Vị trí trạm BOT T2 trên QL91. Ảnh: Zing |
Liên quan đến việc trạm BOT T2 tại QL 91 (ngã ba Lộ Tẻ - Rạch Giá) thuộc địa bàn TP Cần Thơ, giáp ranh tỉnh An Giang bị đề nghị di dời, theo thông tin mới nhất chúng tôi nhận được, Bộ GTVT vừa có văn bản gửi các tỉnh Kiên Giang và An Giang cùng đoàn ĐBQH hai tỉnh này.
Về vị trí trạm BOT T2, Bộ GTVT cho biết, trong quá trình lập dự án đầu tư, Bộ đã chỉ đạo Ban QLDA 1, tư vấn lập dự án đã nghiên cứu kỹ các phương án lập trạm thu phí hoàn vốn cho dự án.
Lãnh đạo Bộ cũng đã nhiều lần làm việc và được HĐND TP Cần Thơ, Thành ủy Cần Thơ, Đoàn ĐBQH TP Cần Thơ đồng thuận đặt hai trạm thu phí hoàn vốn dự án trên QL91 (trạm số 1 tại Km16+905,83 và Trạm số 2 tại Km50+050).
Theo Bộ này, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT cũng đã có văn bản đề nghị Bộ Tài chính về vị trí trạm thu phí dự án.
Cụ thể, tại văn bản số 18756/BTC-ĐT ngày 23/12/2014, Bộ Tài chính đã cho ý kiến. Trong đó có nội dung: " Vị trí trạm thu phí: đề xuất xây dựng thêm một trạm thu phí tại Km50+050 và tổ chức thu phí một lượt đã được địa phương thống nhất nhằm đảm bảo khả năng hoàn vốn cho dự án.
Về nguyên tắc, Bộ Tài chính thống nhất lập vị trí trạm trong phạm vi dự án. Bộ GTVT và TP Thơ thống nhất vị trí phương thức thu cụ thể".
“Khi nghiên cứu dự án không có trạm thu phí của các Dự án đầu tư trên tuyến QL91 và các tuyến lân cận như: Tuyến tránh Long Xuyên, Tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi, dự án cầu Vàm Cống không có trạm thu phí.
Do đó căn cứ theo ý kiến của Bộ Tài chính, để đảm bảo tính khả thi dự án, Bộ GTVT và UBND TP Thơ đã thống nhất đặt trạm thu phí hoàn vốn dự án trên QL91 (trạm số 1 tại Km16+905,83 và trạm số 2 tại Km50+050) để thu phí hoàn vốn cho dự án.
Thu phí theo nguyên tắc chỉ trả phí một lần khi đi qua QL91 và QL91B để đảm bảo việc thu phí được hài hòa, có xét đến các yếu tố phân lưu khi dự án cầu Vàm ống hoàn thành năm 2018, tuyến tránh Long Xuyên dự kiến hoàn thành năm 2021, đường cao tốc Sóc Trăng - Cần Thơ - Châu Đốc dự kiến năm 2030.
Việc lập trạm thu phí nằm trong phạm vi dự án, phù hợp với chỉ đạo của Chính phủ, được sự đồng thuận của địa phương và quy định pháp luật", Bộ GTVT khẳng định.
Đối với dự án này, khoảng cách giữa hai trạm thu phí nhỏ hơn 70km nhưng Bộ GTVT cho biết "việc thu phí đã được tính toán và phương án thu trên nguyên tắc mỗi chiều phương tiện chỉ trả phí một lần khi đi qua hai trạm thu phí để đảm bảo hài hòa lợi ích người sử dụng và đảm bảo tính khả thi của dự án".
Trạm BOT ở miền Tây bị đề nghị di dời: Mới chỉ đang nghiên cứu chứ chưa hề quyết định Việc di dời trạm BOT ở miền Tây vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu để báo cáo Bộ GTVT chứ chưa có quyết định ... |
Về thời gian hoàn vốn của dự án, Bộ cho biết đã duyệt điều chỉnh dự án và đã ký thỏa thuận đầu tư với Nhà đầu tư ngày 17/03/2017 và dự kiến là 23 năm 5 tháng 8 ngày. Thời gian thu phí chính thức sẽ được xác định cụ thể trên cơ sở giá trị quyết toán của dự án và các kết luận của thanh tra, kiểm toán.
Ngoài ra, hiện Nhà đầu tư đang hoàn thiện khối lượng còn lại để quyết toán toàn bộ vốn đầu tư.
Về bức xúc của người dân về trạm thu phí trên, Bộ GTVT cho biết: "Nguyên nhân chính là chính sách phí quy định tại Thông tư số 159/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính chưa thực sự đảm bảo tính công bằng. Một bộ phận nhỏ người dân sống khu vực trạm thu giá có sử dụng xe ô tô bị ảnh hưởng bất lợi".
Cũng tại văn bản nêu trên, Bộ GTVT đã đề nghị chính quyền các tỉnh Kiên Giang, An Giang và TP Cần Thơ tuyên truyền cho người dân, giữ trật tự trên địa bàn và vị trí trạm thu BOT, "tránh hiện tượng các phần tử xấu lợi dụng để lôi kéo, kích động gây rối".
Dùng tiền lẻ 'vây' trạm thu phí QL5: 'Đường ngân sách, sao thu phí như BOT'? Liên quan vụ dùng tiền lẻ "vây" trạm thu phí QL5, các tài xế cho rằng đường làm bằng tiền ngân sách nhưng lại thu ... |