'73% đối tượng xâm hại tình dục trẻ em chính là người quen nạn nhân'

Theo Trung tá Đào Trung Hiếu, theo thống kê, có tới 73% đối tượng XHTD trẻ em lại chính là người quen của nạn nhân. Vì thế, có những vụ người dân chọn cách "xử lý nội bộ".
73 doi tuong xam hai tinh duc tre em chinh la nguoi quen nan nhan 'Có thể xây dựng lực lượng chuyên đấu tranh tội phạm xâm hại tình dục'
73 doi tuong xam hai tinh duc tre em chinh la nguoi quen nan nhan Giáo dục kỹ năng phòng tránh xâm hại cho trẻ: Ðừng để quá muộn
73 doi tuong xam hai tinh duc tre em chinh la nguoi quen nan nhan Bắc Giang: Đã triệu tập người đàn ông nghi xâm hại bé gái 12 tuổi

LTS: Trong thời gian qua, các vụ án dâm ô, xâm hại tình dục trẻ em và nhiều sự việc có dấu hiệu nghi vấn quanh tình trạng này đã diễn ra ở rất nhiều tỉnh thành, từ Hà Nội, TP HCM, đến Hà Nam, Vũng Tàu, và mới đây nhất là Hà Tĩnh khi một thiếu niên 15 tuổi bị tố giác xâm hại bé gái 6 tuổi.

Các vụ việc liên tục khiến dư luận phẫn nộ, lên án và đặt ra một vấn đề hết sức bức thiết là trẻ em cần được bảo vệ tốt hơn trước các nguy cơ xâm hại về thân thể, tình dục.

Dư luận xã hội đã lên tiếng mạnh mẽ, Chính phủ và các cơ quan hữu trách đã vào cuộc, nhưng “cuộc chiến” chống tội phạm xâm hại trẻ em vẫn đầy thách thức vì nhiều lý do khác nhau.

Sau đây, chúng tôi xin gửi tới độc giả những quan điểm của Trung tá, Th.s Đào Trung Hiếu – Chuyên gia Tội phạm học, Bộ Công an trong việc lý giải nguyên nhân của việc “chậm tiến độ” trong hoạt động điều tra của cơ quan điều tra được đưa ra tại buổi tọa đàm về các biện pháp thúc đẩy phòng chống xâm hại tình dục (XHTD) trẻ em vừa qua.

73 doi tuong xam hai tinh duc tre em chinh la nguoi quen nan nhan
Trung tá, Th.s Đào Trung Hiếu – Chuyên gia Tội phạm học, Bộ Công an (Ảnh: Chí Duy).

Tại buổi tọa đàm, chia sẻ quan điểm của mình về thực trạng "chậm tiến độ" trong hoạt động điều tra án XHTD trẻ em, Trung tá Đào Trung Hiếu có 4 nguyên nhân chính.

Thứ nhất, nguồn thông tin về tội phạm đến với cơ quan điều tra thường bị chậm trễ, mất thời gian tính, mất cơ hội thu giữ được các chứng cứ vật chất để chứng minh tội phạm.

Điều này có nguyên nhân trước hết bởi nạn nhân trong các vụ án XHTD trẻ em là người dưới 16 tuổi, còn non nớt, chưa phát triển đầy đủ về thể chất và trí tuệ, khả năng nhận thức về xã hội và pháp luật còn hạn chế. Vì vậy, trong nhiều vụ án trẻ không ý thức được việc mình đã bị xâm hại để kể với cha mẹ, thầy cô giáo hay trực tiếp đi báo án.

Cũng có vụ nạn nhân bị thủ phạm đe dọa hay mua chuộc, dụ dỗ, nên càng không dám nói ra sự thật. Có cháu do xấu hổ nên không dám kể chuyện đã xảy ra với mình cho người khác. Bản thân cha mẹ của trẻ, ở vùng sâu, vùng xa trình độ dân trí thấp cũng không biết được thế nào là hành vi XHTD trẻ em để trình báo với chính quyền.

Những yếu tố này dẫn đến tình trạng khi thông tin tội phạm đến với cơ quan chức năng thì sự việc xảy ra đã qua nhiều ngày tháng, những dấu vết vật chứng quan trọng giúp cho việc truy nguyên thủ phạm không còn nữa.

73 doi tuong xam hai tinh duc tre em chinh la nguoi quen nan nhan Vì sao án xâm hại tình dục trẻ em thường bị chậm trễ?

Trung tá, Ths. Đào Trung Hiếu khuyến cáo, ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường trên cơ thể của trẻ, xác định trẻ ...

Ngoài ra, rào cản về phong tục tập quán, địa phương cũng gây khó khăn rất lớn cho việc xử lý loại tội phạm này.

Theo thống kê, có tới 73% đối tượng XHTD trẻ em lại chính là người quen

của nạn nhân. Vì danh dự gia đình, dòng tộc, có những vụ người dân chọn cách "xử lý nội bộ", hoặc "phạt vạ" bằng đồ vật, tài sản... rồi "xí xóa", bỏ qua tội lỗi cho thủ phạm.

Điều này khiến thông tin vụ án không đến được cơ quan chức năng, tội phạm không được phát hiện và vẫn tồn tại trong cộng đồng, trở thành "tội phạm ẩn", chứa đựng nguy cơ tái phạm.

Thứ hai, nguyên tắc quan trọng trong tố tụng hình sự là “trọng chứng hơn trọng cung”. Khi đã không thu được các dấu vết, chứng cứ vật chất đặc thù của án XHTD như tinh dịch, niêm mạc miệng, dấu vết máu, lông, tóc hay dấu vết khác ở hiện trường... thì việc điều tra sẽ rất khó khăn.

Kể cả trong trường hợp đối tượng nhận tội, thì vụ án vẫn đứng trước nguy cơ bị "đổ", khi trước tòa đối tượng "phản cung", phủ nhận điều đã khai nhận bằng cách đổ vấy cho cơ quan điều tra bức cung, nhục hình...

Điều này dẫn đến tâm lý thận trọng của người tiến hành tố tụng. Chừng nào chưa có được những tài liệu, chứng cứ bổ trợ cho lời khai nhận tội của đối tượng, chừng đó sự đắn đo, cân nhắc, "nâng lên đặt xuống" vẫn diễn ra. Tâm lý "cầu toàn", "phòng thủ" để tránh oan sai, nhiều khi khiến cho tiến trình điều tra xử lý tội phạm bị chậm trễ.

73 doi tuong xam hai tinh duc tre em chinh la nguoi quen nan nhan
Trung tá Đào Trung Hiếu trong một buổi tọa đàm về phòng chống XHTD trẻ em cùng với một số chuyên gia Luật học, Tâm lý học (Ảnh: Chí Duy).

Thứ ba, hiện nay luật hình sự ở nước ta vẫn quy định chung chung, chứ chưa có mô tả rõ ràng về mặt khách quan của một số tội XHTD trẻ em. Chẳng hạn đến nay vẫn chưa có một định nghĩa cụ thể thế nào là hành vi dâm ô với trẻ em.

Hành động nào đến mức được gọi là dâm ô, hành động nào chỉ là việc chơi đùa với trẻ hay thể hiện sự quý mến. Chính sự chưa thống nhất này, dẫn đến tình huống cùng một hành vi có địa phương xem xét khởi tố về hình sự, có nơi lại đánh giá đó chưa phải là tội phạm.

Thứ tư, án XHTD là loại án có dấu vết chứng cứ vật chất. Do đó công tác giám định pháp y, giám định dấu vết có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình điều tra.

Tuy nhiên, cho đến nay trình độ về khoa học hình sự ở nước ta vẫn chưa "tương thích" với yêu cầu thực tiễn, vì thiếu các trang thiết bị kỹ thuật cần thiết phục vụ công tác.

Bên cạnh đó, trình độ chuyên môn kỹ thuật trong lĩnh vực này còn chưa theo kịp những tiến bộ của thế giới. Chẳng hạn, chúng tôi đã trực tiếp điều tra một vụ hiếp giết trẻ em, sau khi gây án thủ phạm ném nạn nhân xuống ao.

Công tác giám định tuy phát hiện được xác tinh trùng trong quần lót của nạn nhân, nhưng vẫn không kết luận để truy nguyên thủ phạm được vì "số lượng ít do bị hòa vào nước". Trong khi đó, tại Đức một cái cốc được cầm tay vào rồi thả xuống chậu nước. Sau nhiều ngày vẫn truy nguyên được dấu vết đường vân.

Không thể biện minh

Trước ý kiến cho rằng đối tượng có hành vi ấu dâm là kết quả của một dạng bệnh lý, và điều này có thể biện minh cho hành vi phạm tội, Trung tá Đào Trung Hiếu đã kiên quyết phản bác.

Ông lập luận: "Để xác định người thực hiện hành vi XHTD trẻ em có phải chịu trách nhiệm hình sự (TNHS) hay không, cần xuất phát từ quy định của khoa học luật hình sự về vấn đề này.

Ngoài việc đạt độ tuổi theo luật định, người được coi là có năng lực TNHS phải có khả năng nhận thức được hành vi nào là nguy hiểm cho xã hội và khả năng điều chỉnh hành vi phù hợp với đòi hỏi của pháp luật.

Theo tôi, giả sử ấu dâm là một loại bệnh lý, thì loại bệnh này không thuộc thể tâm thần, nghĩa là không ảnh hưởng gì đến khả năng nhận thức và khả năng điều chỉnh hành vi. Do đó, khi phạm tội này, người có bệnh phải chịu TNHS".

(Còn nữa)

73 doi tuong xam hai tinh duc tre em chinh la nguoi quen nan nhan Hà Nội: Công an điều tra vụ bé gái 3 tuổi bị tổn thương vùng kín tại trường

Tối 23/3, đại diện Công an phường Ngọc Lâm (quận Long Biên, TP Hà Nội) xác nhận, đơn vị này đã nhận được đơn trình ...

chọn
Đất Xanh: Gem Riverside đã xong pháp lý và sắp mở bán
Đại diện Đất Xanh cho biết dự án Gem Riverside đã cơ bản hoàn thiện pháp lý, doanh nghiệp có kế hoạch bán hàng từ quý III/2024.