4 phương pháp bảo vệ gia đình trước bệnh truyền nhiễm cận Tết

Các căn bệnh do nhiễm vi rút trong thời điểm cận Tết có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí là tử vong. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa có thể giúp gia đình và người thân giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.
4 phuong phap bao ve gia dinh truoc benh truyen nhiem can tet
Chích vắc xin là một trong những cách tốt nhất giúp phòng tránh các bệnh truyền nhiễm do vi rút. Ảnh: Shutterstock

Vệ sinh cơ bản

Giải pháp đơn giản nhất, dễ thực hiện và hiệu quả nhất đó chính là rửa tay. Rửa tay kỹ và thường xuyên là nguyên tắc quan trọng giúp ngăn lây nhiễm virus, Reader’s Digest dẫn lời phó giáo sư y khoa trẻ em tại Đại học Johns Hopkins (Mỹ).

Hãy tránh chạm tay vào mắt, mũi và miệng vì hành động này có thể khiến vi rút, vi khuẩn gây bệnh từ tay lây nhiễm vào cơ thể.

Chăm sóc kỹ trẻ em

Vệ sinh tay là giải pháp phòng bệnh tốt với người lớn nhưng lại khó thực hiện với trẻ em. Một trong những nguyên nhân gây nhiễm vi rút phổ biến nhất là lây truyền chéo. Trường hợp thường thấy là trẻ chơi chung đồ chơi với nhau, sau đó bị lây nhiễm khi cầm hoặc ngậm đồ chơi.

Bố mẹ hay người chăm sóc nên thường xuyên rửa tay cho trẻ, nhất là lúc trước khi ăn. Một vấn đề nữa là nên hạn chế cho các bé đến những nơi có nguy cơ bị nhiễm bệnh khi tiếp xúc với những bé khác, theo Reader’s Digest.

Chích ngừa

Dù hiện vẫn chưa có loại vắc xin nào có thể phòng hết các loại vi rút gây bệnh thường gặp nhưng chích ngừa có thể bảo vệ trước phần lớn vi rút. Một trong những căn bệnh nghiêm trọng có thể được phòng tránh bằng vắc xin là bệnh sởi.

Một căn bệnh dễ mắc khác vào mùa gần Tết là cúm. Tại Mỹ, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) khuyến cáo những người từ 6 tháng tuổi trở lên nên đi tiêm phòng cúm.

Tuy nhiên, dù có tiêm phòng thì nguy cơ mắc bệnh là vẫn có. Thông thường, sau vài tuần tiêm thì vắc xin mới phát huy hết tác dụng và vi rút cúm có thể tấn công vào trước thời điểm đó.

Ngoài ra, vắc xin không phải lúc nào cũng hiệu quả và đủ sức chống lại tất cả chủng cúm trong một mùa.

Vì vậy, dù có chích ngừa nhưng mọi người cũng không được chủ quan. Khi cơ thể có dấu hiệu của cúm như sốt cao, nhức mỏi, ho, đau họng, nghẹt mũi thì hãy đi khám bác sĩ để được điều trị đúng cách, theo Reader’s Digest.

Cẩn thận khi đi du lịch

Nếu bạn chuẩn bị đi du lịch trong nước hoặc ra nước ngoài thì nên tìm hiểu xem liệu có loại bệnh dịch nào đang tấn công khu vực đó không. Nếu có, đừng ngần ngại tiêm vắc xin phòng bệnh cho bản thân và gia đình, các chuyên gia khuyến cáo.

Xem thêm: Những loại bệnh thường gặp trong dịp Tết Nguyên đán 2019

4 phuong phap bao ve gia dinh truoc benh truyen nhiem can tet Chuyên gia dinh dưỡng khuyên chế độ ăn đối với người bệnh dịp Tết

Theo thói quen, bữa ăn ngày Tết của mỗi nhà người Việt thường nhiều chất béo, chất đạm động vật, nhiều muối, nhiều đường… Các ...

4 phuong phap bao ve gia dinh truoc benh truyen nhiem can tet Làm gì khi bị ngộ độc thực phẩm vào đúng dịp Tết Nguyên đán?

Việc ăn nhiều món trong dịp Tết Nguyên đán có thể khiến bạn bị ngộ độc thực phẩm. Vậy làm thế nào để điều trị ...

4 phuong phap bao ve gia dinh truoc benh truyen nhiem can tet Những loại thuốc cần 'thủ' sẵn trong nhà khi Tết đến xuân về

Những ngày Tết, sinh hoạt thất thường cùng chế độ ăn uống có thể khiến bạn và gia đình sẽ gặp một số vấn đề ...

chọn
[Infographic] Điểm 'nóng' nguồn cung nhà liền thổ TP HCM năm 2025
Avision Young Việt Nam dự báo, năm 2025 TP HCM sẽ đón hơn 800 sản phẩm biệt thự, liền kề với khoảng 9 dự án mở bán mới. Các dự án này tập trung chủ yếu ở khu vực TP Thủ Đức và Bình Chánh, một số ít đến từ Nhà Bè và quận 7.