Siêu mẫu Ngọc Quyên: 'Ở Mỹ trầm cảm sau sinh còn dễ mắc phải hơn cả Việt Nam' | |
Bà xã Lê Hoàng (The Men) từng được bác sĩ hỏi: 'Có ý định giết con không?' |
Thời gian gần đây, cụm từ "trầm cảm" được nhắc đến rất nhiều trong xã hội. Tại Việt Nam, từ sự việc cô gái trẻ sát hại con trai ruột 33 ngày tuổi vì trầm cảm sau sinh đã khiến cả xã hội "giật mình". Có thể nói, chưa bao giờ căn bệnh trầm cảm lại trở thành nỗi ám ảnh đáng sợ như vậy với mỗi người.
Nếu như trước đây, bệnh trầm cảm bị xem nhẹ thì hiện tại lại là vấn đề đáng nguy hại. Trầm cảm được nhìn nhận như căn bệnh về tâm lí - tâm thần có thể tàn phá cuộc đời một con người dễ dàng. Tuy nhiên, không phải ai cũng phát hiện ra bản thân hoặc những người xung quanh bị trầm cảm để điều trị kịp thời. Từ đó mới gây ra những hậu quả đáng tiếc.
Chính vì để khán giả có cái nhìn rõ nét nhất về căn bệnh nguy hiểm này, các đạo diễn đã phác họa nên những bộ phim được đầu tư kĩ lưỡng.
Mặc dù những bộ phim này vẫn còn gây ra nhiều tranh cãi vì nội dung tiêu cực nhưng lại là hồi chuông cảnh tỉnh cho rất nhiều người đang đối diện với căn bệnh tâm lí nguy hiểm này.
13 Reasons Why
Là bộ phim "làm mưa làm gió" thời gian gần đây, không ai có thể phủ nhận sức hút từ series phim truyền hình học đường mang tên 13 Reasons Why.
Dựa theo tiểu thuyết cùng tên của tác giả Jay Asher, bộ phim xoay quanh Hannah, một cô bé quyết định tự sát ở tuổi 17 và 13 cuốn băng được cô bé ghi lại kể về những thứ đã khiến Hannah đau đớn trước khi kết liễu đời mình.
13 Reasons Why được đánh giá là bộ phim "bom tấn" đầu năm 2017, gây tò mò cho nhiều khán giả theo dõi. |
Bộ phim được coi như một hướng tiếp cận táo bạo và thẳng thắn đến những vấn đề nhạy cảm nhưng cũng nóng nhất của xã hội hiện thời: nạn bắt nạt học đường, các bệnh tâm lí cùng một số chủ đề như hiếp dâm, trầm cảm, tự sát…
Sau khi ra mắt, ngoài việc nhận được vô số lời khen ngợi, tụng ca về nội dung cũng như cách thể hiện, 13 Reasons Why đã vấp phải sự phản đối rất mạnh mẽ từ một lượng người xem khá lớn cho rằng bộ phim đưa đến cho giới trẻ thông điệp sai lầm về trầm cảm cũng như tự sát.
Tuy nhiên, chính vì sự lột tả quá chân thực căn bệnh tâm lí nguy hiểm mà bộ phim được những trang cộng đồng, tổ chức phi lợi nhuận bắt đầu đưa ra các thông tin đã qua tìm hiểu về việc này một cách nghiêm túc nhất.
Christine
Ra mắt năm 2016, Christine nói về cuộc đời bi kịch của nữ biên tập viên truyền hình người Mỹ có tên Christine Chubbuck. Christine là một biên tập viên tin tức thường được lên sóng để đọc bản tin.
Tháng 7/1974, ở tuổi 29, người phụ nữ trẻ trung, xinh đẹp và thành đạt ấy đã tự sát bằng súng khi đang lên hình trực tiếp vì mắc phải một hội chứng trầm cảm hiếm gặp.
Hình ảnh cô Christine Chubbuck đã tự sát vì căn bệnh trầm cảm hiếm gặp. |
Chứng bệnh tâm lí này khó chẩn đoán và cũng khó điều trị, nó khiến người bệnh luôn có cảm giác “nằm ngoài rìa” mọi sự việc diễn ra trong cuộc sống.
Những sự việc dồn nén dẫn tới ngày định mệnh của nữ biên tập viên truyền hình được kể lại trong phim, do diễn viên người Anh - Rebecca Hall đảm nhiệm.
Bộ phim được thực hiện với mục đích nâng cao nhận thức về những chứng bệnh tâm lí - tâm thần tuy hiếm gặp nhưng có thể âm thầm gặm nhấm và ăn mòn những bệnh nhân chịu đựng chúng trong im lặng.
Melancholia
Bộ phim là những phác họa chân thực nhất về bức chân dung một người phụ nữ mắc bệnh trầm cảm được đặt trong bối cảnh thế giới sắp rơi vào tận thế.
Nhân vật chính Justine (Kirsten Dunst) đã thể hiện trọn vẹn diễn biến tâm lí của người phụ nữ mắc bệnh trầm cảm. Từ việc cố gắng tìm cảm giác hạnh phúc trong ngày cưới cho tới việc nhìn mọi thứ trở nên đen tối.
Khi được phục vụ món ăn yêu thích, Justine thậm chí đã không thể nếm được nó. Vậy mà đối diện với thảm họa diệt vong sắp xảy ra, chính cô lại là người bình tĩnh nhất. Bởi trong sâu thẳm, cô gái ấy đã chết rồi.
Melancholia khiến nhiều phụ nữ phải nhìn nhận lại các triệu chứng bản thân sau khi xem. |
Helen
Bộ phim ra đời năm 2009, thời điểm xã hội vẫn còn thờ ơ với căn bệnh trầm cảm nhưng lại là tác phẩm điện ảnh khắc họa chính xác nhất vấn đề này.
Phim kể về cuộc đời của Helen (Ashley Judd), một nghệ sĩ dương cầm tài ba và quá trình "vật lộn" với căn bệnh trầm cảm.
Helen đến nay vẫn là tác phẩm gây "ám ảnh" về đề tài trầm cảm. |
Helen luôn cố gắng níu kéo mối quan hệ với chồng nhưng thất bại. Cô muốn thân thiết hơn với đứa con 13 tuổi nhưng lại không thể kiểm soát cảm xúc bản thân, khiến cô bé càng muốn tránh xa.
Cô muốn được dạy học nhưng lại quá sợ hãi khi đứng trước lớp. Mọi thứ ngày càng trở nên tồi tệ khiến Helen nhiều lần nghĩ đến việc tự sát. Để rồi dần dần, cô gần như chẳng thể nói chuyện được với ai.
Shutter Island
Bên cạnh việc khắc họa rõ nét căn bệnh trầm cảm, Shutter Island còn nói về tấn bi kịch xung quanh vấn đề này.
Trong bộ phim tâm lí hồi hộp bí ẩn của đạo diễn Martin Scorsese, chúng ta hầu như bị cuốn vào câu chuyện kể mơ hồ của nhân vật chính do Leonardo DiCaprio thủ vai.
Căn bệnh trầm cảm luôn đi theo những nhân vật chính và mang tới những kết cục đau lòng. |
Bệnh viện tâm thần, bối cảnh chính cho câu chuyện xảy ra trong Shutter Island cũng là một ẩn dụ về việc những nạn nhân trầm cảm được điều trị ra sao. Với điều kiện vật chất nghèo nàn cùng những phương pháp trị liệu phản khoa học.
Siêu mẫu Ngọc Quyên: 'Ở Mỹ trầm cảm sau sinh còn dễ mắc phải hơn cả Việt Nam'
Ngọc Quyên cho biết do cuộc sống bên Mỹ nhiều áp lực hơn nên trầm cảm sau sinh cũng dễ mắc phải. Tuy nhiên, phụ ... |
Ảnh: Tổng hợp (Internet)