Vụ đề xuất bỏ 'Chí Phèo' khỏi SGK: 'Tôi nghĩ, anh ấy không hiểu văn học Việt Nam'

Có ý kiến cho rằng, tác giả đưa ra đề xuất bỏ tác phẩm "Chí Phèo" ra khỏi SGK nên trở về Việt Nam học lại tác phẩm này để hiểu rõ những giá trị của nó. 
vu de xuat bo chi pheo khoi sgk toi nghi anh ay khong hieu van hoc viet nam Vụ đề nghị bỏ 'Chí Phèo' khỏi SGK: 'Đừng soi nó trên phương diện luật pháp, tội phạm học'
vu de xuat bo chi pheo khoi sgk toi nghi anh ay khong hieu van hoc viet nam Tổng chủ biên chương trình SGK: Đề xuất loại ‘Chí Phèo’ là non nớt
vu de xuat bo chi pheo khoi sgk toi nghi anh ay khong hieu van hoc viet nam ‘Nếu không có đêm đó thì thị Nở có hết được ‘thiểu năng’ không?’
vu de xuat bo chi pheo khoi sgk toi nghi anh ay khong hieu van hoc viet nam Tác giả đề nghị bỏ 'Chí Phèo' ra khỏi SGK lớp 11 'chưa hiểu đúng về tác phẩm'?

Mới đây, thạc sĩ Nguyễn Sóng Hiền - Nghiên cứu sinh tại Đại học Newcastle (Australia) đưa ra đề xuất nên loại bỏ tác phẩm "Chí Phèo" của nhà văn Nam Cao ra khỏi chương trình SGK lớp 11 phổ thông đã gây ra những tranh luận trên truyền thông và mạng xã hội.

vu de xuat bo chi pheo khoi sgk toi nghi anh ay khong hieu van hoc viet nam
Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội khoa học tâm lý giáo dục Hà Nội. Ảnh: Đình Tuệ.

Trao đổi về điều này với chúng tôi, Tiến sĩ (TS) Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội khoa học tâm lý giáo dục Hà Nội cho biết, trong tiến trình đổi mới ai suy nghĩ sáng tạo được cái gì thì đều hết sức hoan nghênh.

Ông cũng phân tích: “Nếu anh Hiền là nghiên cứu sinh về văn học thì phải về nước học lại. Tôi nghĩ, anh ấy không hiểu văn học Việt Nam, về hình tượng văn học. Anh ấy nhầm lẫn về hình tượng văn học với người thực đời thực trong cuộc sống. Chúng ta phải cảm ơn nhà văn Nam Cao vì đã sáng tạo cho văn học Việt Nam một tác phẩm lớn, để lại hình tượng nghệ thuật to lớn không kém tác phẩm 'A.Q chính truyện'của nhà văn Lỗ Tấn ở Trung Quốc".

Cũng theo TS Tùng Lâm, "Chí Phèo" là tác phẩm văn học để đời, mãi mãi đời sau không ai có thể quên được bởi ngoài giá trị hiện thực, tác phẩm còn có giá trị nghệ thuật trường tồn chứ không phải thời trước dùng và thời này bỏ được.

"Nghiên cứu sinh Nguyễn Sóng Hiền đặt ra vấn đề Chí Phèo tốt hay xấu. Về mặt khoa học, anh ấy có quyền nghi ngờ, có quyền đặt vấn đề nhưng là một nghiên cứu sinh, anh phải có bộ óc tư duy khoa học chứ không phải như một học sinh.

Tại sao Chí lại không đại diện cho giai cấp nông dân khi cũng sinh ra và lớn lên tại làng Vũ Đại? Chí đại diện cho người nông dân bị xã hội phong kiến tha hóa chứ bản chất Chí không hề xấu. Ở đây, anh Hiền nói Chí là đứa trẻ mồ côi, không được giáo dục là hoàn toàn sai. Hơn nữa, anh Hiền nói tác phẩm Chí Phèo có tác động xấu đến học sinh thì phải điều tra, nghiên cứu cụ thể chứ không chỉ đưa ra những suy nghĩ nông cạn như vậy được", Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục Hà Nội nhấn mạnh.

TS Nguyễn Tùng Lâm còn cho rằng nếu anh Sóng Hiền làm về giáo dục học thì phải đi điều tra, khảo sát học sinh, có dẫn chứng mới đưa ra được những lập luận như vậy. Làm khoa học là phải có luận cứ, phải có thống kê, điều tra thực tế và được trình bày một cách khoa học.

Thị Nở chính là 'ân nhân' giúp Chí tỉnh ngộ

Là một giáo viên có 20 năm đứng lớp giảng dạy môn Ngữ văn tại Trường THPT Việt Đức (Hà Nội), cô giáo Lệ Hằng rất tôn trọng ý kiến đề xuất của tác giả Nguyễn Sóng Hiền khi anh này đưa ra những lập luận của mình để loại bỏ tác phẩm "Chí Phèo" ra khỏi chương trình SGK Ngữ văn lớp 11.

vu de xuat bo chi pheo khoi sgk toi nghi anh ay khong hieu van hoc viet nam
Cô giáo Lệ Hằng - Giáo viên dạy Ngữ văn tại Trường THPT Việt Đức. Ảnh: Đình Tuệ.

Tuy nhiên, cô Hằng cho rằng không thể loại bỏ tác phẩm "Chí Phèo" ra khỏi chương trình SGK phổ thông bởi nó đã được "đóng đinh" trong cả một giai đoạn văn học Việt Nam trước năm 1945 và thể hiện tài năng văn chương bậc thầy của Nam Cao.

Cô Lệ Hằng cho hay, "Chí Phèo" là một tác phẩm kinh điển của nền văn học nước ta bởi giá trị nhân văn nhân bản, thể hiện niềm tin tưởng và yêu thương con người, giá trị của con người không bao giờ thay đổi. Tác giả Nam Cao không bao giờ mất niềm tin vào con người. Cô Lệ Hằng cho rằng, đề xuất của NCS Sóng Hiền có phần hơi phiến diện. "Dường như anh Hiền đã dung tục hóa văn chương, có những nhận xét tiêu cực về nhân vật Chí", cô giáo Hằng nói.

"Về nhân vật Thị Nở, tôi vẫn nói với học sinh của mình rằng Nam Cao là một nhà văn hiện thực ngay cả khi lãng mạn nhất. Chi tiết Thị Nở và Chí ở vườn chuối trong một đêm trăng sáng, bát cháo hành nóng hổi... để thấy Thị Nở có tình thương với Chí. Thị Nở cũng đã cứu rỗi cuộc đời của Chí làm cho anh ta sống lại lí trí khát vọng hoàn lương và khao khát làm người lương thiện. Từ hương cháo hành thoang thoảng, Chí đã thức tỉnh.

Xét cho cùng Chí là một nhân vật đáng thương khi bị xã hội thực dân phong kiến chèn ép trở nên lưu manh hóa, bần cùng hóa. Hơn nữa, chi tiết 'cái bụng bầu' của Thị Nở cũng thể hiện dụng ý của nhà văn Nam Cao. Đó là hình tượng 'Chí phèo' trong xã hội lúc bấy giờ, nếu không thay đổi thì sẽ còn những 'Chí phèo' con ra đời để lại phải chịu cảnh khốn cùng và bị chèn ép như vậy.

Tác phẩm 'Chí Phèo' đã thể hiện được sự tài năng của Nam Cao khi đã làm toát lên những tư tưởng nhân đạo và giá trị thẩm mĩ cho tác phẩm. Ngoài ra, Nam Cao cũng là bậc thầy trong nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật, khó ai có thể hơn được", cô Lệ Hằng chia sẻ thêm.

vu de xuat bo chi pheo khoi sgk toi nghi anh ay khong hieu van hoc viet nam Tác giả đề nghị bỏ 'Chí Phèo' ra khỏi SGK lớp 11 'chưa hiểu đúng về tác phẩm'?

Theo một số giáo viên dạy Văn, việc bỏ tác phẩm "Chí Phèo" của nhà văn Nam Cao ra khỏi chương trình SGK phổ thông ...

chọn
5 điểm nổi bật trong quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030
Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh được quy hoạch lên thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025. Cùng điểm qua những điểm nổi bật về quy hoạch tỉnh này thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050.