Theo một số chuyên gia, các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh lây lan có thể được chứng minh là thành công với những quốc gia ở châu Á nhưng có thể không hiệu quả ở Ấn Độ - quốc gia đông dân thứ 2 thế giới này.
Quốc gia Nam Á, với 137 ca nhiễm và ba trường hợp tử vong, đang cố gắng ngăn chặn sự lây lan của virus bằng cách đóng cửa biên giới, kiểm tra khách du lịch đến và truy tìm dấu vết từ những người có kết quả xét nghiệm dương tính.
Hôm thứ Ba, Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Ấn Độ tuyên bố họ sẽ tăng cường năng lực xét nghiệm của đất nước lên tới 8.000 mẫu mỗi ngày so với 500 mẫu hiện tại. Giám đốc điều hành Hội đồng Balram Bhargava cho biết, không có bằng chứng nào về việc truyền virus trong cộng đồng.
Ấn Độ có thể trở thành điểm nóng mới của thế giới (Ảnh: India Today).
Nhưng một số chuyên gia ở quốc gia 1,3 tỉ dân này cho biết, điều đó không đủ để ngăn chặn sự lây lan. Các biện pháp khác như xét nghiệm rộng rãi và khoảng cách xã hội có thể không khả thi ở các thành phố có mật độ dân số cao và cơ sở hạ tầng y tế yếu kém.
Theo Tiến sĩ T. Jacob John, cựu giám đốc của Hội đồng Nghiên cứu Y học Ấn Độ về Nghiên cứu Y học Ấn Độ - một tổ chức do chính phủ tài trợ, cho rằng, mặc dù số ca nhiễm tại đây hiện còn tăng khá chậm nhưng con số này sẽ có thể cao gấp 10 lần tính đến 15/4. "Họ không hiểu rằng đây là một trận tuyết lở. Và mỗi tuần trôi qua, trận tuyết lở càng lớn." ông nói.
Cho đến nay, so với các quốc gia châu Á khác, đại dịch Covid-19 chưa ảnh hưởng nhiều đến Ấn Độ.
Thủ tướng Narendra Modi cho biết, quốc gia Nam Á đang nỗ lực hết mình để chống lại sự lây lan của virus. Một mối quan tâm chính ở Ấn Độ là Maharashtra, tiểu bang có mức độ đô thị hóa cao nhất ở Ấn Độ và là nơi có thủ đô tài chính Mumbai và sàn giao dịch chứng khoán.
Tại đây đã có 39 ca nhiễm virus. Hôm thứ Hai, cơ quan quản lí tại đây đã kêu gọi đóng cửa các địa điểm công, hoãn kì thi đại học và yêu cầu cơ quan công sở đảm bảo chỉ có một nửa nhân viên làm việc tại nhà.
"Maharashtra hiện đang ở giai đoạn thứ hai tại thời điểm này", ông Rajesh Tope, Bộ trưởng Bộ Y tế Maharashtra, nói với các phóng viên ở Mumbai.
"Tuy nhiên, nếu chúng ta không cắt giảm hoặc ngăn chặn sự lây nhiễm của dịch bệnh này, chúng ta có thể bị chuyển sang giai đoạn ba và điều đó có nghĩa sẽ có thêm nhiều ca nhiễm dịch", ông nói. "Chúng ta phải ngăn chặn dịch bệnh này trong mọi trường hợp."
Bên cạnh việc Ấn Độ là một đất nước rộng lớn, thách thức khác của quốc gia này là mật độ dân số: 420 người sống trên mỗi km vuông (khoảng 0,4 dặm vuông), so với 148 km2 ở Trung Quốc. Các thành phố chật chội với những khu ổ chuột và cụm nhà ở thu nhập thấp với điều kiện sống chật hẹp.
"Trong khi Hàn Quốc đã có thể kiểm tra ngay cả những người không có triệu chứng, thì dân số Ấn Độ rất khó để thực hiện được điều này", theo Tiến sĩ K. Srinath Reddy, giáo sư dịch tễ học tại Trường Y tế Công cộng T.H. Chan tại Đại học Harvard và chủ tịch của Tổ chức Y tế Công cộng về sức khỏe cộng đồng có trụ sở tại New Delhi của Ấn Độ.
Hôm thứ Ba, Ấn Độ tuyên bố, các phòng thí nghiệm tư nhân được nhà nước ủy quyền sẽ được phép tiến hành các xét nghiệm. Nhưng chính phủ vẫn chưa công bố danh sách các phòng thí nghiệm được ủy quyền, theo Tiến sĩ Lokesh Kumar Sharma, phát ngôn viên của Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Ấn Độ cho biết.
Cho đến nay, đã có khoảng 180.000 ca nhiễm trên toàn thế giới, số người tử vong lên tới 7.000 người, có xu hướng gia tăng sau giai đoạn chậm ban đầu. Điều này được nhìn thấy ở các quốc gia như Hàn Quốc và Ý - những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bên ngoài Trung Quốc đại lục.
Hơn 5.200 trường hợp có nguy cơ nhiễm đã được xác định thông qua theo dõi liên lạc và đặt dưới sự giám sát ở Ấn Độ, Bộ Y tế cho biết vào cuối ngày thứ Hai.
Phản ứng của Ấn Độ trước sự lây lan của đại dịch Covid -19 bị ảnh hưởng bởi những hạn chế của hệ thống y tế công cộng. Mức chi tiêu chăm sóc sức khỏe của Ấn Độ là một trong những mức thấp nhất trên thế giới - chỉ chiếm 3,7% tổng sản phẩm quốc nội. Điều này khiến cho các bệnh viện công quá đông và bệnh viện tư không phù hợp với nhiều người.
Tiêu dùng 11:18 | 15/06/2020
Tiêu dùng 16:54 | 14/06/2020
Tiêu dùng 09:30 | 14/06/2020
Kinh doanh 06:37 | 14/06/2020
Kinh doanh 15:51 | 13/06/2020
Kinh doanh 06:35 | 13/06/2020
Kinh doanh 16:27 | 11/06/2020
Tiêu dùng 17:00 | 10/06/2020