Xét xử vụ án tại Ngân hàng Đại Tín sáng 27/5: Luật sư của ông Phạm Công Danh đề nghị thu hồi trên 3.658 tỷ đồng

Sáng nay (27/5), phiên tòa xét xử vụ án tại Ngân Hàng Đại Tín tiếp tục làm việc với phần tranh luận của các luật sư phía người có quyền và nghĩa vụ liên quan
 
live xet xu vu an tai ngan hang dai tin sang 275 phuong trang chi chiu trach nhiem so tien 3936 ty dong

Trong phiên tòa chiều hôm qua, các luật sư bảm vệ quyền lợi cho công ty Phương Trang đã tham gia trình bày các quan điểm của mình.

Theo đó, các luật sư đưa ra các luận chứng, luận cứ và cho rằng, qua đối chiếu chi tiết 82 khoản vay, 1 khoản nhận nợ bắt buộc và 01 khoản trái phiếu Trường Vĩ, trong đó có nêu về kết quả đối chiếu và sự thừa nhận của CB về số tiền thực nhận của Công ty Phương Trang và các Công ty, cá nhân có quan hệ hợp tác kinh doanh nêu trên, thì yêu cầu của đại diện CB tại phiên tòa buộc Công ty Phương Trang phải trả nợ gốc 9.437 tỷ đồng và 16.000 tỷ đồng lãi là hoàn toàn không có căn cứ, không phù hợp.

Các luật sư khẳng định rằng, Kết luận điều tra của Cơ quan điều tra, Cáo trạng của Viện kiểm sát truy tố là hoàn toàn có căn cứ: Trong tổng số 9.402 tỷ đồng dư nợ gốc trên chứng từ khống, bà Hứa Thị Phấn đã dùng 5.256 tỷ đồng, Công ty Phương Trang chỉ thực nhận 3.936 tỷ đồng, còn lại Ngô Thị Ngân chịu trách nhiệm đối với 208 tỷ đồng nằm trong số tiền 4.554,2 tỷ đồng Ngô Thị Ngân nhận tiền mặt từ NHNN.

Theo đó, luật sưu phía Phương Trang đề nghị HĐXX xem xét về quyền và trách nhiệm giải quyết các khoản nợ thực nhận thông qua các hợp đồng tín dụng đã ký với NH Đại Tín; về các yêu cầu liên quan đến trách nhiệm dân sự, giải tỏa một phần tài sản thế chấp hiện đang được Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an kê biên.

Đồng thời, đề nghị HĐXX xem xét, quyết định Công Ty Phương Trang và các Công ty, cá nhân có quan hệ hợp tác kinh doanh chỉ chịu trách nhiệm số dư nợ gốc 3.936,996 tỷ đồng của các hợp đồng tín dụng theo số thực nhận và xem xét các thiệt hại mà Công ty Phương Trang và các Công ty, cá nhân có quan hệ hợp tác kinh doanh đã phải gánh chịu số tiền 7.837 tỷ đồng.

live xet xu vu an tai ngan hang dai tin sang 275 phuong trang chi chiu trach nhiem so tien 3936 ty dong Xét xử vụ án tại Ngân hàng Đại Tín chiều 26/5: Luật sư nhóm Phương Trang đưa ra lời bào chữa

Chiều 26/5, phiên tòa xét xử vụ án tại Ngân hàng Đại Tín tiếp tục làm việc với phần trình bày quan điểm của các ...

10:57 10:36 10:13 09:49 09:36 08:47 08:29 07:55 07:54
10:57

'Chỉ riêng khoản nợ 9.400 tỷ đồng của Phương Trang, tôi quá bất ngờ khi có sự tranh chấp này'

Phan Thành Mai:


Trình bày tại tòa, Phan Thành Mai cho biết, 84% cổ phần này trên thực tế là bằng 0. Vì tại thời điểm chuyển giao NH, tôi đã tiếp quản toàn bộ số cổ đông gốc từ Đại Dương sang Thiên Thanh. Toàn bộ cổ đông này là cổ đông gốc và thực tế đã chuyển giao từ Đại Dương sang Thiên Thanh bằng 0 đồng. Và số cổ phần này khi tính toán giá trị thật khi đưa vào tái cơ cấu NH sau này là bằng dưới 0%.


Trên chứng từ chuyển tiền 3.581 tỷ đồng này, ghi rõ trên chứng từ là chuyển tiền các hợp đồng vay. Nghĩa là chuyển tiền cho 29 khoản vay.


Mong HĐXX khởi tố hành vi chiếm đoạt hành vi của bà Phấn tại 3.581 tỷ đồng.

Thứ nhất vì tài sản chuyển giao có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Và toàn bộ khoản vay nay là đứng tên khống. Tài sản đảm bảo lại thấp, thậm chí không có giá trị. Lại dùng giá trị này để tăng vốn 1.000 lên 3000 tỷ. Nghĩa là vốn điều lệ đã bị kê khống. Sau đó lại tiếp tục chuyển giao trong hợp đồng chuyển giao NH là điều lừa dối hết sức trầm trọng.


Khi NH được tái cơ cấu lại nhìn điểm: 1 là các nhóm nợ có tài sản đảm bảo: Phú Mỹ tương đương 6.000 tỷ và Phương Trang có tài sản định giá lúc đó là 11.000 tỷ. Và phương án đưa ra là gì khi cơ cấu trong đó có việc bán tài sản đó của Phương Trang để tạo thanh khoản cho NH.

Nhưng thực sự phương án tái cơ cấu NH của chúng tôi nếu không xử lý được tài sản đảm khoản nợ của Phương Trang. Vì khoản nợ này bị kê khống và điều này có nghĩa phương án tái cơ cấu chúng tôi đã bị phá sản. Phá sản trong trứng nước. Vì NH Đại Tín khi chuyển giao cho chúng tôi như trong vụ án này ghi đã bị rút ruột 12.000 tỷ đồng.


Chỉ riêng khoản nợ 9.400 tỷ đồng của Phương Trang, tôi quá bất ngờ khi có sự tranh chấp này. Từ năm 2013 tôi vào NH và nhận ra biên bản các bên. Tôi thấy bà Phấn ghi bà sẽ chịu trách nhiệm về khoản 2.000 tỷ đồng trái phiếu Trường Vĩ.

Điều đó cho thấy có sự tranh chấp nên tôi biết không thể giải quyết vấn đền này nên tôi đã báo cáo lên và sau đó có cuộc họp với NHNN. Có đại diện Phương Trang và NH Xây Dựng và NHNN đã có đối chiếu số liệu với Phương Trang và NH. Và giai đoạn 2013 này số liệu đã gần sát với thực tế cáo trạng ngày hôm nay.


Liên quan đến nhóm Phương Trang, Phương Thành Mai cho biết ông hết sức bất ngờ khi biết có sự tranh chấp. Sau đó ông Mai đã làm việc với NHNN, triển khai đối chiếu số liệu.

10:36

LS để nghị HĐXX xem xét thu hồi toàn bộ số tiền 3.658 tỷ đồng

Ls Hà Hải bảo vệ quyền lợi cho Phạm Công Danh

Trong phần thẩm vấn HĐXX đã hỏi ông Phạm Công Danh và những người liên quan các nội dung trong Hợp đồng chuyển giao quyền và nghĩa vụ dân sự ký ngày 9/10/2012 giữa bà Hứa Thị Phấn và Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh do ông Danh làm đại diện.

Các nội dung đó là: Tổng số tiền mà ông Danh phải trả cho bà Phấn theo Hợp đồng là bao nhiêu; Hợp đồng có quy định các nghĩa vụ, tương ứng với nghĩa vụ là quyền lợi, ông Danh và bà Phấn đã thực hiện những nghĩa vụ gì và đã nhận được những quyền lợi nào; tại sao ông Danh không nhận được 114 bất động sản này….

Sau phần xét hỏi thì Đại diện Viện kiểm sát vẫn bảo lưu quan điểm đề nghị HĐXX tiếp tục kê biên 114 bất động sản này và xử lý vào giai đoạn sau.

Về các vấn đề nghị, luật sư Hà hảu đưa ra các luận chứng và luận cứ để trình byaf quan điểm của mình.

Theo đó, về giá trị hợp đồng chuyển nhượng, LS đưa ra các bản hợp đồng, công văn và cho rằng, Hợp đồng 9/10/2012 thì có việc ông Phạm Công Danh chuyển trả cho bà Phấn 3.581 tỷ và 76,9 tỷ , số tiền này ông Danh, bà Phấn và Ngân hàng Đại Tín đã sử dụng vào một mục đích duy nhất theo hợp đồng là chuyển trả cho Ngân hàng Đại Tín nhằm thanh toán tiền gốc và lãi cho 29 khoản vay của nhóm bà Phấn và giải chấp 114 bất động sản , chuyển giao quyền sử dụng 114 bất động sản cho ông Phạm Công Danh.

Theo quy định, bà Hứa Thị Phấn phải bàn giao các giấy tờ pháp lý và các tài sản bảo đảm hiện hữu cho ông Phạm Công Danh tương ứng với số tiền ông Danh thanh toán. Theo đó bà Phấn phải bàn giao 114 tài sản ngay khi 29 hợp đồng tín dụng được tất toán. Nhưng cho đến nay bà Hứa Thị Phấn vẩn chưa chuyển giao 114 bất động sản này cho ông Phạm Công Danh.

Ls Hà Hải trình bay về lý do các bên không chuyển giao 114 bất động sản cho ông Phạm Công Danh theo nội dung Hợp đồng.

Theo LS, bà Hứa Thị Phấn không chuyển giao 114 bất động sản này cho ông Phạm Công Danh với lý do theo bà Phấn là ông Danh chưa thanh toán phần tiền hơn 1.000 tỷ còn lại là không đúng. Chúng tôi cho rằng bà Hứa Thị Phấn không bàn giao 114 tài sản cho ông Phạm Công Danh vì 2 lý do sau.

Thứ nhất, thực chất 114 bất động sản này không thể thực hiện được việc giải chấp, chuyển nhượng do có rất nhiều yếu tố không đúng quy định pháp luật như có nhiều người đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong khi Hợp đồng ủy quyền cho bà Phấn không đề cập hết những người này; hồ sơ nhà đất thể hiện là đất nông nghiệp chưa chuyển mục đích sử dụng đất nhưng bà Phấn cung cấp tài liệu cho ông Danh là đất dự án, có dấu hiệu nâng khống giá trị các quyền sử dụng đất lên gấp nhiều lần so với giá trị thực; có những hợp đồng tín dụng không có tài sản bảo đảm hoặc chưa đảm bảo nhưng vẫn được bà Phấn với vai trò là cổ đông chi phối đưa vào thế chấp vay tiền. Đây cũng chính là lý do ngay từ khi phát hiện ông Phạm Công Danh đã có đơn tố cáo bà Hứa Thị Phấn lừa đảo chiếm đoạt tài sản của mình.

Thứ hai, sau khi công ty Phương Trang có đơn tố cáo bà Hứa Thị Phấn lợi dụng công ty Phương Trang để hạch toán thu – chi khống với số tiền hơn 5000 tỷ đồng thì cơ quan chức năng yêu cầu Ngân hàng Đại Tín không được giải chấp đối với 114 bất động sản này.

Từ các trình bày trên, LS Hà Hải đề nghị HĐXX ghi nhận việc ông Phạm Công Danh đã chuyển 3.658 tỷ đồng vào tài khoản bà Hứa Thị Phấn và từ tài khoản của bà Phấn tại Ngân hàng Đại Tín đã chuyển trả cho Ngân hàng Đại Tín toàn bộ số tiền này nhằm tất toán 29 Hợp đồng tín dụng của nhóm Phú Mỹ và giải chấp 114 bất động sản.

Việc bà Phấn nhận tiền nhưng không thể bàn giao 114 tài sản này cho ông Phạm Công Danh theo nội dung bản Hợp đồng, trong khi bị án Phạm Công Danh đang cần tiền lo việc khắc phục hậu quả, LS để nghị HĐXX xem xét thu hồi toàn bộ số tiền 3.658 tỷ đồng. Khoản tiền này nên giao cho Ngân hàng Xây dựng Việt Nam quản lý và sử dụng vào việc đối trừ thiệt hại cho ông Phạm Công Danh.

Qua nghiên cứu hồ sơ và thực tế diễn biến tại phiên toà cho thấy bà Hứa Thị Phấn đã gây thiệt hại cho Ngân hàng Đại Tín qua các hành vi vi phạm pháp luật. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của Đại Tín và là nguyên nhân chính yếu khiến cho ông Danh và các đồng sự, những bị cáo có mặt tại phiên toà hôm nay bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Do đó LS kính đề nghị HĐXX có kiến nghị cơ quan chức năng.

Ông Danh xin bổ sung ý kiến, đề nghị trả lại số tài sản cho ông Danh, để khắc phục hậu quả. Ông đồng ý không cần kê biên nếu trả lại số tài sản cho ông Danh.

10:13

Vụ án này ông Phạm Công Danh chỉ được xác định là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, một nhân vật phụ

LS Hải cho rằng, cần chính thức công nhận nguyên nhân dẫn đến sự đổ vỡ của Ngân hàng TMCP Xây Dựng Việt Nam (VNCB) và đưa đẩy ông Phạm Công Danh vào hoàn cảnh phạm tội trong vụ án VNCB: Chính là thực trạng rất xấu của Ngân hàng Đại Tín trong thời kỳ thuộc quyền chi phối của bà Hứa Thị Phấn.


Trình bày tại tòa, LS cho biết, tại trang 4, Kết luận điều tra có một phần nguyên nhân dẫn đến sự đổ vỡ của Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam sau này, khi nhóm cổ đông Phạm Công Danh và Tập đoàn Thiên Thanh nhận chuyển giao quyền và nghĩa vụ liên quan đến Ngân hàng Đại Tín từ Nhóm cổ đông Hứa Thị Phấn, thực hiện tái cơ cấu.


Chính vì VNCB đổ vỡ dẫn đến ông Phạm Công Danh bị quy buộc các sai phạm, kết án đến 30 năm tù và có thể chưa dừng lại ở đó. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên một văn bản tài liệu tố tụng từ cơ quan điều tra nói lên sự thật về nguyên nhân đổ vỡ của VNCB.


Cũng trong phần luận tội vừa qua, các vị đại điện Viện Kiểm sát cũng đã nêu lên quan điểm đánh giá tương tự về một phần nguyên nhân dẫn đến sự đổ vỡ của VNCB. Như vậy, sau nhiều phiên tòa xét xử các vụ án liên quan đến hậu quả đổ vỡ tại VNCB, bao gồm các phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm của vụ án VNCB giai đoạn 1, phiên tòa của vụ án VNCB giai đoạn 2, đây là lần đầu tiên một phiên tòa được ghi nhận quan điểm từ cơ quan công tố về nguyên nhân đổ vỡ của VNCB.


Sự nhìn nhận đó từ các cơ quan tố tụng là đúng với thực tế khách quan của ngân hàng Đại Tín trước và sau khi chuyển giao từ nhóm bà Hứa Thị Phấn sang cho nhóm ông Phạm Công Danh. Đó chính là thực trạng tài chính rất xấu của Ngân hàng Đại Tín dưới sự chi phối của bà Hứa Thị Phấn.


LS Hải cho rằng, cơ quan cảnh sát điều tra, viện kiểm sát đã đúng khi ghi nhận thực trạng xấu của Ngân hàng Đại Tín dưới sự chi phối của bà Hứa Thị Phấn qua các số liệu xấu trầm trọng nêu trên là một phần nguyên nhân dẫn đến sự đổ vỡ của VNCB.


Tuy nhiên, LS cho rằng sự ghi nhận như vậy là chưa đủ. Thực trạng xấu của Ngân hàng Đại Tín dưới sự chi phối của bà Hứa Thị Phấn không chỉ là “một phần” nguyên nhân. Đó cần được công nhận là nguyên nhân chính, duy nhất, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự đổ vỡ không thể tránh khỏi của VNCB. Đề nghị Hội đồng Xét xử ghi nhận rõ ràng vấn đề này trong bản án để bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho ông Phạm Công Danh.


Vì vậy, LS đề nghị HĐXX xem xét, cần củng cố thêm quan điểm của cơ quan điều tra, cơ quan công tố và xác định rõ ràng: Nguyên nhân dẫn đến Ngân hàng TMCP Xây Dựng Việt Nam (VNCB) đổ vỡ và ông Phạm Công Danh phạm tội trong vụ án VNCB chính là thực trạng rất xấu của Ngân hàng Đại Tín.

Tiếp tục trình bày, LS cho rằng cần giữ nguyên hiện trạng, tiếp tục kê biên 114 bất động sản của Nhóm Phú Mỹ và bà Hứa Thị Phấn để xử lý theo hướng bảo đảm quyền lợi cho ông Phạm Công Danh trong những vụ án liên quan.


Trong quá trình tranh tụng tại phiên tòa này có một vấn đề được nêu ra là 114 bất động sản của Nhóm Phú Mỹ của bà Hứa Thị Phấn. Để bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho ông Phạm Công Danh, đề nghị Hội đồng Xét xử không xem xét việc xử lý hay bàn giao các bất động sản này nhằm mục đích khấu trừ cho bất cứ nghĩa vụ nào của bà Hứa Thị Phấn. Bởi 114 bất động sản này có liên quan trực tiếp tới quyền lợi của ông Phạm Công Danh, cần tiếp tục kê biên để xử lý theo hướng bảo đảm cho quyền lợi của ông Phạm Công Danh.


Về nguyên tắc tố tụng hình sự, việc giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan 114 bất động sản này không thuộc phạm vi xét xử. Theo hồ sơ vụ án 114 bất động sản được nêu là các tài sản bảo đảm cho 29 khoản vay với tổng dư nợ gốc 3.581 tỷ đồng của nhóm Phú Mỹ.


Kết luận điều tra, Cáo trạng đều xác định các khoản vay cùng 114 bất động sản nêu trên nằm trong hành vi vi phạm thứ 3 trong số 5 hành vi vi phạm của bà Hứa Thị Phấn. Hành vi này đã được tách thành vụ án hình sự khác theo Quyết định tách vụ án hình sự số 07 ngày 10/01/2018 về Tội vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của tổ chức tín dụng liên quan đến 29 khoản vay của Nhóm Phú Mỹ, cùng bị can Hứa Thị Phấn.

Phiên tòa này chưa xem xét hành vi sai phạm của bà Phấn liên quan đến 29 khoản vay, cho nên không thể đưa vào xem xét giải quyết 114 bất động sản này bảo đảm cho các khoản vay.


Về xác định sự thật của vụ án: Cần tiếp tục kê biên để bảo đảm quyền lợi cho ông Phạm Công Danh bởi 114 bất động sản thực chất là đối tượng chuyển nhượng chính trong thỏa thuận giữa ông Phạm Công Danh với bà Hứa Thị Phấn.


Theo đó, LS Hải kiến nghị, trong vụ án này ông Phạm Công Danh chỉ được xác định là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, một nhân vật phụ. Tuy nhiên, dựa trên thực tiễn tranh tụng những ngày qua và dựa trên những vấn đề trình bày nêu trên, cho thấy đằng sau việc nâng khống giá trị của bất động sản số 5 Phạm Ngọc Thạch, đằng sau tranh chấp nghĩa vụ vay nợ của Công ty Phương Trang, nhân vật phụ Phạm Công Danh mới là nạn nhân chính của vụ án này.

09:49

Luật sư Trần Minh Hải bảo vệ quyền lợi cho Phạm Công Danh


Luật sư cho rằng, Phạm Công Danh đã bị bà Hứa Thị Phấn che dấu thông tin để nhầm tưởng tiếp nhận ngân hàng.


Thể hiện qua việc vụ án này đưa ra xét xử bà Hứa Thị Phấn về hai hành vi vi phạm gồm nâng khống giá trị bất động sản nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch tại TP Hồ Chí Minh để bán giá cao cho Ngân hàng Đại Tín và hạch toán thu chi khống đối với khoản vay của Công ty Phương Trang.


Luật sư cho biết, nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch và khoản vay gốc 9.437 tỷ đồng của Công ty Phương Trang đều là các tài sản nằm trong tổng tài sản của Ngân hàng Đại Tín được bà Hứa Thị Phấn bàn giao cho ông Phạm Công Danh.


Ông Phạm Công Danh nhận sở hữu Ngân hàng Đại Tín với sự nhầm tưởng hoàn toàn về giá trị của những tài sản này, do các số liệu thể hiện rất đẹp trong các tài liệu bàn giao.


Đối với bất động sản số 5 Phạm Ngọc Thạch, trong quá trình chuyển giao tài sản cho ông Phạm Công Danh, các tài liệu từ phía Ngân hàng Đại Tín luôn xác định tài sản này có giá trị lên đến 1.268 tỷ đồng.

Kết luận thanh tra của Ngân hàng Nhà nước trong thanh tra Ngân hàng Đại Tín cũng đã gián tiếp xác nhận giá trị tài sản khống này, khi dựa trên số liệu giá trị này để tính toán sai phạm vượt giới hạn đầu tư tài sản cố định của ngân hàng.


Hoàn toàn không có một sự giải thích nào từ phía bà Hứa Thị Phấn về giá trị thực sự của bất động sản sau quá trình nâng khống và bán lòng vòng cho Ngân hàng Đại Tín. Chính từ sự che dấu thông tin này, ông Phạm Công Danh đã nhầm tưởng mình nắm trong tay một ngân hàng có nhiều tài sản bất động sản có giá trị cao, trong đó có nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch.


Đối với khoản vay gốc 9.437 tỷ đồng của Công ty Phương Trang. Tại thời điểm ông Phạm Công Danh nhận bàn giao Ngân hàng Đại Tín, số liệu dư nợ gốc 9.437 tỷ đồng này được thể hiện trong hồ sơ tín dụng, được thể hiện trong các hợp đồng chuyển giao tài sản giữa bà Phấn với ông Phạm Công Danh và được thể hiện trong phương án tái cấu trúc ngân hàng sau khi bàn giao.


Đối với ông Phạm Công Danh, số liệu dư nợ gốc 9.437 tỷ đồng là nền tảng cho quyết định mua ngân hàng, cho sự bảo đảm thành công của quá trình tái cấu trúc Ngân hàng Đại Tín. Bởi, theo ông Phạm Công Danh, dư nợ của Ngân hàng Đại Tín vào thời điểm đó không quá cao, chỉ khoảng mười mấy nghìn tỷ đồng mà trong số đó có hơn một nửa thuộc về Công ty Phương Trang.


Ông Phạm Công Danh tin rằng công ty này là một doanh nghiệp có thương hiệu, đang làm ăn hiệu quả, chắc chắn, tài sản bảo đảm nhiều, nên khả năng thu hồi nợ rất tốt. Nếu thu được nợ từ Công ty Phương Trang, ngân hàng của ông sẽ có đủ nguồn vốn để hỗ trợ thanh khoản, thực hiện cho công cuộc tái cấu trúc ngân hàng.


Vậy nhưng, ông Phạm Công Danh một lần nữa đã bị nhầm tưởng. Khoản vay của Công ty Phương Trang đã không thể thu hồi. Chỉ bởi một lẽ, công ty này không trả nợ vì cho rằng trong số nợ gốc 9.437 tỷ đồng, họ chỉ vay thật có hơn 3.900 tỷ đồng, phần còn lại thuộc trách nhiệm của bà Hứa Thị Phấn. Chính điều này đã làm ngân hàng của ông Danh đối mặt với tình trạng mất thanh khoản trầm trọng vì nợ xấu không thể thu hồi cao.


Toàn bộ phương án tái cơ cấu ngân hàng của ông Danh bị phá sản ngay từ đầu và nhóm quản lý điều hành ngân hàng của ông phải vật lộn duy trì thanh khoản bằng mọi giá. Và cái giá ông đã phải trả chính là 30 năm tù cho những hành vi sai phạm mà động cơ chính của những sai phạm nhằm cứu vãn thanh khoản cho ngân hàng rỗng ruột.


Ông Phạm Công Danh từng mong muốn có được một ngân hàng chuyên doanh về xây dựng để thực hiện hoài bão thúc đẩy phát triển lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam. Tuy nhiên, sự che dấu thông tin này đã khiến cho ông mua phải một ngân hàng bị rỗng ruột. Sự thật này cần được ghi nhận để bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho ông Phạm Công Danh.

09:36

'Tôi bỏ 3.581 tỷ đồng là để giải chấp tài sản 114 ra ngoài'

Ông Phạm Công Danh:

Trình bày về các vấn đề : Việc có hay không về giá trị hơn 84% cổ phần; Tranh chấp liên quan đến 114 tài sản; Kiến nghị HĐXX về những nội dung liên quan đến quyền lợi của Phạm Công Danh.

Tôi bị thiệt thòi vì lý do sức khỏe nên không thể ngồi xuyên suốt phiên tòa.

Về giá trị hơn 84% cổ phần của Đại Tín chuyển giao cho Phạm Công Danh.

Có nhiều thông tin lệch lạc rằng tôi chuyển nhượng số cổ phiếu này trên các phương tiện thông tin công khai rằng, tôi nhận chuyển nhượng số cổ phần này với số tiền hơn 4.600 tỷ đồng.

Ông Danh trình bày, vì ông chỉ chuyển cho ông Hà Văn Thắm 4 triệu đồng để được hưởng hơn 84% cổ phần này. Số tiền hơn 4.600 tỷ đồng là tiền tôi chuyển giao để đảo nợ cho nhóm Phú Mỹ.

Trong xuyên suốt những thỏa thuận về chuyển nhượng nghĩa vụ và trách nhiệm liên quan NH Đại Tín không có 1 thỏa thuận nào về chuyển giá trị và chứng từ nào để gọi là chuyển tiền cho giá trị cổ phần đó mà chỉ chuyển nhượng cho 114 tài sản cho 29 khoản vay của nhóm Phú Mỹ.

Tại sao có vấn đề hơp đồng chuyển nhượng trong đó có 84% cổ phần mà tới số tiền mấy nghìn tỷ trên các phương tiện thông tin. Việc này ảnh hưởng rất lớn đến danh dự của tôi, của những nhiều người.

Tôi thừa kế tập đoàn Thiên Thanh của cha tôi, gần 60 năm rồi nên tôi không thể ngu dốt để đi mua 1 NH, 1 cổ phiếu 84% đáng giá 4 triệu đồng với giá hơn 4.600 tỷ đồng.

Tại sao có hợp đồng chuyển nhượng đó? Thưa HĐXX, tôi có hỏi ông Mai trước khi ký hợp đồng đó và hỏi luật sư của tôi gần nhất ở đây thì nêu ra vấn đề, tất cả các điều khoản trong điều khoản thỏa thuận được ký trước rồi sau đó mới tiếp tục ký các hợp đồng chuyển nhượng đó, giá trị như nhau nhưng được tách ra để phục vụ cho đề án chuyển nhượng tái cơ cấu.

Phạm Công Danh đề nghị các phương tiện thông tin chỉnh sửa lại vấn đề này rằng không có 1 giá trị nào để chuyển nhượng cho 84% cổ phần.

Tại bản kháng cáo 2016, bà Phấn và các luật sư đã nói rõ, về việc chuyển giao NH Đại Tín thực tế đã chuyển giao cho ông Hà Văn Thắm rồi. Sau đó, ông Thắm đã cử rất nhiều GĐ, TGĐ để điều hành NH.

Tại phiên tòa ông Thắm cũng đã thừa nhận vấn đề này tại phiên tòa ngoài Hà Nội và cho biết số cổ phiếu này chỉ có 4 triệu đồng.

Bà Phấn cũng khẳng định ông Thắm đã nhận NH và đã điều hành NH và việc chuyển giao lại cho Phạm Công Danh là việc thực hiện thủ tục. Đây gây ra sự nhầm lẫn cho tôi.

Bà Phấn và các luật sư cũng đã thừa nhận, 4.600 tỷ đồng có 2 khoản, 1 khoản là trả cho 29 khoản vay liên quan đến 114 tài sản và khoản còn lại liên quan đến các vấn đề đầu tư.

Khi thoả thuận hợp đồng mua bán giữa bà Phấn và ông Thắm. Bà Phấn hứa với ông Thắm sẽ bảo vệ sự che chắn cho ông Thắm. Thời điểm này tôi không hề biết đang có tranh chấp giữa NH Đại Tín và Phương Trang. Sau đó, ông Luận đến gặp tôi nói, NH Đại Tín và Phương Trang đang tranh chấp thì ông đừng đụng vào là chết. Phương Trang đã nộp đơn kiện bà Phấn và NH. Còn tôi và ông Thắm không hề có tranh chấp. Tôi bỏ 3.581 tỷ đồng là để giải chấp tài sản 114 ra ngoài.

Bà Phấn mắc tội lừa đảo, vì nâng cổ phần 84%, lừa đảo tôi bỏ 3.581 tỷ đồng này là tiền để giải chấp 114 tài sản và khối tài sản của Phương Trang có khoản nợ 9.400 tỷ đồng nợ của Phương Trang. Nhưng khoản nợ này là khoản nợ khống, nên Phương Trang mới đi kiện 6 năm nay.

Như vậy, tôi khẳng định có hai vấn đề: khi tôi vào NH Đại Tín thì NH đang có tranh chấp về khoản vay của Phương Trang, vấn đề thứ 2 bà Phấn lừa không chỉ tôi mà lừa cả cơ quan điều tra… nên mới có chuyện tái cơ cấu NH.

Phạm Công Danh kiến nghị HĐXX xem lại về việc có liên quan đến tranh chấp này. Nếu bà Phấn đẩy nợ khống cho tôi, đề nghị truy tố bà Phấn về hành vi lừa đảo, nâng khống tài sản lên và 85% cổ phần là cổ phần khống. Đây không phải là hành vi đối với Phương Trang mà lừa đảo tôi

08:47

Luật sư sư Nguyễn Minh Châu bảo vệ Agribank CN TT Sài Gòn trình bày 2 vấn đề:


Vấn đề 1: Trong quá trình điều tra, NH Agribank CN Trung tâm SG bị kê biên 18 tài sản do các KH thế chấp để bảo đảm 24 khoản vay.


Luật sư cho biết, 18 tài sản này có 7 người đứng tên chủ sở hữu. Trong 7 người chỉ có 4 người là bị cáo trong vụ án, 3 người còn lại là ng có quyền và nghĩa vụ liên quan.


4 bị cáo gồm: Nguyễn Kim Thanh, Ngô Nguyễn Đoan Trang, Ngô Thị Huệ, Bùi Thị Kim Loan.
3 người liê quan có: Hồ Văn Tân, Hứa Thị Minh Hồng và Ngô Minh Quân.


Luật sư cho rằng, không có chứng nào thể hiện 18 tài sản có nguồn gốc phát sinh từ hành vi phạm tội của các bị cáo mà có. Trong kết luận điều tra chỉ có 1 tài sản số 17 ông Tân và bà Hồng khai là đứng tên giùm bà Phấn.


Tuy nhiên đối với việc này, đây chỉ là lời khai 1 phía chứ không có văn cứ chứng chứ nào chứng minh rằng đây là tài sản của bà Phấn. Trong khi đó, trên giấy tờ và hồ sơ thể hiện đây là tài sản của ông Tân và bà Hồng.


Luật sư khẳng định, tại thời điểm NH nhận thế chấp những ts này đều là tài sản hợp pháp, việc CQĐT kê biên 18 ts này là không có căn cứ.


Trong quá trình những khách hàng vay của NH Agribank nhận số tiền giải ngân, cho đến thời điểm này 24 hợp đồng này đều vi phạm nghĩ vụ thanh toán vì các khách hàng là 1 số bị cáo trong vụ án nên bị gián đoạn.


Hiện tại tổng số dư nợ phát sinh từ 24 hợp đồng tín dụng là 225,7 tỷ, gốc 115 tỷ, lãi 110 tỷ. Đề nghị giải tỏa kê biên 18 tài sản này để phái NH xử lý tài sản thu hồi nợ, xử lý HĐTD


Vấn đề thứ 2, khoản thu mà bà Phấn và Loan chuyển về Agribank CN TT Sài Gòn


Bị cáo Loan có chuyển tiền về để thực hiện các giao dịch.


Khoản 1: 15 tỷ, ngày 28/10/2010 Loan chuyển vào tài khoản CN công ty Thăng Hoa tỉnh Quãng Nam để trả nợ cho khoan vay 60 tỷ đồng.


Khoản 2: 8 tỷ được Loan chuyển vào tài khoản mở tại CN TT Sài Gòn rút tiền mặt trả nợ gốc và lãi của nhóm Phú Mỹ.


Khoản 3: 6,6 tỷ chuyển ngày 7/10/2011 để tất toán cho khoản vay của Loan.


Khoản 4: 4 tỷ chuyển 15/7/2011, chuyển vào tài khản công ty Phú Mỹ, cùng ngày Cty Phú Mỹ chuyển vào CN TT SG tất tán khoản vay.


Khoản 5: Loan nộp 19,9 tỷ vào tài khoản của công ty Phú Mỹ ngày 24/8/2011, đến ngày 25/8/2011, cty PM chuyển 19,9 tỷ vào CN TT Sài Gòn để tất toán khoản nợ.


Tất cả có 5 khoản tiền lập khống để chuyển vào NH để tất toán cho các khoản nợ
Agribank CN TT SG không thể xác nhận được nguồn gốc số tiền từ đâu mà có. NH chỉ bết tiền vào tài khoản của NH rồi thực hiện tất toán số nợ của Loan và công ty Phú Mỹ.

Nếu HĐXX xem xét đây là số tiền bất hợp pháp và phải thu hồi thì phía NH không có ý kiến. Nhưng đề nghị HĐXX xem xét trách nhiệm của bà Phấn, công ty Phú Mỹ phải có trách nhiệm trả lại cho NH những khoản thu hồi đó.


Đại diên NH An Bình, người liên quan Nguyễn Thị Hồng Phương, Nguyễn Thị Hoa,... dù đưuọc triệu tập nhiều lần nhưng không có mặt. HĐXX những người này coi như từ bỏ phần bảo về quyền lợi của mình.

08:29

Phiên toà sáng bắt đầu làm việc

07:55

Trong phiên hôm nay 27/5, Luật sư bảo vệ quyền lợi, lợi ích cho ông Phạm Công Danh sẽ trình bày quan điểm liên quan đến việc kê biên 114 bất động sản là tài sản đảm bảo cho 29 khoản vay của nhóm Phú Mỹ tại Ngân hàng Đại Tín giao cho Tập đoàn Thiên Thanh.

07:54
live xet xu vu an tai ngan hang dai tin sang 275 phuong trang chi chiu trach nhiem so tien 3936 ty dong

Trong phiên tòa chiều hôm qua, các luật sư bảm vệ quyền lợi cho công ty Phương Trang đã tham gia trình bày các quan điểm của mình.

Theo đó, các luật sư đưa ra các luận chứng, luận cứ và cho rằng, qua đối chiếu chi tiết 82 khoản vay, 1 khoản nhận nợ bắt buộc và 01 khoản trái phiếu Trường Vĩ, trong đó có nêu về kết quả đối chiếu và sự thừa nhận của CB về số tiền thực nhận của Công ty Phương Trang và các Công ty, cá nhân có quan hệ hợp tác kinh doanh nêu trên, thì yêu cầu của đại diện CB tại phiên tòa buộc Công ty Phương Trang phải trả nợ gốc 9.437 tỷ đồng và 16.000 tỷ đồng lãi là hoàn toàn không có căn cứ, không phù hợp.

Các luật sư khẳng định rằng, Kết luận điều tra của Cơ quan điều tra, Cáo trạng của Viện kiểm sát truy tố là hoàn toàn có căn cứ: Trong tổng số 9.402 tỷ đồng dư nợ gốc trên chứng từ khống, bà Hứa Thị Phấn đã dùng 5.256 tỷ đồng, Công ty Phương Trang chỉ thực nhận 3.936 tỷ đồng, còn lại Ngô Thị Ngân chịu trách nhiệm đối với 208 tỷ đồng nằm trong số tiền 4.554,2 tỷ đồng Ngô Thị Ngân nhận tiền mặt từ NHNN.

Theo đó, luật sưu phía Phương Trang đề nghị HĐXX xem xét về quyền và trách nhiệm giải quyết các khoản nợ thực nhận thông qua các hợp đồng tín dụng đã ký với NH Đại Tín; về các yêu cầu liên quan đến trách nhiệm dân sự, giải tỏa một phần tài sản thế chấp hiện đang được Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an kê biên.

Đồng thời, đề nghị HĐXX xem xét, quyết định Công Ty Phương Trang và các Công ty, cá nhân có quan hệ hợp tác kinh doanh chỉ chịu trách nhiệm số dư nợ gốc 3.936,996 tỷ đồng của các hợp đồng tín dụng theo số thực nhận và xem xét các thiệt hại mà Công ty Phương Trang và các Công ty, cá nhân có quan hệ hợp tác kinh doanh đã phải gánh chịu số tiền 7.837 tỷ đồng.

xet xu vu an tai ngan hang dai tin sang 275 phuong trang chi chiu trach nhiem so tien 3936 ty dong Xét xử vụ án tại Ngân hàng Đại Tín chiều 26/5: Luật sư nhóm Phương Trang đưa ra lời bào chữa

Chiều 26/5, phiên tòa xét xử vụ án tại Ngân hàng Đại Tín tiếp tục làm việc với phần trình bày quan điểm của các ...

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.