Ly hôn là nguyên nhân góp phần gia tăng khả năng trẻ bị xâm hại tình dục?

Xâm hại tình dục đang là vấn đề được dư luận quan tâm. Các chuyên gia nhận định, khi bị xâm hại, nhiều người còn ngại ngần, chưa dám lên tiếng là lý do khiến tình trạng này ngày càng nhiều.
cong an con tho o voi tre bi xam hai tinh duc Điều tra nghi án bé gái 5 tuổi bị nam thanh niên xâm hại
cong an con tho o voi tre bi xam hai tinh duc Thông tin về vụ bé gái tố bị cha và ông nội hiếp dâm
cong an con tho o voi tre bi xam hai tinh duc Văn phòng Chính Phủ chỉ đạo Công an TP HCM vào cuộc điều tra

8 giờ có thêm một vụ xâm hại

Mới đây, Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị Đà Nẵng có buổi tiếp xúc với cử tri là nữ doanh nhân, nữ trí thức, nữ nhà báo, các luật sư, giảng viên, sinh viên Trường đại học Đông Á… để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng cử tri về vấn đề xâm hại tình dục. Buổi tiếp xúc khá “nóng” vì đây là vấn đề đang được xã hội quan tâm, bức xúc và đang có xu hướng gia tăng.

Bà Lê Thị Tám (Chủ tịch Hội từ thiện và Bảo vệ quyền trẻ em TP Đà Nẵng) cho biết, rất lo lắng, bởi thực trạng trung bình mỗi năm nước ta có trên 1.000 vụ xâm hại tình dục trẻ em được ghi nhận. Theo đó, cứ 8 giờ lại có thêm một trẻ bị xâm hại tình dục. Trong đó, 70% “yêu râu xanh” là người thân trong gia đình, từ đó cho thấy được tính chất của tội phạm là sự thân quen, dễ tin tưởng.

cong an con tho o voi tre bi xam hai tinh duc
Xâm hại tình dục trẻ em được xem là vấn đề nóng, được dư luận quan tâm Ảnh D.C

Vấn đề ly hôn hiện nay cũng đang là nguyên nhân làm gia tăng mối nguy hại đối với trẻ em khi hạnh phúc gia đình bị rạn nứt, trẻ thiếu đi sự quan tâm của cha mẹ, giáo dục không được đầy đủ.

Chị Huỳnh Thị Yến (Chủ nhiệm CLB Nhà báo nữ TP Đà Nẵng) cho rằng, việc trẻ bị xâm hại tình dục đã có từ lâu, nhưng thực sự nóng, được đẩy lên cao trào sau vụ Minh Béo bị bắt giam ở Mỹ.

Về góc nhìn báo chí, vấn nạn này trước đây ít được thông tin trên các phương tiện truyền thông, người làm báo cũng bị hạn chế tiếp nhận thông tin này. Tuy nhiên, hiện nay nó trở thành vấn đề được xã hội quan tâm và xuất hiện khắp mặt báo cho thấy được sự lan rộng và mức độ ảnh hưởng lớn của vấn nạn.

Chính vì nhân phẩm, danh dự, tương lai của con trẻ mà gia đình, người thân của nạn nhân che giấu. Hiện nay, nạn nhân đã cởi mở hơn trong việc chia sẻ, báo chí cũng mạnh dạn hơn trong việc đưa tin, góp phần truyền thông để xã hội cùng chung tay vào cuộc. “Luật còn nhẹ. Cần có luật riêng đối với từng độ tuổi. Đặc biệt quan tâm hơn đối với độ tuổi dưới 5 tuổi”, chị Yến nói.

Đừng im lặng khi trẻ bị xâm hại

Luật sư Đỗ Thành Nhân (Đoàn luật sư TP Đà Nẵng) chia sẻ, những vấn đề về luật pháp chưa chặt chẽ hay thiếu là bởi vấn nạn xâm hại tình dục trẻ em đến hiện tại mới được xã hội quan tâm và đẩy lên cao trào để mọi người cũng nhìn nhận ra được mối nguy hại này. Chính vì thế mỗi cử tri đại diện cho nhân dân cần đưa ra những góp ý để soạn thảo và bổ sung điều luật.

Theo ông Nhân, cần cơ chế đảm bảo cho người tố cáo. Bởi nguyên nhân vấn đề đã diễn ra lâu rồi nhưng đến hôm nay mới bùng nổ là do hạn chế ở việc tố cáo và không tố cáo. Không tố cáo ở đây là gia đình, người nhà nạn nhân do những nguyên nhân đã được phân tích làm rõ như lúc này. Còn những người chứng kiến sự việc không lên tiếng tố cáo, chưa mạnh dạn lên tiếng.

"Vì thế tôi nghĩ cần trình lên quốc hội cơ chế đảm bảo cho người tố cáo có thể yên tâm tố cáo, không gặp các vấn đề đe dọa, hay liên quan tới đời sống khi thực hiện tố cáo vấn đề xâm hại tình dục trẻ em”, luật sư Nhân đề nghị.

cong an con tho o voi tre bi xam hai tinh duc
Rất nhiều người quan tâm, lên tiếng đến vấn đề xâm hại tình dục. Ảnh D.C

Luật sư Nguyễn Thuận (Đoàn luật sư TP Đà Nẵng) cũng cho rằng, bên cạnh việc “phòng”, cần “chống” xâm hại tình dục trẻ em. Cần đưa vấn nạn xâm hại tình dục trẻ em vào chương trình học đối với sinh viên ngành luật để nghiên cứu, tham gia vào công tác tuyên truyền ra xã hội để xã hội được biết. Đưa vào chương trình học của học sinh để giáo dục trẻ em cách tự vệ, bảo vệ bản thân tránh khỏi tệ nạn này. Thành lập ủy ban chăm sóc trẻ em tại các cơ quan, địa phương, phường, xã.

Bà Lê Thị Tám cũng đề nghị cần có giám sát chuyên đề việc thực thi pháp luật về quyền trẻ em, đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra giám sát về công tác bảo vệ trẻ em, tăng cường công tác điều tra, truy tố, xét xử đối với các hành vi xâm hại tình dục trẻ em. Đặc biệt, cần xây dựng mô hình thân thiện trong việc lấy ý kiến của trẻ bị xâm hại để tránh tổn thương tâm lý trẻ em.

chọn
BĐS Hồ Gươm đang tiến vào khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 sau thương vụ 45 tỷ đồng
Sau khi cổ phần hóa, Viwaseen cùng đối tác DAF đã nhượng lại quyền phát triển khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 Hà Nội cho Công ty CP Đầu tư Bất động sản Hồ Gươm với khoản tiền 45 tỷ đồng.