![]() |
Cần cẩn thận với các căn bệnh xương khớp trong mùa lạnh |
![]() |
Những bí quyết đơn giản giúp bạn sống khỏe trong mùa lạnh |
NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY XƯỚC MĂNG RÔ
Cơ thể bị thiếu Vitamin C và axit folic là hai nguyên nhân hàng đầu dẫn đến hiện tượng xước măng rô. Ngoài ra còn do các nguyên nhân chủ quan khác như thường xuyên phải tiếp xúc với các hóa chất tẩy rửa (nước rửa chén, xà phòng, xà bông)… Do thói quen cắn móng tay, lấy khóe móng tay quá sát khiến cho da bị nham nhở, bị rách…
![]() |
(Ảnh: doisongvietnam.vn) |
Ở một số người, hiện tượng xước măng rô xảy ra là do bị các bệnh lí như viêm da, nấm da, bệnh Eczema… Những căn bệnh này sẽ gây nên các tổn thương ở phần da quanh móng tay, làm tổn thương gốc móng tay và làm xuất hiện những đường gờ ngang.
Nếu như chị em bị xước măng rô khi sắp đến thời kì kinh nguyệt thì không cần phải quá lo lắng. Vì tình trạng này chỉ xảy ra khi nội tiết buồng trứng tăng cao đột ngột, chỉ cần chờ qua thời kỳ nguyệt san hoặc khi buồng trứng ổn định trở lại thì hiện tượng xước măng rô sẽ tự hết.
![]() |
(Ảnh: Báo Mới) |
Bên cạnh đó, vào mùa lạnh, nhiều người do không có thói quen bổ sung đầy đủ lượng nước cần thiết nên da dễ bị khô, nứt nẻ. Từ đó dẫn đến việc vùng da xung quanh móng tay, móng chân bị xước và gây đau xót, khó chịu.
XỬ LÝ CÁC VẾT XƯỚC MĂNG RÔ AN TOÀN
Phần lớn thói quen của những người bị xước măng rô là sẽ tự xử lý bằng tay hoặc miết đi miết lại nhiều lần với suy nghĩ sợi da sẽ đứt. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cảnh báo đây không phải là cách xử lý tốt nhất. Ngược lại còn có thể khiến sợi da bị xước sâu hơn, vết thương trở nên nghiêm trọng.
![]() |
(Ảnh: Báo Mới) |
Cách đơn giản nhất để khắc phục tình trạng này là dùng kìm loại bỏ da chết hoặc bấm móng tay bấm sát vào phần chân của sợi da. Sau đó tránh đụng vào vết xước, vì vi khuẩn ở ngón tay có thể làm vùng xước bị sưng tấy và nhiễm trùng.
Vì nguyên nhân hàng đầu gây nên hiện tượng xước măng rô là thiếu vitamin C nên việc bổ sung các chất này là điều cần thiết. Nếu đang gặp phải tình trạng này, bạn hãy thường xuyên sử dụng cam, chanh, bưởi, quýt, dâu tây hay các thực phẩm giàu axit folic như rau có màu xanh thẫm, gan động vật, các loại hạt nảy mầm…
![]() |
(Ảnh: Tuổi Trẻ) |
Trong trường hợp bạn là người có thói quen cắn móng tay thì cần phải loại bỏ ngay lập tức. Bởi không chỉ gây nên hiện tượng xước măng rô mà bạn còn có thể mắc các bệnh đường ruột khác. Vì móng tay là nơi tích tụ nhiều loại vi khuẩn gây hại, cắn móng tay sẽ làm cho vi khuẩn có xâm nhập vào trong vòm họng và đường ruột gây bệnh.
Với phụ nữ, nếu bị xước măng rô theo thời kỳ kinh nguyệt thì không nên tác động. Vì khi qua kỳ, các vết xước sẽ tự động khỏi. Do đây là nguyên nhân nội tiết nên cơ thể sẽ tự điều chỉnh, việc tác động bên ngoài là không cần thiết.
![]() |
(Ảnh: Blog bTaskee) |
Ngoài ra, để hạn chế nguy cơ bị xước măng rô thì khi tiếp xúc với các chất tẩy rửa mọi người cần mang các dụng cụ bảo hộ như găng tay, ủng cao su. Nếu có điều kiện hơn thì hãy chăm sóc da tay, chân bằng những sản phẩm chuyên dụng dành cho vùng da này, nhất là vào mùa đông. Hoặc vào các buổi tối, bạn có thể ngâm tay, ngâm chân bằng nước muối loãng cũng rất hiệu quả để giải quyết căn bệnh này.