Liên quan đến sự việc xe khách chở hàng quần áo từ thiện bị lực lượng chức năng liên ngành huyện Văn Chấn (Yên Bái) kiểm tra khiến dư luận xôn xao mấy ngày qua, sáng ngày 28/11, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch về vấn đề này.
Ông Anh cho rằng hoạt động từ thiện là một hành động đáng khích lệ, đáng trân trọng, nhưng cũng cần phải tuân thủ pháp luật, cần có kế hoạch, chương trình rõ ràng, không nên tự phát.
“Bây giờ anh đi bán hàng lậu mà anh cứ bảo anh đi đến xã này xã khác để làm từ thiện thì ai biết mà quản lý được. Đây cũng là một bài học rút kinh nghiệm cho các đoàn từ thiện rằng khi đi từ thiện nên có chương trình, kế hoạch, liên hệ địa phương nơi đến làm từ thiện…
Hoạt động từ thiện có quy định pháp luật đàng hoàng, chứ đâu phải anh chất hàng thành đống, ai biết được anh đi mua hay đi cho, thậm chí anh đi đổ chất thải gây ảnh hưởng môi trường thì ai quản lý được”, luật sư Tuấn Anh đưa ra quan điểm.
Mặt khác, việc vận chuyển hàng hóa từ thiện khi bị cơ quan dừng xe kiểm tra thì buộc phải chấp hành, nếu không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc của hóa đó thì có thể kết nối với các đầu mối như địa phương nơi mình đến hoạt động từ thiện, để họ xác nhận với cơ quan chức năng về hàng hóa đó của mình đang trên đường vận chuyển đến địa phương họ phục vụ cho mục đích từ thiện.
Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch |
“Nếu không thông báo, không liên hệ trước cho chính quyền địa phương nơi mình làm từ thiện thì bản thân những người đi làm từ thiện tự là khó mình, cơ quan quản lý, chính quyền địa phương cũng gặp khó khăn, áp lực trong công tác quản lý. Mặt khác, cũng rất khó để kiểm soát các mặt hàng mình mang đến là hàng gì, có phải muốn cho mặt hàng gì cũng được đâu”, luật sư Anh nói.
Ví dụ: nếu mua mặt hàng như mì tôm, mì chính không rõ xuất xứ hàng hóa hay hết hạn sử dụng mang đi làm từ thiện, người nhận ăn xong có thể đổ bệnh, ngộ độc…. lúc này ai sẽ là người chịu trách nhiệm? Trước kia đã từng có trường hợp hàng từ thiện đến nơi thì bị mốc hết.
Rõ ràng, từ thiện là rất tốt, bởi nó xuất phát từ tâm, từ sự đùm bọc lẫn nhau, nhưng các hàng hóa từ thiện cũng phải rõ nguồn gốc, đặc biệt là các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu cần có hóa đơn bán lẻ của một cửa hàng, doanh nghiệp nơi minh mua, vừa đảm bảo chất lượng hàng hóa, vừa để làm cơ sở pháp lý khi vận chuyển hàng hóa tới nơi làm từ thiện.
Còn đối với các loại quần áo cũ thì có thể chấp nhận không có hóa đơn, giấy tờ nhưng nên có bản danh sách những người ủng hộ, ghi số điện thoại của mọi người để khi cần cơ quan chức năng có thể liên hệ xác minh. Hoặc có thể có một loại giấy tờ nào đó chứng minh được là hàng từ thiện người vận chuyển phải giải trình được khi cơ quan chức năng yêu cầu.
“Nếu bây giờ một xe khách chở hàng lậu, hàng cấm mà họ chỉ cần căng băng rôn hoặc dán mác từ thiện thì chẳng nhẽ không có cơ quan chức năng nào kiểm tra sao? Do vậy, việc kiểm tra của lực lượng chức năng ở đây hoàn toàn đúng, đó là chức trách, nhiệm vụ của họ. Bởi biết đâu nhiều tổ chức cá nhân lợi dụng từ thiện để buôn bán những thứ hàng hóa không rõ nguồn gốc, hàng cấm thì rất nguy hiểm”, luật sư Anh nói.
Vụ xe khách chở hàng từ thiện bị kiểm tra: 'Nên liên hệ trước với chính quyền địa phương khi đi làm từ thiện'
“Dù là cá nhân hay tổ chức khi đi làm từ thiện thì cũng nên liên hệ với chính quyền địa phương trước để được ... |