Vụ cháy Rạng Đông: Chính quyền bất nhất, dân tin vào đâu?

Không thể để những kho hóa chất vô cùng độc hại, giống như những “quả bom nổ chậm” ở giữa khu dân cư có hàng chục nghìn người đang sinh sống.

Theo PGS.TS Bùi Thị An, ngay từ nhiệm kỳ 2004-2011, HĐND Hà Nội đã có chủ trương di dời các cơ sở sản xuất có tính độc hại khỏi nội đô, nhưng không hiểu vì sao đến nay vẫn chưa thực hiện.

Câu chuyện trên một lần nữa “nóng” lên khi Thứ trưởng Bộ TN-MT Võ Tuấn Nhân cung cấp con số hơn 27 kg thủy ngân đã bị phát tán ra môi trường sau vụ cháy Công ty Rạng Đông.

Zing.vn ghi lại quan điểm của PGS.TS Bùi Thị An về vấn đề này. Bà An là cựu đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND TP Hà Nội, nguyên Chủ tịch Hội Hóa học Hà Nội, nguyên Viện trưởng Viện Tài nguyên, Môi trường và Sức khỏe cộng đồng.

Chính quyền bất nhất về ô nhiễm thủy ngân, dân tin vào đâu?

Chiều 4/9, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Võ Tuấn Nhân công bố kết quả quan trắc môi trường sau vụ cháy ở công ty Rạng Đông. Theo ông Nhân, công ty này báo cáo nguồn thủy ngân có thể phát tán ra môi trường sau vụ cháy là hơn 15 kg, nhưng tính toán của các nhà khoa học cho thấy khối lượng khoảng trên 27 kg.

Lãnh đạo Bộ Tài nguyên Môi trường khẳng định vụ cháy ở Rạng Đông là sự cố cháy nổ mất an toàn hóa chất, được đánh giá là quy mô ảnh hưởng trung bình nhưng thiệt hại lớn về tài sản, có tác động xấu đến sức khỏe người dân và môi trường xung quanh; hoá chất gây ô nhiễm chủ yếu là thuỷ ngân và một số kim loại nặng.

Vụ cháy Rạng Đông: Chính quyền bất nhất, dân tin vào đâu? - Ảnh 1.

PGS.TS Bùi Thị An.

Đặc biệt, theo khuyến cáo chuyên môn của WHO, "người dân sống trong bán kính 500 m tính từ hàng rào kho bị cháy sẽ chịu ảnh hưởng ô nhiễm thủy ngân".

Hơn một tuần trước, ngay khi vụ cháy xảy ra, người dân sống xung quanh khu vực xảy ra hỏa hoạn đã rất bất an, lo lắng vì nguy ô nhiễm môi trường do vụ cháy gây ra.

Vụ cháy xảy ra tối 28/8 và sau đó là một chuỗi thông báo bất nhất, trái chiều từ phường Hạ Đình cho đến quận Thanh Xuân và các cơ quan chức năng liên quan, khiến người dân “không biết tin vào đâu”.

Đầu tiên là việc phường Hạ Đình ra văn bản cảnh báo nguy hiểm, nhưng rất nhanh sau đó, văn bản này được thu hồi, thậm chí người ra văn bản cảnh báo còn bị kiểm điểm.

Tiếp đó, TP Hà Nội cùng các cơ quan chuyên môn cử người xuống đo chỉ số quan trắc môi trường, và cũng rất nhanh chóng, kết quả được thông báo “an toàn”. Nhưng sau đó, Bộ TN&MT lại lên tiếng nói chưa có kết quả, đồng thời cảnh báo về nguy cơ ô nhiễm hóa chất sau vụ cháy.

Vụ cháy Rạng Đông: Chính quyền bất nhất, dân tin vào đâu? - Ảnh 2.

Hàng nghìn bóng đèn của Công ty Rạng Đông bị cháy khiến một lượng lớn thủy ngân dùng để sản xuất bóng đèn bị phát tán ra môi trường. (Ảnh: Việt Linh).

Rồi chiều 4/9, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân công khai thông tin hơn 27 kg thủy ngân từ vụ cháy có thể đã bị phát tán.

Một chuỗi các sự việc xảy ra khiến người dân thêm hoang mang khi cuộc sống bị ảnh hưởng, đảo lộn bởi hóa chất độc hại như thủy ngân.

Trách nhiệm của ai?

Có lẽ, lãnh đạo chính quyền địa phương chưa lường được hết những hậu họa khủng khiếp về môi trường khi thủy ngân bị phát tán nên cách ứng phó, xử còn chậm, độ nhạy bén chưa cao.

Trong khi điều duy nhất đáng được đánh giá cao là văn bản khuyến cáo ban đầu của phường Hạ Đình, nhưng đã bị thu hồi vì một do rất khó hiểu, không thuyết phục là “không đủ thẩm quyền và cơ sở”.

Cảnh báo của phường Hạ Đình rất đúng, bởi thủy ngân là một hóa chất cực kỳ độc hại, một lượng nhỏ cũng độc, nhưng trong vụ này có tới hơn 27 kg thủy ngân phát tán vào không khí, ngấm xuống đất, nước, sẽ tạo ra hậu họa khôn lường.

Ở mọi quốc gia, rủi ro lúc nào cũng có thể xảy ra, nhưng quan trọng là chính quyền và các cơ quan chức năng phải minh bạch thông tin, xử vấn đề nhanh chóng để đảm bảo cuộc sống an toàn cho người dân.

Cũng nhân vụ cháy này, nhiều người nhắc tới chủ trương di dời các cơ sở sản xuất ô nhiễm, độc hại ra khỏi nội đô.

Ngay từ khi tôi còn làm đại biểu HĐND Hà Nội nhiệm kỳ 2004-2011, chủ trương di dời này đã được quyết định nhưng từ đó đến nay, qua bao nhiêu năm vẫn nấn ná chưa thực hiện, để bây giờ hậu quả xảy ra lớn như thế này mới vội tìm cách khắc phục.

Đây là vấn đề liên quan đến chấp hành kỉ luật, kỉ cương chưa được thực hiện nghiêm túc, như chúng ta vẫn thường nói, đó là tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng”.

Hậu quả này ngoài thiệt hại về tiền của, quan trọng hơn, nó ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường sống và sức khỏe của người dân xung quanh khu vực bị cháy. Hậu quả xảy ra không phải do người dân, nhưng họ lại đang là người phải gánh chịu mọi nguy cơ, rủi ro.

Vì vậy, sau vụ việc này, TP cần rà soát lại ngay trên địa bàn có những cơ sở sản xuất nào có tính độc hại, có nguy cơ gây ô nhiễm giống như Rạng Đông, để sớm yêu cầu di dời khỏi nội thành.

Vụ cháy Rạng Đông: Chính quyền bất nhất, dân tin vào đâu? - Ảnh 3.

Việc di dời các cơ sở sản xuất có tính độc hại, gây ô nhiễm ra khỏi nội đô cần được tiến hành nhanh chóng, tránh "mất bò mới lo làm chuồng". (Ảnh: Việt Linh).

Hà Nội cần lập tức lên kế hoạch di dời toàn bộ hoạt động của Công ty Rạng Đông nói riêng và các nhà máy sản xuất có sử dụng hoá chất độc hại, có nguy cơ cháy nổ, gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu vực nội đô, tránh xa khu dân cư.

Chúng ta không thể để những kho hóa chất vô cùng độc hại, giống như những “quả bom nổ chậm” ở giữa khu dân cư có hàng chục nghìn người đang sinh sống. Đây là bài học nhãn tiền, đừng lặp lại câu chuyện “mất bò mới lo làm chuồng”.

Cùng với đó, phải làm rõ nguyên nhân vì sao trong nhiều năm qua không thực hiện chủ trương di dời các cơ sở này, truy trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức liên quan để có cơ sở xử , giữ nghiêm kỉ cương phép nước.

Lãnh đạo quận, TP im lặng

Trước thông tin Thứ trưởng Bộ TNMT Võ Tuấn Nhân cung cấp tại buổi họp báo Chính phủ chiều 4/9, Zing.vn đã nhiều lần liên hệ với đại diện, lãnh đạo quận Thanh Xuân, UBND TP Hà Nội để nắm bắt thêm thông tin về phía chính quyền đã có những chỉ đạo thế nào, có phương án gì để bảo đảm an toàn cho môi trường và cuộc sống của người dân. Tuy nhiên, các lãnh đạo không bắt máy.

Sau khi gọi điện thoại cho Chủ tịch quận Thanh Xuân Nguyễn Xuân Lưu và Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung nhưng không ai nghe máy, Zing.vn tiếp tục nhắn tin để liên hệ với các vị lãnh đạo này song cũng không được hồi đáp. Liên hệ với chánh văn phòng, người phát ngôn của quận Thanh Xuân là bà Vương Thị Vân Khánh, bà Khánh bắt máy, nhưng khi vừa nghe giới thiệu là phóng viên, bà vội vàng cáo bận rồi tắt máy.

chọn
Cao tốc CT 08 qua Nam Định - Thái Bình cần giải phóng 509 ha đất, xây 9 cầu và 5 nút giao, hoàn thành vào năm 2027
Cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng đoạn qua hai tỉnh Nam Định và Thái Bình có chiều dài hơn 61 km, đi qua 4 huyện của Nam Định, hai huyện của Thái Bình. Tuyến cao tốc này dự kiến được hoàn thành vào năm 2027.