Hình ảnh giới trí thức trong mắt công chúng sút giảm uy tín nghiêm trọng đến mức nhiều nhà giáo chân chính cảm thấy nghẹn ngào.
Ai cũng thấy việc rà soát này cho dù ra kết quả bước đầu 94 hồ sơ nghi vấn không đủ điều kiện được xét phong giáo sư (GS), phó giáo sư (PGS) như chiều qua Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ thông báo, thì cũng không giải quyết được tận gốc vấn đề.
Phải tỉnh táo để nhận ra rằng nguyên nhân cốt lõi dẫn đến tình trạng này là cách thức và quy trình công nhận và phong học hàm GS, PGS hiện nay không ổn. Chứ còn tất cả hồ sơ khi đã chuyển đến các hội đồng ngành đều đã đủ tiêu chuẩn, thậm chí là rất “đẹp”.
Còn nếu muốn làm cho đến cùng, tìm ra bằng chứng ngụy tạo cho một bộ hồ sơ xuất sắc để đủ tiêu chuẩn lên đến hội đồng ngành thì đây không phải là chức năng của chủ tịch hay các thành viên hội đồng mà phải là của cơ quan điều tra.
Những người trong giới thừa biết một ai đó dù chưa đủ tiêu chuẩn nhưng vẫn có cách “chạy” ngay từ đầu để đạt chuẩn trước khi nộp hồ sơ lên hội đồng cơ sở. Vậy thì làm thế nào các nhà khoa học chỉ biết chuyên môn có thể phát hiện ra được tiêu cực này nếu minh chứng đã rõ mười mươi?
Chính vì thế, GS Phạm Gia Khánh, Chủ tịch Hội đồng chức danh GS ngành y, khi trao đổi với PV Thanh Niên, đã phải thừa nhận rằng “án tại hồ sơ”. Ông Khánh cho rằng: “Chỗ nào của quy định không hợp lý thì mình góp ý để điều chỉnh. Còn với một hồ sơ quá chuẩn như vậy, điểm rất cao, thì phải bỏ phiếu công nhận”.
Rồi rà soát xong cũng chỉ để xoa dịu dư luận nếu vẫn giữ cách bỏ phiếu kín như hiện nay ở các hội đồng ngành. Vì với quy trình này, lâu nay ai cũng biết là hên xui - may rủi, đầy cảm tính và chủ quan. Từ cách đánh giá, bỏ phiếu này làm sao mà rà soát được lý do vì sao một ứng viên từ hội đồng cơ sở đến giới chuyên môn đều cho rằng rất xứng đáng, rất giỏi nhưng vẫn bị trượt trong khi người “ít giỏi” hơn lại được công nhận?
Vì vậy, thay vì chỉ chăm chăm rà soát thì phải nhanh chóng thay đổi nội dung, cách thức, quy trình phong học hàm GS, PGS. Trên Báo Thanh Niên, nhiều chuyên gia đã đề xuất ý kiến từ việc giao về cho các trường ĐH, thay đổi những tiêu chuẩn không còn phù hợp nhưng tạo kẽ hở tiêu cực đến nâng cao chất lượng thành viên hội đồng ngành…
Cũng còn phải kể đến việc cần nhắc nhở nhau rằng danh xưng này chỉ phù hợp và dành cho nhà giáo, người nghiên cứu và gắn với nghề nghiệp chuyên môn chứ không phải để tôn vinh, là danh hiệu “làm đẹp” mà nhiều người muốn gắn vào tên mình.
Rà soát lại hồ sơ giáo sư của Bộ trưởng Bộ Y tế
Do có đơn thư cho rằng, hồ sơ giáo sư của Bộ trưởng Bộ Y tế có vấn đề về tiêu cực nên nằm trong ... |