Mỗi năm vào đêm giao thừa, hầu hết các gia đình Việt đều sẽ chuẩn bị mâm cơm cúng với mong muốn tiễn đưa năm cũ và cùng chào đón năm mới, đồng thời thể hiện sự cảm tạ thần linh, tổ tiên và cầu mong các vị thần này sẽ phù hộ cho cả gia đình có được một năm mới bình an, may mắn, hạnh phúc, phát tài, phát lộc.
Theo đó, mỗi món ăn được bày trí trên mâm cúng sẽ chứa đựng một ý nghĩa tốt đẹp khác nhau tùy vào phong tục tập quán của từng vùng miền, cũng như văn hóa của mỗi gia đình.
Trong trường hợp bạn vẫn chưa biết đêm giao thừa ăn gì để may mắn, bạn có thể tham khảo các món ăn mang ý nghĩa tốt đẹp sau đây:
Xôi gấc là một món ăn vô cùng quen thuộc trên mâm cúng của người Việt vào những ngày lễ quan trọng như đêm giao thừa.
Theo quan niệm của ông bà ta, màu đỏ chính là màu sắc mang đến nhiều may mắn, phúc lành, là biểu tượng cho sắc xuân tươi mới, cho tình yêu, hạnh phúc viên mãn.
Ngoài ra, màu đỏ của quả gấc được mọi người ví như màu sắc tự nhiên của đất trời nhờ đó sẽ tạo ra sự dung hòa, thuận lợi cho năm mới. Cũng chính vì vậy mà xôi gấc được xem là món ăn tượng trưng cho sự may mắn, cũng như thể hiện niềm tin vào một năm mới thành công, thuận lợi.
Một đĩa xôi món ăn ngày Tết được nấu đúng cách, cân đối, đủ đầy trên mâm cỗ cúng gia tiên ngày Tết không chỉ tạo nên sự thuận hòa, suôn sẻ cho năm mới mà còn gửi gắm giá trị tinh thần của ngày Tết cổ truyền của quốc gia.
Khi nhắc đến các món ăn đêm giao thừa và đặc biệt là vào dịp Tết cổ truyền chắc chắn người dân dân Việt Nam đều sẽ nghĩ ngay đến món bánh chưng.
Có thể thấy, bánh chưng là một món ăn truyền thống đã xuất hiện từ rất lâu trước và vẫn được giữ nét văn hóa đặc trưng cho đến ngày nay. Nhiều người còn cho rằng, ngày Tết sẽ không thể trọn vẹn nếu thiếu đi những chiếc bánh chưng xanh mướt, thơm ngon.
Để bánh chưng có màu xanh đẹp mắt, người ta thường dùng lá riềng giã nát, sau đó hòa với nước, lọc lấy nước cốt, rồi trộn vào gạo bếp trước khi gói. Khi nấu chín, bánh sẽ mang màu xanh vô cùng hấp dẫn và có hương vị hài hòa của hạt nếp mềm bùi và nhân bánh mặn thơm ngon.
Bên cạnh đó, bánh chưng còn mang ý nghĩa cảm tạ trời đất đã cho mưa thuận gió hòa để mùa màng bội thu đem lại cuộc sống ấm no cho con người, cũng như thể hiện sự hiếu thảo của con cái với cha mẹ.
Với những nét đẹp văn hóa lâu đời và ý nghĩa tốt đẹp, bánh chưng được ví như là món ăn may mắn không thể thiếu trong mâm cúng đêm giao thừa của tất cả gia đình Việt.
Tương tự như bánh chưng thì bánh tét cũng là một trong những món ăn truyền thống được nhiều người yêu thích nhất trong đêm giao thừa.
Người xưa quan niệm rằng, bánh tét truyền thống được bọc nhiều lá bên ngoài tượng trưng cho hình ảnh người mẹ bao bọc lấy đứa con thân yêu và thể hiện mong muốn sum vầy của người Việt vào ngày Tết.
Ngoài ra, phần vỏ bánh tét xanh mướt và nhân đậu màu vàng tươi cũng gợi nhớ về hình ảnh người nông dân trên cánh đồng lúa xanh của quê hương, tượng trưng cho niềm mơ ước “an cư lạc nghiệp” và một mùa xuân an bình của mọi nhà.
Chiếc bánh tét giản đơn nhưng thấm đẫm nhiều ý nghĩa mong muốn gia đình luôn sum vầy, ấm no. Vì vậy, theo phong tục ngày Tết, các thành viên trong gia đình sẽ cùng nhau quây quần bên nồi bánh tét tạo nên không khí ấm cúng, sung túc của ngày Tết.
Gà luộc được xem là biểu tượng của một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Việc thưởng thức món gà luộc vào đêm giao thừa sẽ giúp cho gia đình bạn có được khởi đầu năm mới may mắn và cầu gì được nấy.
Gà luộc trong mâm cỗ cúng giao thừa thường là gà trống tơ và để nguyên con. Để gà đẹp nên mổ moi, phần cánh bẻ xòe sang hai bên như cánh tiên.
Món gà luộc vàng ươm kèm với một chút lá chanh xanh xắt nhỏ làm tăng thêm phần hấp dẫn vừa là một món ăn ngon miệng, vừa mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp, may mắn.
Cũng chính vì vậy, gà luộc không chỉ được sử dụng trong ngày Tết cổ truyền, mà còn là món ăn chính trong các mâm cỗ vào các dịp lễ lớn quanh năm.
Một trong những món ăn truyền thống luôn xuất hiện trong mâm cúng đêm giao thừa khác chính là chả giò.
Chả giò truyền thống bao gồm thịt nạc xay, củ đậu, cà rốt, nấm hương, miến, mộc nhĩ và trứng, phần nhân sẽ được thái nhỏ, trộn đều và được gói lại bằng một lớp bánh tráng. Mùi hương hấp dẫn cũng như sự cân bằng hài hòa về hương vị chính là nét độc đáo của món ăn này.
Xét về ý nghĩa, miếng chả giò sau khi chiên sẽ có lớp vỏ ngoài vàng óng giống như những thỏi vàng, do đó món ăn này được xem như biểu tượng của sự giàu có và thành công, cũng như thể hiện mong muốn một năm mới thịnh vượng, phát lộc.
Canh bóng thả không có vẻ ngoài hấp dẫn, hào nhoáng như gà luộc, chả giò, nhưng lại là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ Tết.
Đúng như tên gọi, món ăn này được làm từ nguyên liệu chính là da lợn, nhìn vào trông giống như những chiếc bóng thả trên mặt bát canh kết hợp với tôm khô, súp lơ, cà rốt, đậu hà lan, nấm hương, giò sống, su hào,... mang đến một hương vị thơm ngon, thanh ngọt rất thích hợp cho bữa ăn đêm giao thừa.
Một bát canh bóng thả không chỉ gói trọn những tinh hoa tự nhiên của mùa xuân, còn là biểu trưng cho sự thanh tao của ẩm thực cổ truyền miền Bắc.
Nếu ngày Tết người miền Nam ăn canh khổ qua với ước mong mọi điều khó khăn trong năm tới có thể bay biến hết, thì người miền Bắc lại chọn canh bóng thả.
Với nguyên liệu phong phú và muôn vàn vị ngọt hòa quyện, canh bóng thả chính là món ăn được chuẩn bị để gửi gắm nguyện ước một năm vạn sự ấm êm, tưng bừng khởi sắc.
Trên thực tế, lạp xưởng là một món ăn có nguồn gốc từ vùng đất Trung Hoa, nhưng lại được rất nhiều người Việt ưa chuộng và sử dụng phổ biến, đặc biệt là vào dịp Tết Nguyên đán.
Lạp xưởng có màu đỏ hồng tươi, cũng là màu của sự may mắn và hình dáng dài thường được xâu thành một chuỗi giống như các xâu tiền xu ngày xưa. Chính vì vậy mà nhiều người cho rằng món ăn này là biểu tượng của sự sung túc, tài lộc và thường được xếp vào mâm cơm với ý nghĩa cầu mong cho một khởi đầu đầy thuận lợi.
Ngoài ra, lạp xưởng còn chứa đựng ý nghĩa sum vầy, hạnh phúc, bởi vì đây là món ăn quen thuộc của nhiều gia đình trong đêm giao thừa và là biểu tượng gợi nhớ về sự đoàn tụ và không khí ấm áp khi mọi người quây quần bên nhau cùng thưởng thức hương vị thơm ngon của món lạp xưởng trong thời khắc chuyển giao sang năm mới.
Có thể nói, lạp xưởng là một món ăn ngày Tết vừa ngon miệng, bổ dưỡng lại vừa có giá trị phong thủy và mang lại nhiều may mắn.