sở mẫu giáo Mầm Xanh thì sao?

Cô giáo liên tiếp dùng tay, thước, bất cứ vật dụng gì, thậm chí cả dao để đánh, dọa trẻ đã cho thấy sự vô đạo đức của các bảo mẫu tại đây. Điều này rất có thể gây ra hiện tượng sang chấn tâm lý với trẻ và tạo ra cú sốc với xã hội. Tôi cực lực lên án hành vi này.

Thời gian gần đây dư luận vẫn chưa hết bàng hoàng trước câu chuyện một bảo mẫu ở Hà Nam có hành vi "tung hứng", đánh một cháu bé mới 47 ngày tuổi thì lại tiếp diễn ra câu chuyện buồn này tại TP HCM. Vậy theo ông nguyên nhân nào đã dẫn tới tình trạng này?

Trung tá Đào Trung Hiếu: Đây thực sự là một thực trạng khiến cho ai cũng cảm thấy đau xót. Chúng ta nên cùng ngồi lại và tìm phương án ngăn chặn các hành vi này.

Về nguyên nhân, bên cạnh diễn biến phức tạp của tình hình tội phạm, giá trị đạo đức băng hoại, chứng vô cảm “lên ngôi” thì ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận không nhỏ đang sụt giảm nghiêm trọng với động cơ kiếm tiền chộp giật, chỉ vì lời ích của mình,…

Đối với chủ cơ sở và các bảo mẫu, hầu hết họ đều được đào tạo và có chứng chỉ, hơn ai hết phải hiểu về quyền trẻ em. Tuy nhiên, bên trong họ lại chứa đựng những ứng xử lệch chuẩn, chỉ coi giữ trẻ là một nghề kiếm sống đơn thuần.

Chúng ta phải căn cứ vào Quyết định số 41/2008 của Bộ GD&ĐT về ban hành quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục. Đây có thể coi là một ngành kinh doanh có điều kiện. Để mở lớp, nhóm trẻ cần phải có các điều kiện được quy định cụ thể trong quy chế này. Đặc biệt là về trình độ bằng cấp của các giáo viên.

Hơn nữa, các vụ việc bạo hành trẻ em đã từng diễn ra nhiều lần nhưng chưa bị phát hiện kịp thời và có chế tài xử lý đủ tính răn đe. Chưa kể các bậc phụ huynh cũng thiếu kĩ năng bảo vệ con em mình.

Hành vi này rõ ràng có dấu hiệu phạm tội "Hành hạ người khác". Các cơ quan chức năng cần điều tra làm rõ các cá nhân liên quan và cân nhắc khởi tố vụ án hình sự. Phải làm rõ trách nhiệm của chủ cơ sở xem có thường xuyên đánh đập, hành hạ các cháu hay không.

vu bao mau truong tu thuc hanh ha tre toi thay bao mau dung ca dao de hanh ha tre la man ro
Lớp mẫu giáo Mầm Xanh trong buổi sáng 27/11 đã bị đình chỉ hoạt động. Ảnh: Văn Dũng.

Rõ ràng, chúng ta đã quá quen thuộc với câu chuyện "Mất bò mới lo làm chuồng". Vậy theo ông có phải trách nhiệm chỉ thuộc về duy nhất chủ cơ sở khi xảy ra bạo hành trẻ?

Trung tá Đào Trung Hiếu: Tôi không cho rằng như vậy. Rõ ràng ngoài trách nhiệm của chủ cơ sở là đương nhiên phải bị xử lý rồi, đáng nói hơn chính là trách nhiệm của các cá nhân có liên quan trong công tác quản lý nhà nước và kiểm tra giám sát.

Ở đây là Phòng GD&ĐT quận 12 - là cơ quan quản lý về chuyên môn đã kiểm tra, giám sát cơ sở này bao nhiêu lần, có được tiến hành một cách nghiêm túc hay không? Các yêu cầu về bằng cấp, năng lực với các bảo mẫu có đảm bảo hay không thì các vị phải là người nắm rõ và có hướng xử lý kịp thời rồi chứ không phải để như bây giờ.

Ngoài ra, lực lượng bảo vệ an ninh trật tự mà cụ thể là Công an khu vực, Bảo vệ tổ dân phố cũng cần phải làm rõ. Một sự việc đã xảy ra và kéo dài trong nhiều ngày mà phải chờ đến khi cơ quan báo chí vào cuộc phanh phui thì các vị mới vào cuộc thì phải hỏi lại trách nhiệm quản lý địa bàn của họ ở đâu? Các vị lãnh đạo cấp cao hơn có mạnh dạn loại khỏi bộ máy những cán bộ không đủ năng lực quản lý giám sát đó hay không?

Vậy theo ông, giải pháp đưa ra cho câu chuyện phòng chống bạo hành trẻ em, nhất là ở các cơ sở tư thục là như thế nào?

Trung tá Đào Trung Hiếu: Như đã nói ở trên, về phía các cơ quan quản lý nhà nước nếu làm tốt công tác kiểm tra giám sát, phải kiểm tra trực tiếp về nghiệp vụ của các bảo mẫu. Nếu cơ sở nào thỏa mãn các điều kiện trên thì cấp phép cho hoạt động tiếp, còn ngược lại thì phải đình chỉ và rút giấy phép ngay lập tức. Tất nhiên, đi kèm theo đó là bài toán về bố trí nơi học cho các cháu nếu cơ sở bị đình chỉ.

Khi ấy, Sở GD&ĐT phải vào cuộc để hỗ trợ cho các cơ sở để đảm bảo các cháu có chỗ học, có cô giáo để trông trẻ.

vu bao mau truong tu thuc hanh ha tre toi thay bao mau dung ca dao de hanh ha tre la man ro
Trẻ bị bảo mẫu dùng bất cứ vật dụng gì để đánh đập. Ảnh cắt từ clip Báo Tuổi Trẻ

Một điều tôi cho là rất cần thiết nữa, chính là cơ quan chức năng phải lắp hệ thống camera giám sát nối trực tiếp từ trường tới trụ sở Công an phường. Hệ thống này phải được hoạt động và bảo trì thường xuyên, lắp đặt ở nhiều góc độ. Việc làm này sẽ tạo ra hiệu ứng nhất định để ngăn ngừa các hành vi bạo hành trẻ từ chính các cô giáo.

Đây cũng là giải pháp không tốn kém, vừa đảm bảo an ninh lại có thể giám sát tốt. Việc lắp camera sẽ tác động tâm lý rất lớn tới các giáo viên. Nó giống như một thí sinh vào phòng thi có camera, bất cứ lúc nào cũng phải chấp hành nghiêm vì luôn luôn bị giám sát.

Đối với các lực lượng giữ gìn an ninh trật tự tại địa bàn, cần phải tăng cường công tác nắm tình hình thông qua người dân. Dựa vào sức dân để phát hiện và ngăn ngừa tội phạm. Tuyên truyền phổ biến tới mọi người về Luật trẻ em vừa có hiệu lực từ tháng 7/2017, nhất là quyền trẻ em cũng như các chế tài xử lý đối với hành vi bạo hành trẻ em. Từ đó, nâng cao ý thức pháp luật cho cả chính quyền, người dân, chủ cơ sở và phụ huynh.

Các bậc phụ huynh cần tăng cường quan tâm, quan sát mọi biểu hiện bất thường của trẻ khi về nhà. Đặc biệt, nếu trẻ có hiện tượng "sợ đến lớp" thì phải tìm hiểu ngay. Các phụ huynh có thể "hỏi chéo nhau" để xem xem tình trạng của con mình có phải là cá biệt hay không.

Giả sử anh A phát hiện con mình về nhà có biểu hiện thâm tím ở tay, anh A gọi điện hỏi anh B, hỏi chị C. Nếu hai người kia cũng bảo con mình về nhà cũng có biểu hiện bất thường tương tự hoặc tâm lý hoảng loạn, không muốn đến lớp thì khả năng cao trẻ có thể bị bạo hành. Lúc đó, biện pháp thông minh nhất là phụ huynh nên trình báo với lực lượng chức năng hoặc cơ quan báo chí để có hướng xử lý phù hợp.

Qua nhiều sự việc tương tự chúng ta đều thấy các cô giáo đưa ra lý do là bị áp lực cao vì trẻ quấy khóc nên có hành vi bạo hành. Ông nghĩ sao về lý do này?

Trung tá Đào Trung Hiếu: Đồng ý là nghề nào cũng có những vất vả đặc thù riêng, đặc biệt đối với các cô giáo dạy trẻ mầm non. Tuy nhiên, nếu cứ vin vào lý do "bị áp lực" mà có hành vi bạo hành với trẻ một cách man rợ như sự việc vừa qua thì cá nhân tôi cho rằng không đồng ý.

Một khi đã xác định theo nghề thì phải đủ tình yêu trẻ, thường trẻ như con mình. Trong mỗi cô giáo đều ẩn chứa bản năng làm mẹ chứ không phải không. Còn nếu không thể theo được nghề bằng tình yêu thương thì tốt nhất các cô giáo đó nên dũng cảm viết đơn xin ra khỏi ngành.

Xin trân trọng cảm ơn Trung tá về cuộc trao đổi!

vu bao mau truong tu thuc hanh ha tre toi thay bao mau dung ca dao de hanh ha tre la man ro Hai bảo mẫu tham gia hành hạ trẻ ở trường Mầm Xanh không có bằng cấp, chứng chỉ hành nghề

Chủ cơ sở mầm non Mầm Xanh khai nhận với cơ quan điều tra, hai bảo mẫu tham gia hành hạ, đánh đập trẻ gửi ...

chọn
[Photostory] Vị trí khu đô thị 72.000 tỷ đồng đang tìm chủ tại Biên Hòa
Khu đô thị Hiệp Hòa có vị trí thuộc phường Hiệp Hòa, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, quy mô quy hoạch khoảng 293 ha, với tổng mức đầu tư hơn 72.000 tỷ đồng.