Người dân phản đối trạm thu trên QL5 cuối năm 2017 (Ảnh: Di Linh) |
Như chúng tôi đã đưa tin, mới đây, Bộ GTVT đã cho lấy ý kiến lần 2 về Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 49/2016/TT-BGTVT ngày 30/12/2016 quy định về xây dựng, tổ chức và hoạt động của trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ.
Đáng chú ý trong dự thảo lần này, Bộ GTVT đã tiếp thu ý kiến, bỏ quy định lấy ý kiến người dân, Hiệp hội vận tải và yêu cầu về khoảng cách trạm (cự ly tối thiểu 70km giữa 2 trạm thu giá).
Khi trao đổi với chúng tôi về việc bỏ các tiêu chí nêu trên, ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam nói "chuyện đó tôi cũng không còn quan tâm lắm".
"Chỉ cần đạt tiêu chí đường BOT phải làm trên đường mới và thu giá kín (theo km) là đủ", ông Thanh lý giải.
Cũng theo Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam, tiêu chí khoảng cách 70km được đưa ra đối với BOT làm trên đường độc đạo, đường hiện hữu nhưng cũng không làm được.
"Ví dụ đường cao tốc vài chục km lại có lối ra thì không cần phải đưa ra tiêu chí khoảng cách 70km.
Từ bây giờ, Nghị quyết của Quốc hội đã nói rõ việc BOT phải làm trên đường mới để người dân có sự lựa chọn giữa việc đi đường mới phải trả phí và đường cũ thì không; cộng với việc thêm điều kiện thu phí kín.
Nếu giải quyết được 2 điều này thì những tiêu chí không không còn ý nghĩa và cũng không cần phải quy định nữa", ông Thanh nhấn mạnh.
Đối với việc lấy ý kiến, ông Thanh cũng cho rằng không nên dân chủ hình thức, kéo dài khiến thời gian thực hiện dự án tăng và tốn kém.
Vị Chủ tịch Hiệp hội nhận định, thời gian qua người dân phản ứng do một số dự án BOT làm trên đường độc đạo, đường cũ khiến người dân không có quyền lựa chọn.
Trong khi đó, việc thu giá còn xuất hiện tình trạng không dùng dịch vụ cũng phải trả tiền, cào bằng... Cũng liên quan đến các vấn đề nêu trên, ông Nguyễn Ngọc Xuân, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô An Giang cho rằng thời gian qua tiếng nói của các Hiệp hội vận tải về vấn đề BOT "không được quan tâm".
Tuy nhiên, ông Xuân cũng đồng tình với việc đường BOT chỉ cần làm đường mới, thu đúng, không "tráng men, thu giá" trên đường cũ thì việc lấy ý kiến mang tính hình thức có thể bỏ.
Việc lấy ý kiến người dân, Hiệp hội vận tải ô tô có thể sẽ bị bỏ (Ảnh minh họa: Di Linh) |
Đối với vấn đề lấy ý kiến, Vụ Tài chính (Bộ GTVT) từng cho rằng cần cân nhắc sự cần thiết khi đưa thêm tiêu chí lấy ý kiến người dân địa phương.
Phía Bộ KH&ĐT nhận định việc lấy ý kiến của các cơ quan liên quan về vị trí đặt trạm thu giá sẽ ảnh hưởng tiến độ phê duyệt dự án.
Bộ này cũng cho rằng nếu lấy ý kiến thì nên quy định rõ việc triển khai cũng như thực hiện nhằm tránh việc lấy ý kiến mang tính hình thức.
Trước đó, vào cuối năm 2017, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết về một số giải pháp đẩy mạnh việc thực hiện chính sách pháp luật về đầu tư, khai thác các công trình giao thông theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT).
Theo đó, đối với các dự án đường bộ đầu tư theo hình thức BOT chỉ áp dụng cho tuyến đường mới để đảm bảo quyền lựa chọn của người dân, không đầu tư các dự án cải tạo, nâng cấp đường độc đạo hiện hữu.
Nghị quyết cũng yêu cầu phải đấu thầu công khai chọn nhà đầu tư, hạn chế chỉ định thầu, minh bạch để người dân giám sát và yêu cầu ban hành tiêu chí lập trạm thu giá...
Phát tán 'Thử thách cá voi xanh' có dấu hiệu cấu thành Tội xúi giục người khác tự sát
Luật sư nhận định, hành vi phát tán trò chơi "Thử thách cá voi xanh" có dấu hiệu cấu thành Tội xúi giục hoặc giúp ... |
Tiêu chí trạm thu giá BOT: Bỏ lấy ý kiến người dân và khoảng cách 70km
Trong dự thảo mới đây quy định về tiêu chí, điều kiện trạm thu giá BOT, Bộ GTVT đã bỏ việc lấy ý kiến người ... |
Thời sự 15:05 | 27/04/2019
Thời sự 23:10 | 09/07/2018
Thời sự 09:04 | 04/06/2018
Thời sự 12:15 | 03/06/2018
Thời sự 11:30 | 03/06/2018
Thời sự 10:00 | 03/06/2018
Thời sự 14:39 | 02/06/2018
Thời sự 13:45 | 02/06/2018