Nên duy trì lễ khai giảng như thế nào?
Một mùa tựu trường nữa sắp cận kề cũng là thời điểm nhiều phụ huynh đặt ra câu hỏi, liệu có nên tổ chức lễ khai giảng? Có phụ huynh còn cho rằng “nên dẹp ngày khai giảng rình rang, sáo rỗng”. Có còn cần nữa ngày khai giảng, khi các cháu học sinh ở nhiều nơi vào đầu tháng 8 đã đến trường, và nhiều nơi thực ra đã học ngay trước ngày 5/9?
Cũng theo nhiều phụ huynh, việc một số trường bắt học sinh tập duyệt trước khai giảng nhiều ngày cũng làm các em cảm thấy mệt mỏi. Ngay đến việc học sinh phải tập xếp hàng, đội hình đội ngũ để đón đại biểu cũng tốn khá nhiều thời gian, công sức. Nhất là với học sinh lớp 1, nhận thức của các em còn chưa cao thì làm sao phải tập tành các động tác rườm rà nặng về nghi thức như đón chào đại biểu khách mời.
Rồi việc đại biểu tới dự phát biểu dài lê thê khiến các em ngao ngán. Trước khai giảng, các em đã phải tập duyệt nhiều buổi liền khiến cho bố mẹ cũng phải quay cuồng bố trí thời gian đưa - đón con mình tới trường nữa, đó là chưa kể thời tiết mưa nắng bất thường.
(Ảnh: Zing. Đồ họa: Lan Anh) |
Từng chia sẻ trên báo Thanh Niên, Nhà nghiên cứu văn hóa, văn học Vương Trí Nhàn nói: "Tôi cho rằng bây giờ khai giảng không phải dành cho giáo viên và học sinh. Nó được làm cốt để biểu dương uy thế của nhà trường. Thời tôi đi học trường sở còn ít lắm, không có chuyện mỗi nhà trường phụ thuộc quá cụ thể vào chính quyền địa phương. Ngày nay khai giảng chủ yếu là lo làm theo những khuôn mẫu mà địa phương quản lý trường đã quy định. Giáo dục đã không còn cái quyền được là mình".
Khai giảng sao cho ngắn gọn, ý nghĩa tránh sáo rỗng
PGS.TS Bùi Thị An - Nguyên Đại biểu quốc hội khóa XIII tại Hà Nội chia sẻ, bà ủng hộ việc tổ chức lễ khai giảng ngắn gọn mà ý nghĩa.
"Từ bao năm nay, kí ức về một lễ khai giảng đầu năm học luôn là kỉ niệm đẹp trong lòng các thế hệ học trò. Tuy nhiên hiện nay vẫn còn ở đâu đó những lễ khai giảng được tổ chức dài dòng, nặng về phát biểu của lãnh đạo, khách mời vô hình chung làm học sinh cảm thấy mệt mỏi.
Tôi vẫn ủng hộ quan điểm của Bộ GD&ĐT khi vừa qua có chỉ đạo tới các địa phương là tổ chức lễ khai giảng sao cho ngắn gọn, ý nghĩa tránh sáo rỗng, dài dòng. Tuy nhiên, để làm được điều này và quan trọng hơn là khơi gợi được sự hứng thú, tinh thần phấn khởi cho học sinh trước khi vào năm học mới lại phụ thuộc rất nhiều vào tài tổ chức, sự sắp xếp chương trình của lãnh đạo các trường", bà An cho hay.
Cũng theo PGS.TS Bùi Thị An, cái đích mà các em học sinh mong mỏi ở lễ khai giảng là phải cảm nhận được cái mới mẻ, hứng khởi. Việc học hè, học trước khi tổ chức lễ khai giảng rồi tập duyệt các nghi thức cho lễ khai giảng đã khiến các em cảm thấy rất mệt mỏi. Trước đây, nghỉ hè là học sinh được nghỉ hoàn toàn trong 3 tháng không phải đến trường, thời gian học chính thức chỉ là 9 tháng.
(Ảnh: Đình Tuệ. Đồ họa: Lan Anh) |
Trong 3 tháng đó, các em sẽ có thể hồi phục lại tinh thần và sức khỏe để chuẩn bị đón chào năm học mới. Hiện nay, ở nhiều nơi vẫn xảy ra tình trạng dù được 'nghỉ hè' nhưng học sinh vẫn phải đến trường để học.
"Trẻ em cần phát triển cả trí, đức, thể, mỹ. Bộ GD&ĐT nên nghiên cứu chỉ nên để học sinh học trong thời gian nhà nước quy định thôi, không nên học trong hè. Bộ cần cải tiến dần dần việc nâng cao chất lượng học sinh hơn nữa. Không nên tạo áp lực lên vai các em học sinh", nguyên ĐBQH TP Hà Nội nói thêm.
Khách dự lễ khai giảng không nên phát biểu dài dòng
Theo TS. Nguyễn Tùng Lâm - Hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội), việc tổ chức lễ khai giảng cần gọn nhẹ, tránh phô trương và dài dòng. Ông cũng cho biết, ở một số nước chỉ thực hiện nghi thức khai giảng năm học mới đối với cấp tiểu học, tức chào đón học sinh lớp 1. Các cấp học trên gần như không tổ chức mà đơn giản chỉ là buổi gặp mặt căn dặn các em học sinh của hiệu trưởng nhân dịp năm học mới.
(Ảnh: Tiền Phong. Đồ họa: Lan Anh) |
Ông Lâm chia sẻ: "Tôi nghĩ, hàng năm ta vẫn nên tổ chức lễ khai giảng nhưng phải làm sao cho có ý nghĩa giáo dục, nhẹ nhàng cho cả thầy và trò. Mục tiêu của lễ khai giảng nên vì học sinh chứ không nên vì mục đích 'đối ngoại'. Việc cho các em học sinh tập dượt trước khai giảng cũng cần giản tiện để tránh hình thức, mệt mỏi cho các em. Tôi cũng đồng ý quan điểm là khách dự khai giảng thì không nên phát biểu dài dòng, lê thê và càng ngắn gọn, đơn giản càng tốt.
Ở trường tôi, lễ khai giảng chỉ cần làm đủ và đúng được 3 việc sau:
Thứ nhất, phải tô đậm truyền thống của mỗi nhà trường lên. Ngôi trường mang tên như thế thì mang ý nghĩa ra sao. Học sinh phải hiểu được gốc gác, công đức của vị danh nhân gắn với tên trường như Đinh Tiên Hoàng là gì. Nghi thức dâng hương, đọc lời thề khuyến học trước tượng đài vua Đinh cũng nhằm ý nghĩa đó.
Thứ hai, lời căn dặn của Hiệu trưởng chỉ từ 3 - 5 phút rất ngắn gọn.
Thứ ba, học sinh phải thực sự vui vẻ thông qua những bài ca, điệu múa văn nghệ mà các em cất công tập duyệt trước đó".
Bên cạnh đó, TS Nguyễn Tùng Lâm cũng nhấn mạnh việc khống chế thời gian tối đa cho một lễ khai giảng chỉ nên nằm trong khoảng 45 - 60 phút, tùy từng trường. Nhất là học sinh tiểu học, càng đơn giản càng tốt, chủ yếu là để tạo không khí vui tươi cho các em khi năm học mới bắt đầu.
Trước đó, tháng 8 vừa qua, Bộ GD&ĐT đã có văn bản gửi các Sở GD&ĐT trong cả nước về việc thực hiện một số hoạt động đầu năm học 2018-2019. Theo văn bản này thì lễ khai giảng năm học 2018-2019 được tổ chức thống nhất trên cả nước vào buổi sáng ngày 05 tháng 9 năm 2018. Bộ GD&ĐT yêu càu chương trình khai giảng ngắn gọn, hướng đến học sinh, đảm bảo trang nghiêm. Đối với cấp học Mầm non, tổ chức khai giảng dưới hình thức “Ngày hội đến trường của bé” một cách linh hoạt, sáng tạo phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Bộ GDĐT cũng lưu ý, việc tổ chức các hoạt động đầu năm học phải phù hợp với lứa tuổi học sinh, điều kiện của nhà trường, gắn với thực tế của địa phương; bảo đảm thiết thực, hiệu quả để tạo được niềm tin, động lực học tập cho học sinh. Các hoạt động cần phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tự quản của học sinh, tránh việc tổ chức hình thức, gây quá tải cho học sinh. |
'Olympic Việt Nam dù không thắng Hàn Quốc nhưng vẫn xứng đáng ngẩng cao đầu'
Dù đội tuyển Olympic Việt Nam thất bại 1 - 3 trước Olympic Hàn Quốc, rất nhiều cổ động viên thán phục tinh thần thi ... |
Cặp song sinh quê Nghệ An chia nhau ngôi Thủ khoa và Á khoa đầu ra ĐH Bách khoa Hà Nội 2018
Không những chiếm ngôi Thủ khoa và Á khoa đầu ra ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2018, cặp anh em song sinh quê Nghệ ... |
Tân sinh viên 2018 đang ùn ùn về Hà Nội nhập học các trường lớn
Đã có hàng nghìn thí sinh tới xác nhận nhập học tại các trường lớn như ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Kinh tế quốc ... |
Hiệu trưởng nói gì về bức ảnh 'học sinh ngồi sân đất khai giảng' gây 'bão mạng'?
Hình ảnh các em học sinh tiểu học phải ngồi sân đất khai giảng, còn các thầy cô lại ngồi trên mái hiên đã gây ... |
Cô giáo trẻ xinh như hot girl, rưng rưng chia sẻ về Lễ khai giảng đặc biệt
Bỗng dưng nổi tiếng trên mạng xã hội với hình ảnh xinh đẹp trong Lễ khai giảng năm học mới, cô giáo trẻ Trần Hương ... |
Diễn văn khai giảng vạch 'bệnh lười' và đồng phục mỗi khối 1 màu của trường 'thầy Cương'
Trong lễ khai giảng năm học mới 2017 - 2018, các em học sinh khối 12 Trường Lương Thế Vinh đã cùng nhau khoác trên ... |