Xe ô tô bị ngập nước thì xử lý thế nào?

Không cố gắng nổ máy, kiểm tra hệ thống chất lỏng, lọc gió động cơ là những việc làm đầu tiên khi xe bị ngập trong biển nước.

Mùa mưa tới, việc phải đối diện với những con phố ngập nước là điều không tránh khỏi đối với những tài xế. Bên cạnh đó, các tài xế cũng sẽ có nguy cơ gặp phải những đoạn bị ngập nước trên các cung đường sình lầy ở nhiều nơi do địa hình trũng.

Vì vậy, điều quan trọng khi lựa chọn di chuyển qua các cung đường ngập nước, lái xe cần đánh giá đúng về mức độ ngập của đoạn đường mình định lái xe qua. Nếu mức nước quá sâu hoặc không thể đánh giá được tình trạng ngập nước thì tốt nhất bạn nên dừng lại.

xe o to bi ngap nuoc thi xu ly the nao
Với những chiếc ô tô bị chết máy khi đi qua đoạn ngập nước, tuyệt đối không cố gắng khởi động lại

Nếu quyết định lái xe đi qua đoạn đường ngập nước nên tắt tất cả các phụ tải như: điều hòa, hệ thống giải trí... để tăng khả năng vận hành của động cơ. Ngoài ra, các tài xế cũng cần ghi nhớ một số kỹ năng cơ bản khi đi qua những con đường ngập nước:

Với xe số tự động, người lái nên chuyển chế độ S, ga từ từ và không nên thốc ga. Bởi khi đi đường đông, ngập nước, việc thốc ga và phanh lại khiến nước có thể sẽ tràn vào cổ hút, xâm nhập vào máy gây hiện tượng thủy kích. Chính vì thế, người lái nên dừng lại, quan sát xem khoảng cách ngập nước có rộng hay không để đi.

Đặc biệt lưu ý là không dừng lại trong vùng ngập. Nếu bắt buộc phải dừng lại thì về số N (mo), kéo phanh tay và vẫn giữ ga. Khi có thể tiếp tục lăn bánh, nhanh tay vào số và di chuyển qua vùng ngập.

Hệ quả của xe bị ngập nước

- Nước có hại với các ổ bi, ổ bạc dưới gầm xe, ảnh hưởng đến máy đề, máy phát điện, các cánh quạt, các linh kiện điện, các cảm biến...

- Nước là kẻ thù số 1 của động cơ. Nếu nước ngập đến nắp capo, thông qua ống hút gió, nước tràn vào làm máy hỏng và chết máy đột ngột. Đây gọi là hiện tượng thủy kích.

- Khi đã bị thủy kích, nhẹ thì chỉ phải thay tay biên, nặng thì có thể phải thay cả hệ thống động cơ, hệ thống điện với chi phí không hề nhẹ.

- Hệ thống điện cũng nhạy cảm với nước. Sự cố do chập mạch, hỏng hệ thống điều khiển trên xe xảy ra khi nước xâm nhập từ gầm lên sàn xe. Dẫn đến hiện tượng báo lỗi các bộ phận hoặc nhiều chức năng của ôtô có thể hoạt động sai. Xe càng ngập sâu và ngâm lâu trong nước, hệ thống điện càng dễ hư hỏng.

- Trường hợp nước chỉ tràn vào xy-lanh cũng nguy hiểm. Lúc này lòng xy- lanh có thể bị gỉ và sau đó chiếc xe sẽ "uống xăng như uống nước".

Giải pháp giảm thiệt hại khi đi trên đường ngập nước

1. Không cố gắng nổ máy

Khi xe bị ngập sâu, bật chìa khóa và thử một lần xem xe có thể nổ máy hay không. Nếu không thể, hãy bỏ qua suy nghĩ cố gắng nổ máy thêm vài lần nữa vì nếu càng cố, xe càng thiệt hại nặng, đặc biệt là khi nước lọt vào động cơ gây thủy kích. Đẩy xe lên nơi khô ráo và gọi cứu hộ.

2. Xác định mức nước ngập

Bùn đất và những mảnh rác nhỏ sẽ bám trên thân xe tạo một đường đánh dấu, hãy căn cứ vào đó để xác định mức nước sâu tối đa mà xe bị ngập. Nếu nước ngập không quá cạnh dưới cánh cửa thì yên tâm là xe bạn không có vấn đề gì. Thông thường, các công ty bảo hiểm bắt đầu tính thiệt hại do ngập nước khi mức nước chạm bảng điều khiển.

3. Gọi hãng bảo hiểm

Hầu hết các gói bảo hiểm vật chất thân xe hiện nay đều có điều khoản hư hại khi bị ngập nước, tùy mức độ bảo hiểm mà chủ nhân mua, có thủy kích hay không thủy kích... Gọi cho hãng bảo hiểm ngay khi xe gặp sự cố để tiến hành các thủ tục chứng minh sự việc, đền bù sửa chữa hoặc thay thế càng sớm càng tốt.

4. Làm khô nội thất

Nếu nước lọt vào nội thất, khả năng phá hủy sẽ rất nhanh. Vì vậy, sau khi đưa xe thoát khỏi nơi ngập nước, hãy mở hết tất cả các cửa để nước thoát ra ngoài. Dùng các dụng cụ có thể, kể cả khăn thấm hết số nước đọng còn lại. Sau đó dùng quạt, máy sấy lớn để làm khô nội thất cơ bản trước khi cứu hộ tới đưa về garage.

5. Kiểm tra dầu máy và lọc gió

Mở nắp ca-pô và quan sát, nếu thấy có nhiều nước đọng ở lọc gió, động cơ hay bình chứa dầu, nguy cơ hiện hữu là xe bạn đã bị nước lọt vào động cơ. Với người bình thường không biết về kỹ thuật, cách tốt nhất là để thợ kỹ thuật kiểm tra và sửa chữa.

6. Kiểm tra các chất lỏng khác

Với xe đời mới, hệ thống các chất lỏng được đóng kín khít, nhưng trên xe đời cũ vẫn có nguy cơ rò rỉ. Vì vậy, ngoài dầu máy, cần kiểm tra thêm các chất lỏng khác như dầu phanh, dầu trợ lực lái, nước mát.

7. Kiểm tra hệ thống điện

Nếu xe có thể khởi động được, kiểm tra tất cả các bộ phận dùng điện như đèn pha, đèn xi-nhan, điều hòa, âm thanh, khóa cửa, chỉnh điện cửa sổ, mở cốp điện, chỉnh ghế, gương thậm chí đèn nội thất. Nếu có bất cứ chi tiết nào không hoạt động trơn tru đều là dấu hiệu nước khiến hệ thống điện chập chờn.

8. Kiểm tra lốp, la-zăng

Trước khi di chuyển, kiểm tra kỹ lốp, la-zăng, phanh xem có các mảnh vụn rác, bùn đất, kim loại, thủy tinh hay không. Bùn đất lọt vào đĩa phanh làm giảm hiệu quả phanh và hư hại khi đi thời gian dài. Tốt nhất nên rửa xe thật kỹ vùng này.

9. Nếu nghi ngờ, hãy thay thế

Nếu xe của bạn đã lâu không bảo dưỡng, sửa chữa, đến lúc cần kiểm tra lại bị ngập nước, tốt nhất thay các chi tiết dễ hư hại như đã nói ở trên. Xe bị ngập nước có thể không gây hậu quả ngay một vài ngày mà có thể cả tháng sau mới phát bệnh, vì vậy "cẩn tắc vô ưu".

10. Cẩn thận với xe ngập nước

Mục cuối cùng này dành cho những người có ý định mua xe cũ. Nhiều tài xế sẽ tân trang lại, làm xe nhìn có vẻ mới mẻ bên ngoài để bán mà che giấu lịch sử bị ngập nước. Vì vậy, tốt nhất nên mua xe cũ khi biết rõ lịch sử của xe, nếu không cần kiểm tra ở một cơ sở uy tín.

xe o to bi ngap nuoc thi xu ly the nao Thuỷ điện Hoà Bình mở thêm 1 cửa xả lũ lúc 10h sáng nay

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão Sơn Tinh, mưc nước tại Hồ Hoà bình ở cao trình 104,91m lưu lượng nước về hồ đạt ...

xe o to bi ngap nuoc thi xu ly the nao Hà Nội mưa lớn và kéo dài, nhiều tuyến phố ngập sâu cả mét

Ảnh hưởng của bão Sơn Tinh gây ra trận mưa lớn kéo dài vào sáng nay đã khiến nhiều tuyến phố ở Hà Nội ngập ...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.