Chiều 24/3, phiên tòa xét xử bị cáo Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (PVC) và các đồng phạm trong vụ góp 800 tỉ đồng vào Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank). Luật sư Phan Trung Hoài, bào chữa cho bị cáo Đinh La Thăng, cho rằng có một số vấn đề luật sư đặt ra chưa được NHNN trả lời trong văn bản ngày 23/3 gửi đến Hội đồng xét xử (HĐXX).
Ông Đinh La Thăng tại tòa |
Ông Thiệp dẫn văn bản trả lời của Ngân hàng nhà nước cho thấy, NHNN có quyền mua, còn không có quy định mua giá bao nhiêu. Và quy trình mua là phải nhận được sự đồng thuận của các cổ đông.
Và giá cả đưa ra thỏa thuận thì cả ông Hà Văn Thắm lẫn PVN, những cổ đông lớn đều không được thông báo, thương lượng, yêu cầu và NHNN đơn phương ra quyết định mua bằng 0 tất cả cổ phần. Như vậy đúng hay sai? Rõ ràng, không có luật nào quy định được mua 0 đồng. Luật sư Nguyễn Huy Thiệp nói.
Ông Thiệp nhấn mạnh: "Có luật sư đã phát biểu rằng việc mua 0 đồng chính là cố ý làm trái, còn tôi thì cho rằng đây đây là hành vi có dấu hiệu của tội tham nhũng: Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ hoặc tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản".
Liên quan đến việc góp vốn vi phạm quy định của Luật các tổ chức tín dụng, ông Nguyễn Huy Thiệp cho rằng cần xác định ở lần góp vốn thứ 3 (100 tỉ đồng) là góp vốn hay duy trì vốn để đảm bảo tỉ lệ vốn đã góp?
"Thực tế việc góp vốn đã được thực hiện từ năm 2008, là 20% tỉ lệ vốn điều lệ của OceanBank. Trong các lần góp vốn sau là bổ sung phần vốn góp cho phù hợp với tỉ lệ % mà PVN đang nắm ở OceanBank. Luật các tổ chức tín dụng chỉ cấm việc góp vốn chứ không cấm việc duy trì tỉ lệ vốn góp". Ông Thiệp phát biểu.
Cũng theo ông Thiệp thì từ tháng 3/2011, ông Đinh La Thăng đã chỉ đạo giảm tỉ lệ vốn góp ở PVN để phù hợp với pháp luật hiện hành, như vậy, bản thân ý thức của ông Đinh La Thăng đã biết Luật các tổ chức tín dụng đã có hiệu lực pháp luật nên đã yêu cầu ban Tổng giám đốc của PVN giảm tỉ lệ vốn góp vào OceanBank, nhưng việc giảm tỉ lệ vốn góp này phải đảm bảo theo lộ trình.
Từ những lập luận trên, ông Nguyễn Huy Thiệp đề nghị VKS tranh luận đến cùng và đưa ra căn cứ bằng văn bản với việc ông Đinh La Thăng ký thỏa thuận góp vốn với Hà Văn Thắm chưa xin ý HĐQT hay ký nghị quyết vốn chưa xin ý kiến thủ tướng thì có quy định nào phải thực hiện việc ấy không? Nếu ông Thăng vi phạm thì vi phạm quy định cụ thể nào về quản lý kinh tế, phải dẫn ra trình tự nào là trình tự đúng.
Luật sư Hoài cũng đề nghị tranh luận việc Viện kiểm sát có nêu: xuất phát từ cơ sở thực trạng OceanBank lúc đó đã âm vốn chủ sở hữu, lỗ lũy kế... nhưng vì sao sau Quyết định 663 của NHNN mua bắt buộc OceanBank với giá 0 đồng, trong điều lệ vẫn ghi rõ vốn là 4.000 tỉ đồng?
“Đây là vấn đề rất quan trọng, có liên quan đến vấn đề mua ngân hàng 0 đồng có phải là nguyên nhân chính yếu dẫn đến mất vốn không? Quyết định 663 mua 0 đồng đối với OceanBank chấm dứt tư cách cổ đông, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các cổ đông, trong đó có PVN. Nội dung của quyết định nói trên không nói rằng PVN bị mất 800 tỉ đồng, vì thực tế khi PVN chấm dứt tư cách cổ đông, NHNN đã thay mặt làm đại diện phần vốn điều lệ của PVN tại OceanBank sau này. Tư cách và phần vốn góp chỉ chuyển từ PVN sang cho NHNN quản lý và tiếp tục. Nó được phản ánh trong điều lệ là 4.000 tỉ đồng”, vị luật sư lý luận.
Quan điểm “thực chất 800 tỉ này có mất không” cũng được luật sư Nguyễn Huy Thiệp (bào chữa cho bị cáo Đinh La Thăng) đề nghị Viện kiểm sát tập trung tranh luận. “Căn cứ nào để chứng minh 800 tỉ này bị mất đi do việc góp vốn? Việc mua lại 0 đồng có phải khiến nhà nước mất 800 tỉ không, hay chỉ chuyển giao người đại diện số tiền 800 tỉ này từ PVN sang NHNN?”, luật sư Thiệp nêu quan điểm.
Cũng theo luật sư Thiệp, mặc dù NHNN đã có văn bản gửi HĐXX, trong đó xác định việc mua 0 đồng là “có căn cứ pháp luật”, nhưng căn cứ được liệt kê chỉ thể hiện “NHNN được quyền mua”, không có một chữ nào về việc mua giá bao nhiêu.
“Quy trình mua phải được sự đồng thuận của các cổ đông, giá cả theo thỏa thuận, nhưng ở đây ông Hà Văn Thắm (nguyên Chủ tịch HĐQT OceanBank - phóng viên) nắm giữ hơn 67% cổ phần không được thông báo, không được có ý kiến; PVN nắm 20% cổ phần không được thông báo, không được thỏa thuận, mà NHNN đơn phương ra quyết định mua”, luật sư phân tích.
Ông Thiệp cho rằng công văn của NHNN mang những nội dung để khỏa lấp, bảo vệ quyền và lợi ích của những người liên quan đến việc mua 0 đồng. “Hôm qua, có luật sư đặt ra rằng việc mua 0 đồng chính là cố ý làm trái. Tôi cho rằng nghiêm trọng hơn, nó nằm trong nhóm tội phạm về tham nhũng, tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, hoặc tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”, ông Thiệp nói.
Luật sư Đào Hữu Đăng, cũng bào chữa cho bị cáo Đinh La Thăng, cho rằng với việc mua 0 đồng, chính NHNN đã làm trái tinh thần chỉ đạo của Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh về việc dừng thoái vốn.
“Tinh thần chỉ đạo là dừng thoái vốn và giao cho NHNN thực hiện để làm theo Nghị quyết 15, song NHNN không thực hiện theo nghị quyết này mà lại mua lại OceanBank với giá 0 đồng”, luật sư Đăng lập luận.
Luật sư này cũng đặt câu hỏi: Vụ án OceanBank đang trong quá trình điều tra, vụ án hình sự đang giải quyết lại đưa ra một quyết định hành chính là mua lại 0 đồng thì quyết định hành chính này có đúng pháp luật không?
Chấp thuận OceanBank tăng vốn không đồng nghĩa với chấp thuận cho PVN góp thêm vốn
Trước đó, tại phiên tòa sáng 24/3, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã gửi tới Hội đồng xét xử Công văn số 1861 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành ngày 23/3/2018, trong đó có giải đáp nhiều ý kiến đối đáp của các luật sư.
Cụ thể, tại phần bào chữa của luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị cáo Thăng có ý kiến cho rằng: Khi Luật các tổ chức tín dụng có hiệu lực từ 1/1/2011, nhưng thời điểm đó Ngân hàng Nhà nước chưa có văn bản hướng dẫn việc thoái vốn khi vi phạm tỷ lệ sở hữu tại Luật các tổ chức tín dụng. Đến ngày 1/6/2015, Ngân hàng Nhà nước mới ban hành Thông tư 06/2015 hướng dẫn về thời hạn, trình tự, thủ tục thoái vốn khỏi các ngân hàng thương mại cổ phần? Đây có phải là nguyên nhân cản trở việc PVN thoái vốn tại OceanBank?
Về vấn đề này, Ngân hàng Nhà nước đã trích dẫn Khoản 5, Điều 161 - Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 và Thông tư 06/2015 ngày 1/6/2015 quy định cụ thể về thời hạn, trình tự, thủ tục chuyển tiếp đối với các tổ chức tín dụng có cổ đông sở hữu cổ phần vượt giới hạn quy định. Qua đó, Ngân hàng Nhà nước xác định: Thông tư 06/2015 không quy định trình tự, thủ tục thoái vốn như ý kiến của luật sư đã đề cập.
Tại phiên tòa, ý kiến của các luật sư cho rằng: Liên quan đến đợt góp vốn 300 tỉ đồng của PVN vào OceanBank, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Công văn 6382 ngày 23/8/2010 chấp thuận việc OceanBank tăng vốn điều lệ từ 2.000 tỷ đồng lên 5.000 tỉ đồng. Như vậy, việc góp vốn 300 tỷ đồng trên đây của PVN vào OceanBank đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
Đối với Công văn 6382 chấp thuận việc OceanBank tăng vốn điều lệ từ 2.000 tỉ đồng lên 5.000 tỉ đồng, theo quan điểm của Ngân hàng Nhà nước, nội dung công văn này không chấp thuận việc PVN góp thêm vốn vào OceanBank.
Trên cơ sở đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã đề nghị Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xem xét trong quá trình giải quyết vụ án bị cáo Đinh La Thăng và các bị cáo khác tránh ảnh hưởng đến quá trình tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng, cũng như những tác động tiêu cực đến hoạt động các ngân hàng.
Vì sao nhiều người dễ dàng tin vào tin đồn 'quan chức có bồ nhí'?
Vì sao thông tin xấu lại lan tỏa nhanh đến thế? Một bộ phận cư dân mạng đang dễ dàng bị "dắt mũi" hay còn ... |
Pháp luật 23:35 | 06/05/2018
Pháp luật 12:58 | 16/04/2018
Pháp luật 04:43 | 11/04/2018
Pháp luật 15:50 | 06/04/2018
Pháp luật 09:31 | 02/04/2018
Pháp luật 07:20 | 02/04/2018
Pháp luật 05:13 | 02/04/2018
Pháp luật 00:14 | 30/03/2018