Vụ cháy ở Rạng Đông: Người dân không nên tự xử lí ô nhiễm thủy ngân?

Sau vụ cháy ở Rạng Đông, các chuyên gia cho rằng cơ quan chức năng cần kiểm tra, đánh giá sau đó đưa ra phương án xử lí thủy ngân phát tán.

cong-an-ha-noi-thong-tin-nguyen-nhan-vu-chay-nha-may-rang-dong-3

(Ảnh: Vietnamnet).

Ngày 4/9, Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân cho biết ước tính có khoảng 15,1 - 27,2 kg thủy ngân đã phát tán ra môi trường sau vụ cháy ở Công ty CP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông.

Trao đổi với chúng tôi về con số trên, PGS TS Trần Hồng Côn (nguyên giảng viên Khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội) cho biết ông không rõ việc tính toán khối lượng thủy ngân như thế nào.

"Nếu tính tổng khối lượng bóng đèn chứa thuỷ ngân bị phá hủy do vụ cháy thì lượng thủy ngân bay vào không khí là bao nhiêu? Lượng thủy ngân đi vào nước, đất là bao nhiêu?

Vấn đề xử lí thủy ngân phát tán ví dụ theo khói bụi bay vào nhà dân cần phải có chỉ đạo của cơ quan chức năng, chuyên môn.

Cần phải xác định thủy ngân phát tán vào nhà người dân ở dạng gì, qua nhiều ngày chuyển hóa như thế nào và từ đó mới chỉ dẫn dùng hóa chất nào để xử lí", PGS TS Trần Hồng Côn nói.

Theo PGS TS Côn, nếu người dân tự xử lí thì sẽ không tốt, không triệt để được do đó phải có cơ quan chức năng kiểm tra, đưa ra phương án cho người dân nên xử lí như thế nào.

Đồng quan điểm, TS Dương Tuấn Hưng, Trưởng phòng Hóa Môi trường (Viện Hóa học) cũng cho rằng thủy ngân từ vụ cháy có thể bốc hơi vào trong không khí, theo nước mưa, ngấm xuống nguồn nước, trong tro xỉ của vụ cháy... và có thể phát tán vào nhà người dân.

"Về vấn đề xử lí môi trường thì cơ quan chức năng (ví dụ Bộ Tư lệnh Hóa học) cần hướng dẫn người dân cụ thể sau khi có kiểm tra, đánh giá việc phát tán thủy ngân", TS Hưng cho hay.

Về vấn đề tẩy độc thủy ngân, ngày 5/9, UBND TP Hà Nội đã giao Sở TN&MT phối hợp với Công ty Rạng Đông, Bộ Tư lệnh Thủ đô làm việc với Bộ Tư lệnh Hóa học triển khai thực hiện tẩy độc nhà máy và trong bán kính 500m vùng ảnh hưởng (nếu có các chỉ tiêu độc hại vượt mức cho phép).

Thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai cho biết, sáng 30/8, Trung tâm chống độc Bệnh viện đã tiếp nhận, khám, tư vấn cho các nạn nhân bao gồm những người đã tiếp cận (phơi nhiễm) với thủy ngân.

Hoạt động này được thực hiện liên tục trong tất cả các ngày nghỉ dịp Quốc khánh 02/9 vừa qua.

"Cho đến nay, tại đây, trên 100 người đã được làm xét nghiệm thủy ngân máu và 1 số người đã được lấy nước tiểu 24 giờ để xét nghiệm thủy ngân, kèm theo 1 số xét nghiệm khác: công thức máu, urea, creatinin, men gan, bilirubin, điện tim, một số được chụp X-quang phổi và khí máu động mạch, methemoglobin (metHb), carboxyhemoglobin (HbCO).

Xét nghiệm thủy ngân máu được gửi đến Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và đã có 82 trường hợp cho kết quả có nồng độ thủy ngân máu thấp dưới 10 mcg/L (mức tối đa cho phép). Các trường hợp khác đang đợi kết quả", Bệnh viện Bạch Mai thông tin.

Đồng thời, Bệnh viện tiếp tục duy trì kết nối với các cơ sở y tế để tư vấn chuyên môn, hội chẩn, phối hợp trong việc đánh giá, chẩn đoán và điều trị các trường hợp theo dõi, nghi ngờ ngộ độc phức tạp.

chọn
[LIVE] ĐHĐCĐ Đạt Phương: Khu đô thị tại Quảng Bình có thể sáng sủa vào 2025, dự án Cồn Tiến còn vướng 1 hộ dân
Năm 2024, Đạt Phương đặt kế hoạch doanh thu thuần hợp nhất 4.566 tỷ đồng và lãi sau thuế 343,5 tỷ đồng. Với mảng bất động sản, năm nay Đạt Phương sẽ tập trung triển khai khu đô thị Cồn Tiến và Casamia Hội An, đồng thời tìm kiếm cơ hội đầu tư vào các dự án công nghiệp.