Xử lí tài chính và xử lí khác hơn 663 tỉ đồng các dự án BT tại Thủ Thiêm

Về kiểm toán việc quản lí, sử dụng vốn đầu tư một số dự án BT thuộc Khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP HCM, Kiểm toán Nhà nước đã xử lí tài chính và xử lí khác 663,2 tỉ đồng.

Theo báo cáo của Kiểm toán Nhà nước (KTNN) vừa gửi đến Quốc hội, cơ quan đã thực hiện 147/184 đoàn kiểm toán từ đầu năm, kết thúc kiểm toán 114/147 đoàn, đồng thời phát hành 98 báo cáo kiểm toán.

KTNN đã hoàn thành Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm 2019 với kết quả xử lí tài chính là 81.095 tỉ đồng.

Tổng hợp kết quả xử lí tài chính đến ngày 30/9/2020 là 52.970 tỉ đồng, trong đó, tăng thu 3.074,5 tỉ đồng, giảm chi NSNN 10.700 tỉ đồng, kiến nghị khác 39.195,5 tỉ đồng. KTNN cũng chuyển Cơ quan Cảnh sát điều tra để điều tra, làm rõ và xử lí theo qui định của pháp luật đối với 5 vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Sai phạm sử dụng vốn đầu tư dự án BT tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm

Trong báo cáo, KTNN đề cập tới việc kiểm toán quản lí, sử dụng vốn đầu tư một số dự án BT thuộc Khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP HCM. KTNN cho biết cơ quan đã xử lí tài chính và xử lí khác 663,2 tỉ đồng.

Xử lí tài chính và xử lí khác hơn 663 tỉ đồng các dự án BT tại Thủ Thiêm - Ảnh 1.

Khu đô thị mới Thủ Thiêm (Quận 2, TP HCM). (Ảnh: Lê Toàn/ Báo đầu tư).

Theo KTNN, chất lượng lập tổng mức đầu tư tại các dự án được kiểm toán chưa tốt, còn bất cập. Trong đó, Dự án Xây dựng hạ tầng kĩ thuật khu dân cư phía bắc tổng mức đầu tư được duyệt là 3.345,6 tỉ đồng, tuy nhiên giá trị hợp đồng BT được kí kết chỉ là 2.641,3 tỉ đồng. Giá trị hợp đồng BT được cơ quan quản lí nhà nước và nhà đầu tư thương thảo loại trừ dự phòng trượt giá và lãi vay 704,2 tỉ đồng.

Giá trị dự toán tiếp tục được cơ quan quản lí nhà nước và nhà đầu tư xác định lại hợp đồng BT còn 1.776,5 tỉ đồng (bằng 53% tổng mức đầu tư ban đầu). Giá trị dự toán được cơ quan quản lí nhà nước và nhà đầu tư cập nhật và chuẩn hoá hồ sơ tại bước thiết kế bản vẽ thi công so với bước thiết kế cơ sở, giảm một số khoản chi phí và không tính chênh lệch dự phòng mức lương với giá trị 950,1 tỉ đồng.

Dự án đầu tư xây dựng cầu Thủ Thiêm 2 có tổng mức đầu tư được duyệt là 4.260,1 tỉ đồng, giá trị hợp đồng BT được kí kết là 3.082,4 tỉ đồng. Cơ quan quản lí nhà nước và nhà đầu tư thương thảo loại trừ không tính lãi vay và dự phòng trượt giá trong tổng mức đầu tư. Việc này khiến giá trị dự toán giảm còn 2.504,5 tỉ đồng (bằng 58,7% tổng mức đầu tư ban đầu). Các bên có liên quan không sử dụng các khoản chi phí dự phòng trượt giá, dự phòng chênh lệch mức lương và chi phí lãi vay 1.427 tỉ đồng.

Dự án đầu tư xây dựng 4 tuyến đường chính tổng mức đầu tư được duyệt là 12.182,1 tỉ đồng, giá trị hợp đồng BT kí kết là 8.265,1 tỉ do cơ quan quản lí và nhà đầu tư loại trừ không tính lãi vay và dự phòng trượt giá trong tổng mức đầu tư. Giá trị dự toán là 6.511,8 tỉ đồng (bằng 53,4% tổng mức đầu tư ban đầu

KTNN kiến nghị giảm của 3 dự án là 244,3 tỉ đồng. KTNN cho biết, đến thời điểm kiểm toán, cả 3 dự án chậm tiến độ từ 18 tháng đến gần 3 năm làm ảnh hưởng đến tính kinh tế, hiệu quả của các dự án.

Nhiều địa phương nợ đọng nghìn tỉ

Trong báo cáo, qua kiểm toán ngân sách các bộ, ngành và địa phương, KTNN phát hiện công tác xây dựng dự toán cho một số đơn vị chưa sát với thực tế, phân bổ kế hoạch vốn cho một số dự án chưa đầy đủ thủ tục đầu tư.

Tính đến 31/12/2019, một số địa phương còn nợ đọng xây dựng cơ bản với giá trị lớn như Ninh Bình 6.338 tỉ đồng, Bắc Ninh 1.805 tỉ đồng, Lạng Sơn 1.702 tỉ đồng, Phú Thọ 1.075 tỉ đồng

Ngoài ra, có 9/18 tỉnh, thành chưa báo cáo đầy đủ nợ đọng thuế, số nợ thuế qua kiểm toán phát hiện tăng thêm 1.923 tỉ đồng; 9/18 địa phương sử dụng sai nguồn 366 tỉ đồng.


chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.