Vì sao án xâm hại tình dục trẻ em thường bị chậm trễ?

Trung tá, Ths. Đào Trung Hiếu khuyến cáo, ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường trên cơ thể của trẻ, xác định trẻ đã bị xâm hại, bố mẹ không nên tắm rửa cho con và phải giữ nguyên bộ quần áo trẻ đang mặc. Sau đó, bố mẹ khẩn trương đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra tình trạng tổn thương.
vi sao an xam hai tinh duc tre em thuong bi cham tre Cha mẹ giữ vai trò chính trong điều trị tâm lý cho trẻ sau khi bị lạm dụng tình dục
vi sao an xam hai tinh duc tre em thuong bi cham tre Triệu tập người bị tố dâm ô với trẻ em ở Hoàng Mai
vi sao an xam hai tinh duc tre em thuong bi cham tre Chuyên gia dạy trẻ cách thoát thân trước ‘yêu râu xanh’

Liên quan đến việc phát hiện, điều tra, xử lý các hành vi xâm hại tình dục (XHTD) trẻ em thường bị chậm trễ gây băn khoăn, bức xúc trong dư luận xã hội, PV đã có cuộc trao đổi với Trung tá, Th.s. Đào Trung Hiếu – Chuyên gia Tội phạm học, Bộ Công an để tìm hiểu nguyên nhân và các giải pháp.

vi sao an xam hai tinh duc tre em thuong bi cham tre
Trung tá, Th.s. Đào Trung Hiếu – Chuyên gia Tội phạm học, Bộ Công an (Ảnh: Đình Tuệ).

Thủ phạm chủ yếu là nguời quen

PV: Thưa Trung tá, ông có nhận định như thế nào về tình trạng trẻ em bị XHTD trong thời gian gần đây?

Trung tá Đào Trung Hiếu: Luật Bảo vệ và chăm sóc trẻ em của Việt Nam năm 2004 quy định trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi. Tội phạm XHTD trẻ em, bao gồm các hành vi như: hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô…với trẻ em.

Theo thống kê của Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an) cho thấy, mặc dù chiếm một tỷ trọng nhỏ hơn so với các tội phạm khác, nhưng mỗi năm trung bình tại nước ta có từ 1.600-1.800 vụ XHTD trẻ em được phát hiện. Trên thực tế có thể xảy ra nhiều hơn nhưng là “tội phạm ẩn”. Trong số 1.000 vụ XHTD, số trẻ em là nạn nhân chiếm đến 65%, đa số nạn nhân là nữ ở độ tuổi 12-15 (chiếm 57,46%), tuy nhiên số trẻ em dưới 6 tuổi bị xâm hại chiếm tới 13,2%.

XHTD gây tổn hại về thể chất, để lại di chứng nặng nề đối với tâm lý của trẻ em, những đau khổ dằn vặt cho gia đình nạn nhân, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Bởi trẻ em là đối tượng cần được bảo vệ, chăm sóc đặc biệt. Ở độ tuổi dưới 16, các em còn non nớt, chưa phát triển đầy đủ về mặt thể chất và trí tuệ.

PV: Nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm XHTD trẻ em là gì và xu hướng của loại tội phạm này như thế nào, thưa Trung tá?

Trung tá Đào Trung Hiếu: Về khách quan: Dưới tác động hai mặt của nền kinh tế thị trường, tỉ lệ người bị thất nghiệp vẫn còn khá cao. “Nhàn cư vi bất thiện”, khi không có công ăn việc làm, người ta dễ bị cuốn hút vào các hành vi tiêu cực, tệ nạn xã hội. Tội phạm vì thế cũng gia tăng, trong đó có tội phạm XHTD trẻ em.

vi sao an xam hai tinh duc tre em thuong bi cham tre
Một buổi chia sẻ về kỹ năng phòng chống bạo lực học đường cho học sinh của Trung tá Đào Trung Hiếu tại Hà Nội (Ảnh: Đình Tuệ).

Bên cạnh đó, sự băng hoại xuống cấp của đạo đức xã hội là tác nhân trực tiếp dẫn đến thực trạng này. Thực tế cho thấy có tới 73% số thủ phạm XHTD trẻ em là người quen, trong đó 10% là cha đẻ hoặc cha dượng.

Điều này chứng tỏ sự lệch lạc về nhân cách đã đến mức báo động. Vì dục vọng thấp hèn, những kẻ phạm tội là người thân, người quen của trẻ, sẵn sàng chà đạp lên trên cả luân thường đạo lý. Sự du nhập của văn hóa ngoại lai, bạo lực, đồi trụy… đang tác động tiêu cực hàng ngày hàng giờ, gây ô nhiễm đời sống tinh thần của một bộ phận người dân.

Ngoài ra, khi lối sống thực dụng “lên ngôi”, con người ta chạy theo đồng tiền để thỏa mãn nhu cầu vật chất, xem nhẹ những giá trị đạo đức vốn có của dân tộc thì hậu quả là nhiều gia đình, nhiều bậc cha mẹ đã coi nhẹ việc quan tâm, chăm sóc trẻ em…

Về chủ quan: Công tác phòng ngừa đối với tội phạm XHTD trẻ em nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, còn hình thức, chưa tiếp cận đời sống người dân đủ tạo ra những chuyển biến, thay đổi nhận thức về trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

vi sao an xam hai tinh duc tre em thuong bi cham tre Triệu tập người bị tố dâm ô với trẻ em ở Hoàng Mai

Đại diện cơ quan cảnh sát điều tra (Công an TP Hà Nội) cho biết, đơn vị đã triệu tập anh Cao Mạnh H. để ...

Hệ thống chính trị ở cơ sở tại một số địa phương chưa phát huy đầy đủ vai trò và làm hết trách nhiệm của mình trong việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật, vận động nguời dân thực hiện tốt pháp luật. Tại các nhà trường, việc giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại cho trẻ em lứa tuổi học đường còn bị xem nhẹ, hoặc chưa được triển khai, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số.

PV: Việc phát hiện, điều tra xử lý các vụ án XHTD trẻ em thời gian qua được đánh giá là chậm trễ hoặc còn bỏ lọt tội phạm. Điều này có thể được lý giải như thế nào, thưa Trung tá?

Trung tá Đào Trung Hiếu: Trước hết phải khẳng định, các chế tài xử lý loại tội phạm này trong pháp luật hiện hành đã rất nghiêm khắc. Tuy nhiên, việc phát hiện, điều tra xử lý các vụ án XHTD trẻ em thường bị chậm trễ. Điều này xuất phát từ những khó khăn khách quan như sau:

Trước hết, án XHTD là loại “án 1-1”, tức là chỉ có thủ phạm và nạn nhân, rất ít kẻ dám gây án khi có mặt người thứ 3. Do đó, loại án này thường không có nhân chứng, gây khó khăn cho công tác điều tra. Mặt khác, dấu vết sinh học cũng rất mờ nhạt, nhất là ở các vụ dâm ô (sờ soạng bên ngoài cơ thể).

Án hiếp dâm, cưỡng dâm còn có tổn thương sản khoa, lông, tóc và tinh dịch tại hiện trường hay dính trên người nạn nhân và thủ phạm, nhưng loại án này thường bị phát hiện muộn (do trẻ em không kể vì xấu hổ hay bị đe doạ, hoặc không biết là mình bị xâm hại...). Vì thế khi phát hiện, dấu vết giúp truy nguyên thủ phạm không còn nữa.

vi sao an xam hai tinh duc tre em thuong bi cham tre Chuyên gia dạy trẻ cách thoát thân trước ‘yêu râu xanh’

Bằng các động tác đơn giản mà hiệu quả, Tiến sĩ (TS) Vũ Thu Hương đã dạy cho các em học sinh những cách có ...

Thêm vào đó là khó khăn trong việc lấy lời khai. Bị hại lại non nớt, khả năng tri giác hạn chế...nên khai báo không chính xác và thống nhất, mỗi lúc khai một kiểu. Thậm chí, có những bé gái dưới 6 tuổi (người dân tộc thiểu số) còn không thể mô tả được chi tiết sự việc mình bị xâm hại ra sao với cơ quan Công an. Trong khi đó, nghi phạm đủ khôn để cãi bay mọi cáo buộc...

Vấn đề quan trọng số 1 là chứng cứ, nếu không đủ căn cứ, thì phải theo nguyên tắc suy đoán vô tội...cơ quan pháp luật dẫu muốn, cũng không thể kết tội một người chỉ vi nghi thực hiện tội phạm mà không có chứng cứ rõ ràng.

Ngoài ra, nhiều gia đình nạn nhân không am hiểu pháp luật nên không kịp thời trình báo sự việc với cơ quan có thẩm quyền giải quyết khi phát hiện con em mình bị xâm hại. Ở một số địa phương vùng cao vẫn còn hình thức “phạt vạ”.

Tức là, nếu đối tượng xâm hại là người nhà của nạn nhân, dòng họ đó thường chọn cách “giải quyết trong nhà” bằng hình thức cống nộp tiền mặt, sản vật rồi sẵn sàng “cho qua” chuyện này. Những yếu tố này khiến tội phạm XHTD bị “ẩn”. Khi hành vi phạm tội không bị trừng trị kịp thời, sẽ mất tác dụng răn đe giáo dục và tội phạm lại có điều kiện phát sinh.

Phải để trẻ “trong tầm mắt”

PV: Vậy theo Trung tá, cần phải trang bị cho trẻ em và người lớn những kỹ năng gì để phòng chống loại hình tội phạm này?

vi sao an xam hai tinh duc tre em thuong bi cham tre
Trung tá Đào Trung Hiếu khẳng định, vai trò của việc giáo dục về kỹ năng sống cho trẻ là rất quan trọng (Ảnh: Đình Tuệ).

Trung tá Đào Trung Hiếu: Trước tiên phải tăng cường tuyên truyền phổ biến pháp luật cho nhân dân về quyền trẻ em, trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội ở cơ sở như Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Tổ dân phố, An ninh thôn bản, Tổ tự quản, Công an xã, phường, thị trấn… để có khả năng giải quyết các tình huống ngay từ cơ sở, làm tốt công tác phòng ngừa tội phạm trong từng hộ gia đình, thôn bản, tổ dân phố…

Đối với các nhà trường, cần thực hiện lồng ghép việc giảng dạy kỹ năng sống cho trẻ vào các buổi học chính khóa hoặc ngoại khóa. Nâng cao nhận thức cho chính các thầy cô để truyền dạy cho các em học sinh kỹ năng tự bảo vệ mình.

Trong mỗi gia đình, vai trò giám sát và bảo vệ con cái của bố mẹ phải được đặt lên hàng đầu. Quan sát các biểu hiện bất thường về tâm sinh lý của trẻ để có hướng xử lý phù hợp.

Phụ huynh phải dạy cho con mình ngay từ bé biết ai là người được phép tiếp cận và có thể chạm vào những bộ phận nhạy cảm trên cơ thể. Ngoài bố mẹ, bác sỹ chữa bệnh có bố mẹ giám sát, thầy cô giáo giúp đỡ khi bệnh tật…thì không có ai khác được đụng chạm vào các bộ phận kín trên cơ thể mình. Nếu xảy ra, phải biết la hét, bỏ đi và báo ngay cho bố mẹ biết.

Để góp phần giúp cho quá trình điều tra của lực lượng chức năng đạt hiệu quả, các bậc cha mẹ cũng nên lưu ý:

Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường trên cơ thể của trẻ, bố mẹ không được cho đi tắm, giặt, mà phải cần giữ nguyên bộ quần áo trẻ đang mặc, rồi khẩn trương đưa trẻ đi khám thương, giám định tổn thương sản khoa, ghi nhận dấu vết thương tích trên cơ thể.

Đồng thời trình báo ngay với chính quyền, cơ quan Công an gần nhất. Làm vậy thì những dấu vết của tội phạm mới được kịp thời thu thập để chứng minh tội phạm.

Xin trân trọng cảm ơn Trung tá!

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.