Xin việc: cơn 'ác mộng' đối với người chuyển giới

Đối với người LGBT, công cuộc xin việc dường như đã trở thành một cơn ác mộng trước những định kiến, kì thị từ nhà tuyển dụng và đồng nghiệp.
 
xin viec con ac mong doi voi nguoi chuyen gioi Giới LGBT gồng mình vì đồng phục công sở
xin viec con ac mong doi voi nguoi chuyen gioi Úc: 50% người chuyển giới trẻ từng định tự tử

Trong buổi Hội thảo Về sửa đổi Bộ luật Lao động - Các vấn đề liên quan đến cộng đồng LGBTIQ diễn ra vào ngày 29/9 vừa qua, các chuyên gia đã đưa ra những con số thống kê về tình trạng bị kì thị khi đi xin việc của những người chuyển giới, đồng tính và song tính được nghiên cứu bởi Viện Nghiên Cứu Xã Hội - Kinh Tế & Môi Trường (ISEE) và Trung tâm ICS, điều này đã khiến không ít người cảm thấy bức xúc.

xin viec con ac mong doi voi nguoi chuyen gioi
Hội thảo về sửa đổi Bộ luật Lao động - các vấn đề liên quan đến cộng đồng LGBTIQ. Ảnh: An Nguyên.

Theo đó, sau khi phỏng vấn hơn 3000 bạn LGBT, thì có đến 30% người nói rằng họ đã từng bị từ chối khi xin việc. Đặc biệt là ở những người chuyển giới, 50% người chuyển giới gia nghiên cứu bị khước từ cơ hội việc làm. Hơn 20% các bạn phản ánh bị hạn chế cơ hội thăng tiến, 14% cho rằng mình bị trả lương thấp hơn những đồng nghiệp dị tính khác.

Luật sư Đinh Hồng Hạnh cho biết, việc phân biệt đối xử và không tôn trọng sự đa dạng có thể diễn ra ở khắp mọi nơi, với bất kỳ ai. Tại môi trường làm việc cũng vậy, có một vài thời điểm, các khu công nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh đã treo biển hiệu về việc không nhận nam công nhân là người Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh... đây cũng là minh chứng cho kiểu phân biệt đối xử dựa trên khác biệt vùng miền.

Đối với người LGBT, có thể họ sẽ phải nhận những hình thức từ chối công việc tinh vi hơn. Có những bạn do chịu sự kì thị trong trường học nên không hoàn thành được chương trình đào tạo, việc không có bằng cấp là nguyên nhân để họ bị từ chối. Tuy nhiên, cũng có khi trong quá trình làm việc, các bạn phải đối mặt với những hành vi phân biệt đối xử gây ức chế tinh thần, trầm uất.

Bạn Chu Thanh Hà, chuyển giới nam chia sẻ: “Cơ hội xin việc của những người chuyển giới so với những người khác trong cộng đồng mong manh hơn rất nhiều. Việc lựa chọn ảnh trước hay sau khi bắt đầu quá trình định giới để làm hồ sơ cũng phải đắn đo rất nhiều, cùng với đặc điểm tên và giới tính, trong quá trình lọc hồ sơ, bạn cũng đã có nguy cơ bị loại. Trong 10 lần nộp hồ sơ, mình đã nhận được 3 cuộc điện thoại xác nhận lại giới tính của mình”.

Cũng theo Thanh Hà, nếu qua được vòng hồ sơ, việc phỏng vấn trực tiếp lại là thử thách vô cùng lớn. Trước sự phân biệt đối xử tại trường học, những người đồng tính, chuyển giới và song tính đã nỗ lực rất nhiều để có thể hoàn thành được tấm bằng đại học. Nhưng khi ra trường, cánh cửa hy vọng lại đóng sập trước mặt bởi những định kiến đã hằn sâu trong tâm thức của nhiều người về sự khác biệt xu hướng tính dục và bản dạng giới.

Bên cạnh đó, những vấn đề tế nhị như sử dụng WC, tủ đựng đồ, trang phục quy định của công ty cũng đẩy người LGBT vào những tình huống trớ trêu và khó xử. Ngay cả ở những công ty nước ngoài, tình trạng phân biệt đối xử cũng không hề giảm, nếu như ở đó quản lý và đồng nghiệp của bạn có cái nhìn không tích cực về người LGBT.

xin viec con ac mong doi voi nguoi chuyen gioi Giới LGBT gồng mình vì đồng phục công sở
xin viec con ac mong doi voi nguoi chuyen gioi Miss Pride 2017: 'Người chuyển giới phải có bản lĩnh để chứng minh với xã hội'

Cơ hội việc làm co hẹp lại, những người bị cho là “khác biệt” đã phải tìm đến một giải pháp khác. Họ tiếp cận những ngành nghề phi chính thức, hay vẫn được gọi là ngành dịch vụ như khách sạn, nhà hàng, quán bar... Dường như ở những ngành nghề này, mọi người có cái nhìn thoáng hơn với vấn đề thể hiện giới. Nhưng một lần nữa, những trở ngại lại tiếp tục phát sinh. “Không dưới hai lần khách hàng phản ánh với quản lý của mình rằng họ không muốn một người chuyển giới phục vụ”, bạn Chu Thanh Hà bày tỏ.

Trên thực tế, khi bạn không có thiện cảm với một người, bạn không nhất thiết phải nói thẳng rằng bạn ghét người đó thì họ mới biết, chỉ cần một vài cử chỉ và thái độ, bất kì ai cũng cảm nhận được việc người đối diện có cái nhìn như thế nào về mình. Nhiều bạn LGBT đã chia sẻ rằng, để vượt qua vòng hồ sơ và phỏng vấn đã khó, trong quá trình làm việc, đối diện với thái độ tiêu cực như mỉa mai, châm chọc, bàn tán về giới tính của mình từ đồng nghiệp lại là điều khó khăn gấp bội. Rất nhiều bạn đã buộc phải thôi việc bởi cảm giác làm việc trong một môi trường thiếu an toàn và nhiều ức chế ngoài lề.

Với bất kì ai, xin việc là một quá trình không hề dễ dàng, bạn có thể bị từ chối bởi hàng loạt lý do, nhưng khi phải chịu những thiệt thòi, bất công chỉ vì bản thân bạn đang sống theo đúng bản dạng giới của mình, một điều không hề ảnh hưởng đến công việc cũng như cuộc sống của bất kỳ ai, đó thực sự là một mâu thuẫn lớn. Hành trình để có được những nhìn nhận và cơ hội công việc bình đẳng như mọi người đối với người đồng tính, song tính hay chuyển giới dường như còn rất dài và gian nan.

xin viec con ac mong doi voi nguoi chuyen gioi Chàng trai chuyển giới 18 năm đi tìm lời đáp ‘tôi là ai’

Với chàng trai chuyển giới Nguyễn Phương Anh (SN 1999, Nam Sách, Hải Dương), hành trình đi tìm lại chính mình vẫn chưa hẳn đã ...

xin viec con ac mong doi voi nguoi chuyen gioi 10 người LGBT quyền lực nhất nước Mỹ năm 2017

Power 50 là danh sách thường niên do tạp chí OUT bình chọn nhằm tôn vinh những nhân vật thuộc cộng đồng LGBT (đồng tính, ...

chọn
Khu đô thị Bắc Châu Giang của Mặt Trời Thanh Hoá: Giáp cao tốc và Vành đai 5, sẽ chuyển đổi 108 ha đất lúa
Khu đô thị sinh thái Bắc Châu Giang tại TP Phủ Lý, Hà Nam do liên danh Mặt Trời Thanh Hoá - Đầu tư Tây Bắc làm chủ đầu tư có quy mô 176 ha, tổng vốn gần 9.000 tỷ đồng. Tại đây sẽ xây dựng khoảng 4.735 căn nhà ở liền kề, biệt thự và chung cư hỗn hợp.