Ly kỳ cứu sống 3 bé sinh non thụ tinh trong ống nghiệm |
Mẹ quyết đẻ mổ tránh tháng cô hồn khiến con phải sinh non |
Shutterstock |
Các chuyên gia của Trường Y Harvard (Mỹ) đã phân tích dữ liệu của hơn 100.000 ca mang thai tại Đan Mạch từ năm 1996-2002.
Từ nhóm này, các nhà nghiên cứu xem xét những phụ nữ mang thai lần đầu và chỉ mang thai một con. Họ loại trừ những phụ nữ có sức khỏe trước đó hoặc tình trạng mang thai có thể làm tăng rủi ro sinh non.
Ê kíp chuyên gia sau cùng xem xét 376 phụ nữ sinh con trước thời điểm thai được 34 tuần tuổi và một nhóm gồm 348 phụ nữ không sinh non để so sánh. Tất cả phụ nữ được lấy máu xét nghiệm trong giai đoạn đầu tiên và thứ hai của thai kỳ.
Những mẫu xét nghiệm này nhằm đo số lượng a xít béo mạch dài, thường được biết đến với tên gọi EPA và DHA, trong máu của những phụ nữ.
EPA và DHA thường được tìm thấy chủ yếu trong cá và những loại thực phẩm khác, đặc biệt cá ở vùng thời tiết lạnh như cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá herring và cá mòi.
Ngoài ra, chúng cũng hiện diện trong nhiều loại hạt và dầu thực vật.
Dựa trên số lượng những loại a xít béo này, các phụ nữ được xếp vào một trong 5 nhóm, từ mức thấp nhất đến mức cao nhất.
Những người ở mức thấp nhất có rủi ro sinh non cao hơn gấp 10 lần so với những người có 3 a xít béo omega-3 ở mức cao nhất. Phụ nữ ở nhóm thấp thứ hai có rủi ro cao hơn 2,7 lần so với phụ nữ ở mức cao hơn.
Phương pháp mới giúp trẻ sinh non không bị rối loạn hành vi
Phương pháp mới có thể “chỉnh” các tế bào thần kinh quan trọng để cứu trẻ chào đời sớm khỏi rối loạn hành vi và ... |
Em bé sinh non phải cách ly với mẹ nhưng vẫn được bú sữa mẹ hoàn toàn
12 ngày nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt, cách ly với mẹ hoàn toàn do sinh non ở tuần thứ 31, nhưng bé con ... |
Sinh non nặng vẻn vẹn gần 4 lạng, bé gái sống sót kỳ diệu
Sinh non do mẹ bị mắc chứng suy nhau thai, bé gái nặng hơn 3 lạng ra viện sau 128 ngày chăm sóc. |