Những dấu mốc đáng nhớ
Nhạc trẻ Việt với những khởi đầu vào năm 1996 sau khi giải thưởng Làn Sóng Xanh ra đời đã tạo nên "cuộc đổ bộ" cho các dòng nhạc mới. Khi tân nhạc và thể loại dân ca thoái trào, Pop, Dance, Ballad chiếm lĩnh vị trí hàng đầu với nhu cầu tìm kiếm và người nghe lớn.
Làn Sóng Xanh là giải thưởng ghi dấu những tác phẩm nhạc trẻ đời đầu của Việt Nam (ảnh: Vtv) |
Tình thôi xót xa – sáng tác của nhạc sĩ Bảo Chấn đặt viên gạch đầu tiên cho nhạc trẻ Việt. Hàng loạt ca khúc thành công sau đó như Giọt sương trên mí mắt, Bên em là biển rộng, Hà Nội mùa bắng những cơn mưa… làm nên thành công của các tên tuổi Đàm Vĩnh Hưng, Mỹ Tâm, Hồng Nhung, Thanh Lam, Trần Thu Hà, Phương Thanh, Đàn Trường, Thu minh, Cẩm Ly…
Từ giai đoạn đầu cho tới những năm 2005, các nghệ sĩ trẻ dần khẳng định tài năng và vị thế trên con đường âm nhạc. Đã từ lâu, bộ tứ diva Thanh Lam, Hồng Nhung, Mỹ Linh, Trần Thu Hà được xướng tên tại các lễ trao giải âm nhạc và sự kiện giải trí. Mỹ Tâm được báo chí nước nhà ca ngợi là một tên tuổi lâu năm và sức nóng bền bì theo thời gian. Đàm Vĩnh Hưng chạy theo xu hướng thị trường và giỏi chiều lòng khán giả của mình.
Bộ tứ diva được khán giả yêu mến của làng nhạc Việt (Ảnh: Dantri) |
Thế hệ nhạc sĩ Hoài Sa, Quốc Trung, Bảo Chấn, Đức Trí, Trần Thanh Tùng, Võ Thiện Thanh, Quốc Bảo… được ghi nhận là những người đặt nền móng cho dòng nhạc trẻ tại Việt Nam.
Quốc Trung, Đức Trí, Hoài Sa là thế hệ nhạc sĩ tiêu biểu cho dòng nhạc trẻ Việt Nam. |
Không khó để nhận thấy thị trường giải trí Việt hiện nay đa dạng về thể loại lẫn cá tính âm nhạc. Năm 2008, cái tên V-pop lần đầu xuất hiện tạo nên sự tò mò với khán giả. Sau thành công của thế hệ đàn chị, một loạt ngôi sao mới ra đời với mô hình đào tạo ngôi sao Hàn Quốc. Trong số đó, thành công kể đến tên tuổi Đông Nhi, Minh Hằng, Noo Phước Thịnh… Họ du nhập dòng nhạc trẻ, chạy theo mong muốn và nhu cầu khán giả cần. Dance, Pop, Ballad, EDM cũng từ đó tiếp cận, phát triển tại Việt Nam.
Các cuộc thi truyền hình thực tế về âm nhạc như Thần tượng âm nhạc Việt Nam, Giọng hát Việt, Nhân tố bí ẩn… cho ra đời hàng loạt nghệ sĩ thế hệ mới. Nhiều tên tuổi thành công hiện nay như Bích Phương, Uyên Linh, Vũ Cát Tường, Tóc Tiên, Trọng Hiếu… đều có chung xuất phát điểm về nghệ thuật.
Thêm đó, khái niệm "hiện tượng âm nhạc" ra đời đưa đẩy hàng loạt tên tuổi trẻ tài năng nổi tiếng như Sơn Tùng M-TP, Bùi Lan Hương...
Nhạc Việt không chỉ cập nhập những xu hướng từ các nước trong khu vực châu Á, hàng loạt thể loại mới Dream Pop, Rock, Funk, Pop Ballad, EDM, Jazz, Blue… có nguồn gốc từ Âu Mỹ được nhiều nghệ sĩ trẻ theo đuổi. Trong đó, hai cái tên tiêu biểu cho dòng nhạc mới bao gồm Bùi Lan Hương ma mị với Dream Pop, Uyên Linh thành công với Jazz.
Bùi Lan hương là hiện tượng âm nhạc đáng chú ý trong năm 2018 (Ảnh: NVCC) |
Tuy nhiên, Ballad, Dance và Pop là ba thể loại âm nhạc tiêu biểu, được nhiều khán giả lựa chọn nghe hiện nay. Hồ Ngọc Hà, Bích Phương là hai ca sĩ thành công với dòng nhạc nhẹ nhàng, da diết, mang đậm tự sự. Đông Nhi, Noo Phước Thịnh, Soobin Hoàng Sơn, Tóc Tiên lại có đột phá với thể loại EDM.
Cuộc chuyển mình đầy tranh cãi
Có nhiều tranh cãi ở giới chuyên môn và các phương tiện truyền thông với bước chuyển mình của âm nhạc Việt Nam trong 20 năm qua. Những thế hệ nghệ sĩ trẻ vướng phải nghi án về đạo nhái, sử dụng chiêu trò để PR tên tuổi, tác phẩm thiếu chiều sâu, ca khúc phản cảm, thiếu nghệ thuật.
Những thế hệ nghệ sĩ lâu năm tố tụng, chỉ trích đàn em kém tài năng, thiếu công bằng. Trong đó, Mỹ Linh, Tùng Dương, Thanh Lam, Đàm Vĩnh Hưng… thường xuyên mổ xẻ vấn đề âm nhạc trên báo chí, mạng xã hội.
Tùng Dương là nghệ sĩ có nhiều phát ngôn về âm nhạc Việt Nam (ảnh: Thanhnien) |
Đầu năm 2017, The Voice phát sóng khiến khán giả chú ý dàn huấn luyện viên bao gồm Thu Minh – nghệ sĩ có tuổi đời, tuổi nghề lâu năm, Tóc Tiên, Đông Nhi, Noo Phước Thịnh được đánh giá trẻ, thiếu kinh nghiệm. Điều này khiến khán giả không khỏi tranh cãi về việc họ có đủ khả năng huấn luyện những tài năng trẻ khác? Trước những thắc mắc, Tùng Dương trả lời báo chí: "Bạn đừng nghĩ mình đang được gọi là ngôi sao nhạc pop, biểu diễn hay, như vậy là đã đủ để trở thành huấn luyện viên giỏi".
Khi dòng nhạc Bolero sống lại, Tùng Dương tiếp tục những phát ngôn về dòng nhạc một cách thẳng thắn. Anh nói: "Tôi muốn nói rõ một lần nữa là Bolero chỉ mang tính hoài niệm, không mang tính chất sáng tạo, phát triển nền âm nhạc. Già trẻ, lớn bé mà đều đắm đuối với bolero thì đúng là một sự thụt lùi".
Nhiều nghệ sĩ thẳng thắn đáp trả, báo chí phân bua, khán giả bày tỏ quan điểm, thế nhưng cuộc chuyển mình của âm nhạc Việt vẫn không thay đổi.
2018 là năm chào đón hàng loạt tên tuổi, thể loại và dòng nhạc mới. Chẳng cớ, âm nhạc Hàn Quốc hay Âu Mỹ luôn có sự vận hành nhịp nhàng, phát triển bởi thế hệ trẻ thay thế những tên tuổi gạo cội, đem lại sức sống và giá trị hiện đại. Trong khi nghệ sĩ Việt, "hễ xoay mình" là gây tranh cãi. Điển hình nhất là ba cái tên Bích Phương, Đông Nhi, Noo Phước Thịnh.
Thoát khỏi mác "thánh nữ nhạc sầu", giọng ca Bùa yêu đổi mới với dòng nhạc Pop, thể hiện vũ đạo, nắm bắt xu hướng nghe – nhìn của khán giả. Tuy nhiên, cô vấp phải tranh cãi về tạo hình phản cảm, âm nhạc không chiều sâu, "đẹp mã rỗng bình".
Đông Nhi bị người hâm mộ quay lưng với những bước mới về âm nhạc. Noo Phước Thịnh bụi bặm cũng gây tranh cãi. Những thế hệ nhạc sĩ trẻ Khắc Hưng, Khắc Việt "tạo sóng dư luận" với những phát ngôn thiếu văn hóa, đặt tên ca khúc tiếng lóng…
Tuy nhiên, nhiều nghệ sĩ khẳng định sự đa dạng và tích cực của âm nhạc Việt trong nhiều năm qua. Dương Khắc Linh từng chia sẻ: "Tôi đánh giá cao sự xuất hiện của những tác giả trẻ, nghệ sĩ trẻ bởi họ làm đa dạng sân chơi nghệ thuật nước nhà. Một số sản phẩm tiêu biểu như Túy âm, Người âm phủ... đã thay đổi màu sắc âm nhạc Việt khi các bản Ballad buồn thảm thiết chiếm sóng thị trường cả năm".
Vậy bước chuyển mình nhạc Việt hiện nay không chỉ thuộc về Pop, Ballad, EDM… đó còn là cuộc đua của nhiều thể loại mới Hiphop, Jazz, Funk. Sự chuyển mình của nhạc Việt suốt 20 năm luôn có những bước đệm của internet, mạng xã hội,công nghệ làm thay đổi quan điểm và sở thích nghe nhìn của người yêu nhạc hiện đại.
XEM THÊM
Ba 'nốt trầm' đặc biệt của làng nhạc Việt 2018
Giữa thị trường giải trí tràn lan các tác phẩm Ballad, EDM, Pop… những thanh âm “lạ kì” của Bùi Lan Hương, Tia Hải Châu, ... |
Giải mã những xu hướng 'gây bão' thị trường âm nhạc Việt Nam
Ballad, EDM... hoặc xu hướng quay MV theo phong cách retro xưa cũ đang tung hoành trên thị trường âm nhạc Việt Nam. |
'Cơn ngủ gật' không thể cưỡng lại của thị trường nhạc Việt
Sau hơn 20 năm, kể từ cơn "khủng hoảng" cuối cùng của Bolero với nhiều tranh cãi, dường như nhạc Việt đang rơi vào tình trạng ... |
Khi MV Việt luôn 'na ná' nhau
Hầu hết các trường hợp nghệ sĩ đều phủ nhận việc đạo nhái MV nhưng không phải ai cũng tin lời giải thích này. |
Việc sử dụng 'vô tội vạ' tiếng Anh, tiếng Hàn trong ca khúc tiếng Việt
Nếu trước đây, chỉ pha một ngoại ngữ thì giờ đây, một số “ông hoàng tạo hít” còn đưa cả 2 hoặc 3 thứ tiếng ... |
Cục Bản quyền chưa đồng ý cho VCPMC thu tiền ở khách sạn có tivi
Chiều ngày 28/9, ông Bùi Nguyên Hùng, Cục trưởng cục Bản quyền Tác giả đã khẳng định, Cục chưa bao giờ đồng ý Trung tâm ... |
Ca sĩ Đông Hùng: 'Chán đời thì có nhưng chán nghề thì chưa'
Sau 5 năm theo đuổi con đường ca hát, ca sĩ Đông Hùng - top 3 “Thần tượng âm nhạc Việt Nam - Vietnam Idol ... |
Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả Âm nhạc VN: Nói gì khi bị tố thiếu minh bạch?
Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam (VCPMC) tiếp tục đứng trước khó khăn khi bị Bộ VHTT&DL yêu cầu tạm ... |