Ngôi nhà số 101 Trần Hưng Đạo thuộc phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Trong Cách mạng tháng Tám năm 1945, tại đây Thành ủy, Ủy ban quân sự cách mạng đã có những ngày làm việc khẩn trương và đề ra những chỉ thị, chủ trương đúng đắn lãnh đạo cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Thủ đô thành công rực rỡ. (Ảnh Chí Hiếu) |
Quảng trường Cách mạng tháng Tám, hay Quảng trường 19/8 là một quảng trường nằm ở trước mặt Nhà hát Lớn Hà Nội, thuộc phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Nơi đây đã diễn ra nhiều sự kiện lịch sử cách mạng trọng đại của Thủ đô. Ngày 19/ 8/1945 đã diễn ra một cuộc mít tinh lớn được Việt Minh biến thành cuộc biểu dương lực lượng và hoạt động vũ trang cướp chính quyền, mở đầu cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám. |
Cho đến này, quảng trường Cách mạng Tháng Tám vẫn là một quần thể mang hình thái nút không gian thành phố. Xung quanh quảng trường có những công trình kiến trúc hiện đại như Nhà hát Lớn Hà Nội, Bảo tàng Lịch sử quốc gia, Khách sạn Hillton... Gần một thế kỷ trôi qua, quảng trường Cách mạng Tháng Tám vẫn giữ nguyên giá trị lớn về lịch sử văn hóa Việt Nam qua các thời kỳ cách mạng. (Ảnh Chí Hiếu) |
Ngày 19/8 của 71 năm về trước, từ qua đường Paul Bert lực lượng cách mạng đã tỏa đi khắp các phố phường Hà Nội. |
Cho đến nay đường Paul Bert được đổi trên thành phố Tràng Tiền, nhiều kiến trúc xưa giờ đây đã được tu sửa lại. Nhưng Tràng Tiền vẫn giữ được nét xưa cũ mà ai xa Hà Nội đều sẽ nhớ nhung...(Ảnh Chí Hiếu) |
Ngày 19/8/945, lực lượng cách mạng tiến chiếm phủ Phủ Khâm sai Bắc Kỳ, đánh dấu mốc son lịch sử của cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám.
|
Sau khi đánh chiếm Bắc Bộ phủ, quần chúng cách mạng tiếp tục đánh chiếm sở cảnh sát Trung ương Tòa nhà này ngày nay là trụ sở Công an quận Hoàn Kiếm. (Ảnh Chí Hiếu) |
Trong đêm 19/8/1945, Xứ ủy Bắc kỳ quyết định thành lập Ủy ban Nhân dân Cách mạng Bắc bộ và Ủy ban Nhân dân Cách mạng Hà Nội, chính thức hoá vai trò của chính quyền cách mạng với nhân dân và cộng đồng quốc tế. Ngày 20/8/1945, Ủy ban Nhân dân Cách mạng Bắc Bộ, đại diện cho chính quyền cách mạng lâm thời, đã chính thức ra mắt quốc dân đồng bào tại vườn hoa Con Cóc trước Bắc Bộ phủ. |
Năm 1901 Pháp cho xây dựng ở giữa vườn hoa một bể nước, có một trụ đá to hình vuông, cao khoảng 3,5m ở giữa, xung quanh có những con cóc bằng đồng phun nước lên trụ đá. Vì vậy vườn hoa còn được người Hà Nội gọi là vườn hoa Con Cóc. Sau 1945 vườn hoa mới được đổi tên thành Diên Hồng. Tại đây thu hút rất đông người dân vào mỗi buổi sáng sớm và cuối buổi chiều để tận hưởng khoảng không gian xanh mát. (Ảnh Chí Hiếu) |
Ngày 28/8/1945, lực lượng Giải phóng quân tiến vào Hà Nội, đi qua quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục tiến về cùng các lực lượng duyệt binh trước Nhà hát Lớn. |
Đài phun nước của quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục xưa vẫn còn vẹn nguyên. (Ảnh Chí Hiếu) |
Ngôi nhà số 48 phố Hàng Ngang (Hà Nội) là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở từ 25/8/1945 - 2/9/1945 và Người đã viết bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa - Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á tại đây. Ngày nay, ngôi nhà là một trong các điểm di tích tiêu biểu về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thủ đô Hà Nội. (Ảnh Infonet) |
Hiện nay, ngôi nhà 48 Hàng Ngang (Hà Nội) được khôi phục làm nhà lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh. (Ảnh Chí Hiếu) |
Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập” trước nhân dân cả nước. |
Đến nay, Quảng trường Ba Đình vẫn là nơi diễn ra các sự kiện lớn của đất nước, với trung tâm là Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. (Ảnh Chí Hiếu) |
Trong thời kỳ Pháp thuộc, Cột cờ Hà Nội được quân Pháp dùng để làm đài quan sát. Năm 1945, khi Cách mạng Tháng Tám thành công, lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên được treo lên Cột cờ Hà Nội. Đến ngày giải phóng Thủ đô 10/10/1954, Lễ thượng cờ Tổ quốc trên đỉnh “Cột cờ Hà Nội” đã trờ thành giây phút thiêng liêng với người dân Thủ đô. Còn trong cuộc chiến tranh chống phá hoại của Mỹ, Cột cờ lại chuyển sang là đài quan sát của bộ đội phòng không Hà Nội. Từ đỉnh cột cờ có thể nhìn thấy cả Hà Nội và vùng ngoại ô. |
Gần 1 thế kỷ đã qua đi, gắn trên đỉnh “Cột cờ Hà Nội” là lá cờ đỏ sao vàng năm cánh tung bay trên nền trời của Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến. Với hơn 200 năm tồn tại, Cột cờ Hà Nội chính là “nhân chứng lịch sử”, biểu tượng vinh quang và là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. (Ảnh Chí Hiếu) |