![]() |
Bí mật về bộ não của những người bị nổi da gà khi nghe nhạc |
![]() |
Học sinh THPT sẽ học Âm nhạc trong chương trình phổ thông mới |
GIẢM ĐAU
Các nhà nghiên cứu của Đại học Brunel (Anh quốc) đã nghiên cứu qua 72 lần thử nghiệm khác nhau trên khoảng 7.000 bệnh nhân và nhận thấy rằng, âm nhạc có khả năng giảm đau và giúp người bệnh không cần dùng thuốc.
Phần lớn những bệnh nhân tham gia nghiên cứu đều là những người đang phải trải qua các cơn đau dữ dội sau khi phẫu thuật. Trong số 7.000 người, các nhà khoa học đã chia thành 2 nhóm khác nhau. Một nhóm được nghe nhạc sau phẫu thuật và nhóm còn lại thì không. Điều khiến tất cả các bác sĩ cũng như các nhà khoa học ngạc nhiên là những người được nghe nhạc cảm thấy cơn đau dịu nhẹ hơn và gần như là không cần sử dụng tới thuốc giảm đau. Trong khi đó, với những bệnh nhân không được nghe nhạc thì việc sử dụng thuốc giảm đau là điều tất yếu.
![]() |
(Ảnh: Peninggi Badan Alami) |
Các nhà khoa học cho rằng, những giai điệu nhẹ nhàng, du dương của âm nhạc có một sự đồng điệu với nhịp sinh học. Nó tạo ra một đường dẫn trực tiếp tới vùng dưới đồi, nơi sản xuất ra các chất chống nội sinh và các endorphin. Đây là những chất có tác dụng giảm đau như thuốc, giúp cơ thể nhấn chìm được cơn đau và cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.
GIẢI TỎA CĂNG THẲNG
Những lúc mệt mỏi hay căng thẳng, bạn hãy tìm đến những bản nhạc yêu thích của mình và bắt đầu lắng nghe. Nếu yêu thích những ca khúc sôi động, bạn có thể đóng cửa phòng và vặn volume lớn một chút, sau đó nhảy theo điệu nhạc. Còn nếu thích những bản tình ca hay nhạc không lời, bạn có thể nằm yên trên ghế sofa và lắng nghe những âm thanh du dương ấy.
Nghiên cứu cho thấy, âm nhạc sẽ giúp con người cảm thấy thư thái, nhẹ nhàng và yêu đời hơn rất nhiều. Cụ thể, khi cho một nhóm trẻ 6 tháng đến 1 tuổi vào phòng và bắt đầu mở nhạc, thay vì bướng bỉnh quấy khóc, tất cả chúng đều ngoan ngoãn, bình thản và nằm im lắng nghe. Các nhà nghiên cứu ví âm nhạc như chiếc đũa thần vì có thể làm thay đổi sắc thái của trẻ em nhanh hơn là những lời dỗ dành, cưng nựng.
![]() |
(Ảnh: Báo Mới) |
Để tiếp tục khẳng định chắc chắn hơn về tác dụng của âm nhạc trong việc làm giảm mức độ căng thẳng ở người, năm 2013 các nhà nghiên cứu của Bệnh viện Phố Great Ormond (Anh quốc) đã đo nồng độ cortisol trong máu của một nhóm trẻ vị thành niên nghịch ngợm, hung hăng. Kết quả cho thấy, khi được nghe nhạc thì nồng độ cortisol (hormone căng thẳng, cáu bực) trong máu của nhóm trẻ này được giảm đi rất nhiều. Với bằng chứng này, các nhà nghiên cứu khẳng định âm nhạc chính là yếu tố không dùng thuốc nhưng có thể làm giảm căng thẳng hiệu quả cho vùng não bộ.
GIẢM NHỊP TIM
Vì có sự kết nối giữa thần kinh với tim mạch, cho nên nghe nhạc thường xuyên cũng sẽ tạo nên hiệu ứng tích cực với cơ quan này. Nghiên cứu cho thấy, một bản nhạc du dương, dịu dàng sẽ có khả năng làm giảm nhịp tim, giảm huyết áp và giảm thân nhiệt của người nghe.
![]() |
(Ảnh: Tiki) |
Mới đây, các nhà khoa học Thụy Điển cũng đã tìm ra điều này khi họ cho một nhóm bệnh nhân mắc nhịp tim nhanh thử tiếp xúc với âm nhạc mà không dùng thuốc. Kết quả là những bệnh nhân này đã có nhịp tim ổn định hơn và không cần dùng tới thuốc điều trị. Như vậy, chỉ bằng một bản nhạc hòa âm dịu dàng, những rắc rối của tim mạch đã được bình ổn một cách hiệu quả, nhanh chóng.
CỦNG CỐ TRÍ NHỚ
Âm nhạc có khả năng giúp não bộ mã hóa thông tin tốt hơn. Vì nó sẽ làm đồng bộ hóa 2 bán cầu, giúp não bộ trở nên vui vẻ, phấn chấn, hưng phấn và sẵn sàng tiếp nhận thông tin mới một cách dễ dàng. Ngoài ra, nó còn tăng tiết dopamine, một chất trung gian dẫn truyền thần kinh có ý nghĩa với quá trình ghi nhớ. “Nếu như lý thuyết này đúng thì chắc hẳn âm nhạc sẽ có tác dụng hồi phục với bệnh Alzheimer - một căn bệnh mất trí nhớ điển hình”, một chuyên gia người Mỹ cho biết.
![]() |
(Ảnh: Shee.vn) |
Năm 2014, các nhà khoa học đã thử nghiệm điều này bằng cách chọn ngẫu nhiên 89 người bệnh Alzheimer vào nhóm thử nghiệm. 89 người này được chia thành 3 nhóm: nhóm nghe nhạc, nhóm nghe hát và nhóm không nghe nhạc, không nghe hát. Sau 4 tuần, các nhà khoa học kiểm tra khả năng ghi nhớ của từng nhóm thông qua việc đánh giá sự tái hiện lại đồ vật hoặc hình ảnh. Kết quả là nhóm nghe nhạc hoặc nhóm nghe hát có sự cải thiện rõ rệt về trí nhớ, còn nhóm còn lại thì không.
Kết quả này đã phần nào khẳng định được nghe nhạc thường xuyên có thể tác động đến trí nhớ dài hạn, làm cho trí nhớ trở nên khắc sâu, khó phai mờ.
CÁCH THƯỞNG THỨC ÂM NHẠC HIỆU QUẢ NHẤT Tuy rất tốt cho tinh thần và sức khỏe, nhưng không phải cứ nghe nhạc liên tục là có thể mang lại hiệu quả tốt cho con người. Các chuyên gia cho biết, thưởng thức âm nhạc cũng cần phải có những thời điểm thích hợp và một không gian phù hợp. Khi làm việc căng thẳng, một chút nhạc dịu nhẹ sẽ giúp đầu óc bạn tập trung hơn, nhờ đó mà công việc trở nên dễ dàng và hiệu quả. Tất nhiên, điều này còn phụ thuộc vào loại nhạc mà bạn yêu thích và muốn nghe. Những bản nhạc sôi độc vào buổi sáng chính là liều thuốc tăng lực rất tốt với hệ thần kinh và toàn bộ cơ thể con người. Đặc biệt, nếu bạn nghe nhạc trong lúc tắm vào buổi sáng thì còn có thể tạo sự hưng phấn cho não, giải tỏa mọi lo lâu, căng thẳng của một ngày làm việc. Còn vào buổi tối, bạn nên nghe những bản tình ca hay nhạc không lời nhẹ nhàng du dương một chút để đầu óc được thư giãn và dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn. |
Ca hát là 'chìa khóa' cho cuộc sống lành mạnh | |
Ca hát giúp các ‘mẹ bỉm sữa’ thoát khỏi trầm cảm |