Ý nghĩa của Lễ Giáng Sinh và những món đồ quen thuộc

Cây thông Noel, chuông thánh đường, kẹo gậy, vòng lá mùa vọng... là những món đồ quen thuộc của Noel. Ýnghĩa của chúng là gì?

Lễ Giáng sinh, còn được gọi là lễ Thiên Chúa giáng sinh, Nô-el, hay Nô-en (nói tắt của từ Em-ma-nu-el, nghĩa là "Thiên Chúa ở cùng chúng ta") là một ngày lễ quốc tế kỷ niệm ngày Chúa Giê-su sinh ra đời của phần lớn Cơ Đốc giáo. Họ tin là Giê-su được sinh tại Bethlehem thuộc tỉnh Judea của Đế quốc La Mã giữa năm 6 TCN và năm 6 SCN .

Một số nước ăn mừng ngày này vào 25 tháng 12, một số nước lại vào tối ngày 24 tháng 12.

Nguyên thủy, lễ Giáng Sinh là của những người theo đạo Kitô giáo, nhằm kỷ niệm ngày sinh ra của người lãnh đạo tôn giáo mình, người mà họ cho là Thiên Chúa xuống thế làm người.

Nhưng dần dần, theo thời gian và qua các lễ hội của phương Tây, người ta tổ chức lễ Giáng sinh ngày càng linh đình. Kết quả là bây giờ, lễ Giáng sinh được xem là một ngày lễ quốc tế, với ông già Noel, cây Giáng sinh và cây thông Noel.

Ông già Noel là ai?

y nghia cua le giang sinh va nhung mon do quen thuoc

Theo truyền thuyết, Giám mục thành Myra, sinh ở Thổ Nhĩ Nhĩ Kỳ năm 279 Công Nguyên, nổi tiếng vì cả cuộc đời dành cho các họat động bác ái. Đến thế kỷ IX Công Nguyên, Hội Thánh Công Giáo làm lễ phong thánh cho ông với cương vị là Thánh bổn mạng của trẻ em. Từ đó ra đời tên gọi Santa Clauss (người Anh và Mỹ gọi là ông Noel).

Theo truyền tụng, lúc còn sống, giám mục Myra đã ném đồng tiền vàng xuống ống khói nhà của ba cô gái trẻ đến tuổi lập gia đình nhưng không có chàng trai nào nhòm ngó đến, vì gia đình các cô quá nghèo.

Những đồng tiền vàng rơi từ trên nóc nhà xuống đúng các đôi bít tất mà các cô treo hong bên lò sưởi. Từ đó có tục trẻ em treo tất (vớ) cạnh lò sưởi để nhận quà của ông Noel.

Ông già Noel theo tiếng Pháp Père de Noel, tiếng anh Santa Claus. Theo tài liệu trước khi được phong thánh thì ông Nikolaus là người giầu có, nhân từ. Vào một đêm Giáng Sinh, ông được Thiên chúa mặc khải, đem hết của cải riêng mình ban phát cho những người nghèo khổ và trẻ con.

Ông biến những giấc mơ của họ thành sự thực, bằng cách mua quà bánh để biếu những kẻ nghèo khổ, mang lại cho họ những sung sướng bất ngờ.

Hình ảnh người mặc áo màu đỏ của ông Nikolaus thuở nào, đến từng nhà có trẻ con thăm viếng, chia bánh kẹo trong đêm Giáng Sinh.

Theo truyền thuyết ông già Noel trở lại trần gian, theo đường ống khói lò sưởi vào mỗi gia đình, để bánh kẹo vào trong những chiếc vớ mà trẻ em treo gần giường ngủ hay lò sưởi, đem lại giấc mơ đẹp với tuổi thơ trong đêm Giáng Sinh.

Bởi thế cha mẹ thường mua quà bỏ vào đôi vớ để cạnh lò sưởi, lúc trẻ con thức dậy vui mừng với món quà của ông già Noel tặng. Phong tục này khuyến khích vì khuyên trẻ em nên làm điều thiện để được ông già Noel tặng quà.

Cây thông Noel

y nghia cua le giang sinh va nhung mon do quen thuoc

Cây thông đóng vai trò quan trọng trong lễ hội người Đức thời Trung đại do màu xanh trường tồn của nó.

Khi mùa đông đến, cây cối trở nên vàng vọt, lá rụng tơi tả thì cây thông vẫn khỏe mạnh, cành lá sum suê xanh tốt. Vì vậy dân cư vùng Bắc Âu cho rằng cây thông là linh hồn của thời tiết đẹp.

Cây thông có thể sẽ làm ngày dài hơn, mặt trời sẽ sớm quay về trái đất đánh tan cái lạnh băng giá của mùa đông khắc nghiệt, mang mùa xuân về cho nhân lọai. Cây thông được xem là biểu tượng của niềm hy vọng & sức sống mới trong lễ hội đón chào năm mới.

Một truyền thuyết khác lại kể rằng, vào một đêm Noel đã rất lâu, có một người tiều phu nghèo khổ đang trên đường trở về nhà thì gặp một đứa trẻ bị lạc và lả đi vì đói. Mặc dù nghèo khó nhưng người tiều phu đã dành lại cho đứa trẻ chút thức ăn ít ỏi của mình và che chở cho nó yên giấc qua đêm.

Vào buổi sáng khi thức dậy, ông nhìn thấy một cái cây đẹp lộng lẫy ngoài cửa. Hoá ra đứa trẻ đói khát tối hôm trước chính là Chúa cải trang. Chúa đã tạo ra cây để thưởng cho lòng nhân đức của người tiều phu tốt bụng.

Phong tục cây Giáng sinh trở nên phổ biến ở Ðức vào thế kỷ 16. Người theo đạo Cơ đốc mang cây xanh vào trong nhà và trang hoàng cho chúng trong dịp lễ Giáng sinh.

Ở những vùng vắng bóng cây xanh, mọi người tạo ra các đồ vật hình chóp từ gỗ và trang trí cho nó các cành cây xanh và nến. Chẳng bao lâu sau, phong tục cây Giáng sinh đã trở nên phổ biến ở các nước Châu Âu.

Cũng vào thời gian này bắt đầu xuất hiện những dây đèn trang trí trên cây Giáng sinh, nhờ nó cây thông rực rỡ hơn nhiều lần. ánh sáng trang trí bằng đèn điện kéo dài hơn và an toàn hơn rất nhiều so với ánh sáng toả ra từ những ngọn nến.

Bữa ăn tối đêm Giáng Sinh (Bữa ăn reveillon)

y nghia cua le giang sinh va nhung mon do quen thuoc

Tại Alsace, Pháp, bữa ăn này phải gồm có tam hành là thủy (cá chép, con hàu), không khí (gà tây hay ngỗng) & mộc (thịt heo). Tập tục ăn gà tây là do thủy thủ của nhà thám hiểm Christophe Colomb du nhập từ Mehico.

Quà tặng

Cuối năm là dịp trẻ em đi vòng quanh nhà ca hát & chúc mừng cả gia đình. Để thưởng công cho chúng, người lớn phát quà. Tập tục này bắt đầu là của giới quý tộc, sau đó lan rộng đến mọi giới. Ngày nay, nói đến Noel là nói đến quà tặng, thiệp chúc mừng.

Bài hát Giáng sinh

y nghia cua le giang sinh va nhung mon do quen thuoc

Bài Jingle bell do nhạc sĩ J.Pierpont sáng tác nhưng lại đặt vào chùm bài hát trong danh sách những bản nhạc dân ca nổi tiếng của Mỹ với tên gọi American song bag của nhà thơ Carl Sandburg. Bài này không phải sáng tác cho đêm Noel như người ta lầm tưởng.

Lời bài hát đậm tính dân dã mộc mạc, diễn tả tâm hồn của người dân Mỹ hướng đến một mùa tuyết rơi thật tốt lành. Hình ảnh ông Noel với túi quà đồ chơi, ngồi trên xe tuần lộc với tiếng chuông leng keng diễn tả sinh động, quyến rủ làm cho người ta thích nghêu ngao, nó vô tình trở thành bài hát Giáng sinh.

Bài Silent Night, holy night có xuất xứ từ Đức với tựa đề “Stille Natch, Heiligo Natch” do linh mục Joseph Mohr sáng tác khi cuộc chiến Đức – Áo – Phổ kết thúc. Sau này được phổ biến sang Áo, Mỹ… nay đã được dịch ra gần 100 thứ tiếng.

Bánh Buche Noel

Tổ tiên người phương Tây thường nhóm củi trong ống khói nhà, họ tin rằng lửa càng kêu lách cách thì các thần dữ sẽ tránh xa. Ngày nay, tập tục biến dần vì không mấy nhà còn ống khói. Thay vào đó, theo sáng kiến của một thợ làm bánh ở Pháp, năm 1875, người ta làm chiếc bánh ngọt có hình cây củi để mọi người thưởng thức trong đêm Noel và lưu truyền cho đến nay.

Bánh Pudding

y nghia cua le giang sinh va nhung mon do quen thuoc

Khoảng thế kỷ thứ XVI, các loại rau và thịt mất dần. Đến thế kỷ thứ XIX thì thành phần và vị của nó rất gần với bánh pudding ngày nay. Người ta còn cho vào bánh vài hạt đậu hoặc đồng xu và tin rằng người ăn phải phần bánh này, sẽ gặp may mắn cả năm.Những bữa tiệc đón Giáng sinh về không thể thiếu chiếc bánh pudding thơm lừng, béo ngậy. Tuy nhiên, bánh pudding ngày nay khác xa chiếc bánh ngày xưa. Vào thế kỷ XV, bánh được làm từ mận, rượu vang, thịt bê thái nhỏ, vụn bánh mỳ, thảo dược, hành rau, trái cây khô và gia vị.

Bài Thánh ca "Ðêm Thánh vô cùng"

Chúa chào đời vào ngày 25 tháng 12 trong máng cỏ nghèo hèn đã để lại cho nhân loại lịch sử suy niệm. Từ đó trở đi hàng năm tín đồ Thiên Chúa Giáo cử hành lễ Giáng Sinh rất long trọng khắp nơi trên thế giới, để tưởng nhớ ngày Chúa ra đời bên thành Bêlem/Bethelem, trên phần đất nghèo nàn thuộc lãnh thổ Do Thái / Israel.

Sự nhập thế của Chúa Hài đồng trong máng cỏ nghèo hèn đã có những hiện tượng lạ theo sự hướng dẫn của ngôi sao kỳ diệu, các vị vua vùng lân cận đã tìm đến hầu Ngài (trong lễ ba Vua). Mọi người trên thế giới đều thờ kính Ngài con một của Chúa cha đã xuống thế làm người và chịu chết trên cây Thánh giá .

Trong vô số những bài ca, người ta còn nhắc nhở đến những bài thánh ca bất hủ, trở thành những bài ca quốc tế, dịch ra nhiều thứ tiếng. Trong số đó có bài thánh ca “Đêm Thánh Vô Cùng” của nhạc-sĩ thiên tài người Áo tên là Franz Grubert .

Đó là bài thánh ca bất hủ, lưu truyền đến bây giờ. “Đêm đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời…Chúa sinh ra đời…Nằm nơi hang đá trong máng lừa…”

Người theo đạo hay không, trong đêm nầy đều vui mừng ngày Chúa ra đời. Dân chúng mừng Giáng Sinh theo phong tục như người Pháp, sau khi dự thánh lễ về, có bữa ăn nửa đêm, do đó các gia đình công giáo Việt Nam vẫn giữ tục ăn “Réveillon” vào lễ nửa đêm Noel.

Nói chung phong tục cuả người Tây phương giống nhau. Người Ðức trong đêm Giáng Sinh đi dự Thánh lễ vào khoảng 20 giờ. Gia đình đoàn tụ bên cây thông được kết đèn màu, dưới gốc thông là những gói qùa để tặng nhau sau bửa ăn tối thường có ngỗng quay, rượu nho vv..

Vùng Tân Anh Cát Lợi (New England - Mỹ), dân chúng ăn tiệc mừng Giáng Sinh theo người Anh. Trong bữa ăn “Réveillon” nửa đêm, luôn luôn tổ chức trọng thể có một loại rượu đặc biệt, chế bằng nước trái cây ép với vài hương liệu Phương Đông như đinh hương, đậu khấu và rượu nho.

Thứ rượu đặc biệt trên phải hâm nóng, uống như rượu saké của Nhật, để chống lại cái lạnh bên ngoài. Tại Ðức cũng có loại rượu vang nóng bán tại các chợ trong mùa Giáng Sinh.

Hầu hết dân Mỹ gia đình thường đoàn tụ vào ngày Lễ tạ ơn 26/11 hàng năm, để tạ ơn đời, ơn người cùng ân phúc của trời đất, Còn đêm Giáng Sinh gia đình cũng tổ chức ăn uống, trao đổi quà tặng cùng những lời chúc tốt đẹp nhất cho cả lễ Giáng Sinh và năm mới

Ngôi sao Giáng Sinh

y nghia cua le giang sinh va nhung mon do quen thuoc

Các ngôi sao 5 cánh thường xuất hiện rực rỡ đủ mầu sắc trong mùa Giáng Sinh, các nhà thờ đều có treo vô số ngôi sao 5 cánh.

Một ngôi sao to lớn được treo ở chỗ cao nhất của tháp chuông nhà thờ. Từ đó căng giấy ra bốn phía, có nhiều ngôi sao nhỏ, treo đèn lồng và kết hoa rất đẹp mắt.

Ngôi sao trong lễ Giáng Sinh có ý nghĩa đặc biệt, theo tương truyền lúc Chúa vừa chào đời thì trên trời xuất hiện một ngôi sao rực rỡ. Ánh sáng tỏa ra mấy trăm dặm còn nhìn thấy.

Từ các vùng phía Đông xa xôi nay thuộc lãnh thổ Iran và Syria, có 3 vị vua được mặc khải tin rằng cứ lần theo ánh sáng ngôi sao tìm tới chắc chắn sẽ gặp phép lạ gọi là lễ ba vua.

Từ đó ba vị tìm theo sự dẫn đường của ánh sáng để đến được hang đá thành Bê - lem, nơi Chúa đã ra đời. Ba vị này thân quỳ trước mặt Chúa, dâng lên Chúa các phẩm vật trầm hương và châu báu vàng bạc.

Ngôi sao trở thành biểu trưng ý nghĩa trong mùa Giáng Sinh và được treo chỗ trang trọng nhất ở các giáo đường, cơ sở tôn giáo trong đêm Giáng Sinh để nhớ đến sự tích trên. Do ý nghĩa ngôi sao còn tượng trưng cho phép lạ của Thượng Đế.

Hang đá và máng cỏ

y nghia cua le giang sinh va nhung mon do quen thuoc

Nguồn gốc dùng hang đá và máng cỏ trong lễ Giáng Sinh là do truyền thuyết Chúa sinh ra đời trong một hang đá nhỏ, nơi máng cỏ của các mục đồng chăn chiên tại thành Bê-lem.

Để nhớ lại hình ảnh nghèo khổ của Chúa lúc mới ra đời, đem thân để chuộc tội cho nhân loại. Ðêm 24/12 tại các Giáo đường đều có hang đá với máng cỏ, bên trong có tượng chúa Hài đồng tượng Đức Mẹ Maria, chung quanh có những con lừa, các tượng Ba Vua một số thiên thần, thánh Giu sê trên mái nhà có ánh sáng, chiếu từ một ngôi sao hướng dẫn 3 vua tìm đến với Chúa.

Hát khen mừng Chúa giáng sinh ra đời nằm trong hang đá nơi máng lừa. Trong hang Belem ánh sáng tỏa lan tưng bừng nghe trên không trung tiếng hát thiên thần vang lừng.

Cây kẹo gậy

y nghia cua le giang sinh va nhung mon do quen thuoc

Vào năm 1800, một người làm kẹo ở Ấn Độ muốn biểu đạt ý nghĩa của lễ Giáng sinh qua một biểu tượng được làm bằng kẹo. Ông thực hiện ý tưởng của mình bằng cách uốn cong một trong những thỏi kẹo thành hình một chiếc gậy kẹo.

Qua cây gậy kẹo của mình, ông đã kết hợp những biểu tượng thể hiện tình yêu và sự hy sinh của Chúa Jesus. Màu trắng biểu hiện cho sự trong trắng và vô tội của Chúa Jesus. Sau đó, ba sọc nhỏ tượng trưng cho những đau đớn mà Ðức Chúa đã phải chịu trước khi ngài chết trên cây thập tự giá.

Ba sọc đó còn biểu hiện ba ngôi thiêng liêng của Chúa (sự hợp nhất của Cha, Con và Thánh thần). Ông thêm vào một sọc đậm để tượng trưng cho máu mà Chúa đã đổ cho loài người. Khi nhìn vào cái móc của cây gậy, ta thấy nó giống hệt cây gậy của người chăn cừu vì Chúa Jesus chính là người chăn dắt con người. Nếu bạn lật ngược cây gậy, nó sẽ trở thành chữ J tượng trưng cho chữ cái đầu tiên của tên Chúa Jesus.

Vòng lá mùa vọng

y nghia cua le giang sinh va nhung mon do quen thuoc

Theo những người Thiên chúa giáo, vòng lá mùa vọng được kết bằng lá xanh thường được đặt trên bàn hay treo lên cao để mọi người có thể dễ dàng nhìn thấy. Vòng lá có hình tròn nói lên tính cách vĩnh hằng và tình yêu thương vô tận của Thiên chúa. Theo đúng nghi thức của những người Thiên chúa giáo, trên vòng lá mùa vọng sẽ cồn 4 cây nến bao gồm 3cây màu tím, màu của mùa vọng, cây thứ 4 là màu hồng là màu của Chúa nhật thứ ba mùa vọng.

Ngày nay, với sự phổ biến của Giáng sinh trên khắp thế giới, vòng lá mùa vọng này đã dần thay đổi so với ý nghĩa ban đầu. Những ngày này, ra đường bạn có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh của những vòng hoa nguyệt quế (vòng hoa mùa vọng) như là một biểu tượng của Giáng sinh.

chọn
Hiện trạng khu liên hợp thể dục thể thao Rạch Chiếc sau 30 năm quy hoạch
Khu liên hợp thể dục thể thao Rạch Chiếc được quy hoạch từ năm 1994, có vị trí tại phường An Phú, TP Thủ Đức. Cùng xem hiện trạng dự án này sau 30 năm quy hoạch.