Vụ di tích Chùa Cầu xuống cấp nghiêm trọng: Hội An đề xuất mời chuyên gia Nhật Bản sang giúp tu bổ

UBND TP Hội An, tỉnh Quảng Nam đề xuất mời các chuyên gia Nhật Bản tham gia quá trình tu bổ, tôn tạo di tích Chùa Cầu để bảo vệ lâu dài công trình mang tính biểu tượng hai nước Việt Nam - Nhật Bản.

Ngày 14/6, thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, Phó Chủ tịch UBND Trần Văn Tân vừa chủ trì buổi làm việc với UBND TP Hội An và các Sở, ban ngành liên quan về việc tìm giải pháp khẩn cấp tu bổ, tôn tạo di tích Chùa Cầu.

Tại buổi làm việc, UBND TP Hội An cho biết, đối với di tích Chùa Cầu, trước mắt thành phố đã có văn bản điều tiết lượng khách tham quan, trong đó quy định số lượng trong mỗi đợt khách tham quan tại di tích không quá 20 người. Đồng thời tổ chức chống đỡ các vị trí xuống cấp.

Ảnh chụp Màn hình 2019-06-14 lúc 09

Trước việc Chùa Cầu đang xuống cấp, TP Hội An quy định số lượng trong mỗi đợt khách tham quan tại di tích không quá 20 người. (Ảnh: Văn Luận).

UBND TP Hội An đề xuất mời các chuyên gia Nhật Bản tham gia quá trình tu bổ, tôn tạo di tích Chùa Cầu để bảo vệ lâu dài công trình mang tính biểu tượng hai nước Việt Nam - Nhật Bản.

Xây dựng kế hoạch khảo sát cụ thể, bài bản, toàn diện về công trình để xác định tình trạng công trình, từ đó đề xuất định hướng tu bổ, bảo tồn phù hợp, vừa phục vụ nhu cầu của người dân vừa đáp ứng các nguyên tắc, công ước quốc tế về bảo tồn di tích.

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Tân xác định việc Chùa Cầu xuống cấp là vấn đề hết sức cấp bách không chỉ của riêng TP Hội An mà của cả tỉnh Quảng Nam.

Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Nam giao Sở VH-TT&DL khẩn trương hoàn tất thủ tục quyết toán đối với những hạng mục làm chủ đầu tư tại các vùng có di tích, di sản văn hóa trên địa bàn TP Hội An. Đồng thời giao UBND TP Hội An khẩn trương lập dự án đầu tư tu bổ nâng cấp dự án Chùa Cầu để quyết định trong thời gian tới.

Chùa Cầu hiện đang bị xuống cấp nghiêm trọng. Cụ thể, ở phần thân cầu, nhiều vị trí liên kết giữa đòn tay đỡ mái với các cột bị mục ruỗng. Nhiều thanh xà gỗ đỡ mái ngói bị nứt nẻ, cong vênh không thể khớp nối nhau. Các phần mố trụ đỡ xuất hiện nhiều vết nứt, bong tróc vôi vữa.

Hiện kết cấu phần trên (thượng bộ) gồm phần cầu và miếu đang có độ tách rời nhỏ khoảng 10 cm, riêng phần mái nhiều chỗ đã bị dột nước mưa thấm xuống làm ảnh hưởng đến các cấu kiện bằng gỗ của công trình.

Ngoài ra, vị trí móc nối bằng gỗ giữa các kết cấu công trình với nhau bị nước mưa thấm vào lâu ngày có dấu hiệu mục, ăn mòn. Trên tường xuất hiện nhiều vị trí bị ố đen, vữa nứt loang lổ. Đặc biệt, móng, mố, trụ là hệ thống chịu lực chính đã xuống cấp, cần có giải pháp can thiệp trước khi phát sinh các dấu hiệu nguy hiểm.

Tại hội thảo gần đây nhất là 3 năm trước, khi tham vấn ý kiến về vấn đề tu bổ Chùa Cầu, đa phần các ý kiến đề nghị lựa chọn giải pháp hạ giải toàn bộ di tích để xử lí triệt để các hạng mục.

Tuy nhiên, nếu hạ giải toàn bộ thì cũng còn nhiều vấn đề băn khoăn đối với chuyên gia, nhà nghiên cứu, chính quyền TP Hội An.

Chùa Cầu hay còn gọi là Cầu Nhật Bản, Lai Viễn Kiều (TP Hội An, Quảng Nam) được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia vào năm 1990, là biểu tượng của phố cổ Hội An - Di sản văn hóa thế giới. Trung bình mỗi ngày, cây cầu này có hơn 4 nghìn lượt khách trong và ngoài nước tham quan.

chọn
Lãnh đạo Everland chia sẻ về dự án HH5 Bắc An Khánh vừa M&A ở khu tây Hà Nội
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, Chủ tịch Everland Lê Đình Vinh cho biết, hiện nay tình hình thị trường bất động sản phía tây Hà Nội đang ấm dần, do tập đoàn đang phối hợp với chủ khu đô thị Bắc An Khánh để hoàn thiện các thủ tục về đầu tư, xây dựng ô đất HH5 để có thể triển khai xây dựng từng phần ngay trong 2024.